Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ghi nhận đà hồi phục nhẹ, VN-Index tăng chậm và vận động trong biên độ hẹp. Dòng tiền dè dặt khi nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ lễ và các thông tin vĩ mô quốc tế.
Tuần giao dịch từ ngày 21 đến 25/04/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận diễn biến tích cực khi VN-Index tăng 10,11 điểm (+0,83%) và kết thúc ở mức 1.229,23 điểm. Chỉ số trải qua ba phiên tăng điểm và hai phiên giảm điểm, phản ánh tâm lý thị trường đã phần nào ổn định sau những biến động mạnh của các tuần trước. Ngược lại, HNX-Index giảm nhẹ 1,38 điểm (-0,65%), đóng cửa ở mức 211,72 điểm với xu hướng phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu.

Thanh khoản thị trường tuần qua có sự suy giảm nhẹ. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE đạt khoảng 109.770 tỷ đồng, giảm 1,2% so với tuần trước đó, mặc dù phiên giao dịch ngày 22/4 ghi nhận sự bùng nổ thanh khoản với giá trị vượt 34.000 tỷ đồng. Trên sàn HNX, giá trị giao dịch đạt khoảng 5.872 tỷ đồng, giảm 12,11%, cho thấy sự thận trọng nhất định của nhà đầu tư trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mạnh.
Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu bất động sản tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt nhờ sự khởi sắc của các mã lớn như VIC, VHM. Đây là yếu tố chính giúp VN-Index giữ được đà tăng trong tuần. Trong khi đó, nhóm ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh, khiến đà tăng của thị trường bị ghìm lại ở một số thời điểm. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có sự phân hóa mạnh mẽ, với nhiều mã tăng giá tốt, nhưng cũng không ít mã chịu áp lực chốt lời.
Giao dịch của khối ngoại và khối tự doanh có sự đối lập đáng kể. Khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng, đặc biệt mạnh vào phiên cuối tuần, tập trung xả các mã trụ cột. Ngược lại, tự doanh các công ty chứng khoán có động thái mua ròng mạnh trong phiên ngày 25/4, với trọng tâm là nhóm cổ phiếu bất động sản và tiêu dùng, cho thấy niềm tin nhất định vào khả năng phục hồi ngắn hạn của thị trường.
Về góc độ kỹ thuật, VN-Index hình thành mẫu nến Hammer trên đồ thị tuần, báo hiệu tín hiệu hồi phục tiềm năng. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI, CMF cũng cho thấy xu hướng cải thiện. Chỉ số hiện đã tiến gần vùng kháng cự ngắn hạn 1.230–1.240 điểm. Tuy nhiên, điểm hạn chế là thanh khoản trung bình vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất, phản ánh lực cầu chưa thực sự mạnh mẽ và thị trường vẫn cần thêm thời gian tích lũy.
Ở góc độ vĩ mô quốc tế, thị trường container toàn cầu được dự báo giảm 1% trong năm 2025 do tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ. Nếu 2/3 mức thuế này được áp dụng, lượng hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ có thể giảm tới 40%, và các quốc gia khác khó có thể bù đắp phần thiếu hụt này. Đây có thể là lần giảm sản lượng thứ ba của ngành container kể từ năm 1979.
Tại châu Âu, kinh tế Đức đối mặt nguy cơ không tăng trưởng trong năm 2025 khi chỉ số PMI sản xuất chỉ đạt 48 và PMI dịch vụ đạt 48,8, đều dưới ngưỡng 50 điểm – ngưỡng phân chia tăng trưởng và thu hẹp. Xuất khẩu của Đức trong năm 2025 dự kiến giảm 2,2%, gấp đôi mức giảm của năm trước do áp lực thuế quan ngày càng lớn.
Trong nước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã chính thức áp thuế chống bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm pin và tấm pin mặt trời từ bốn quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, với mức thuế trung bình gần 400%. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đối thoại để tháo gỡ vướng mắc, thể hiện nỗ lực duy trì ổn định quan hệ thương mại song phương.
Một điểm nhấn khác trong tuần là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định 812, thành lập Hội đồng Tư vấn Chính sách phát triển kinh tế - xã hội gồm 10 ủy viên, nhằm tăng cường công tác hoạch định và tư vấn chiến lược. Ngoài ra, dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp cũng thu hút sự chú ý, trong đó quy định doanh nghiệp chỉ được phát hành trái phiếu riêng lẻ nếu tổng nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và bất động sản. Giới chuyên gia đánh giá đây là bước đi nhằm nâng cao tính an toàn tài chính và tăng hiệu lực pháp lý cho thị trường vốn.
Trao đổi với PetroTimes, bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Chuyên gia tư vấn thuộc CTCK VietCap cho rằng, tuần qua chỉ số chủ yếu tăng chậm, đi lên trong biên độ hẹp với đà hồi phục chủ yếu xuất phát từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, đầu tư công và "họ Vingroup". Ngưỡng kháng cự đáng chú ý hiện tại nằm quanh 1.240–1.268 điểm, trong khi vùng hỗ trợ mạnh quanh khu vực 1.200–1.168 điểm. Trước thềm kỳ nghỉ lễ 30/04 và 01/05, thanh khoản thị trường chưa có sự bứt phá rõ rệt, cộng thêm tâm lý thận trọng chờ đợi thêm thông tin từ cuộc đàm phán thương mại, khiến dòng tiền vẫn duy trì trạng thái dè dặt.
Chiến lược giao dịch trong giai đoạn hiện tại được khuyến nghị tiếp tục giữ vững như trước: ưu tiên trading dựa trên lượng hàng sẵn có, hạn chế sử dụng margin, duy trì tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý với khoảng 60% cổ phiếu và 40% tiền mặt. Nhóm ngành được khuyến nghị ưu tiên tập trung là ngân hàng, đầu tư công và chứng khoán – những lĩnh vực vẫn đang duy trì lực hỗ trợ tốt cho thị trường trong bối cảnh hiện tại.
Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ghi nhận đà hồi phục nhẹ, VN-Index tăng chậm và vận động trong biên độ hẹp. Dòng tiền dè dặt khi nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ lễ và các thông tin vĩ mô quốc tế.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/4: Thị trường hướng tới cột mốc 1.250 điểm
Trong phiên 25/4, đà phục hồi được củng cố nhờ dòng tiền cải thiện mạnh và tâm lý nhà đầu tư tích cực trước các yếu tố hỗ trợ....
BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa xử phạt CTCP BB Power Holdings hơn 90 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/4: Khó tạo đột phá khi thanh khoản thấp
Sau phiên phục hồi kỹ thuật với mẫu hình nến rút chân, VN Index được kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên 24/4. Tuy nhiên, thanh khoản sụt giảm mạnh...
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/4: VN Index thử thách ngưỡng hỗ trợ 1.180 điểm
Sau phiên điều chỉnh mạnh ngày 22/4, thị trường dự kiến tiếp tục đối mặt với áp lực bán trong phiên 23/4. VN-Index có khả năng kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh 1.180–.200 điểm...
Nhận định phiên giao dịch ngày 22/4: Thị trường giằng co quanh ngưỡng 1.200 điểm?
Sau phiên giảm điểm mạnh ngày 21/4, VN Index lùi về mốc 1.207 điểm và tiếp tục đối mặt áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn. Sự suy yếu của nhóm vốn hóa lớn cùng thanh khoản suy giảm phản ánh tâm lý thận trọng lan rộng trên thị trường.
Chứng khoán tuần mới (từ 21/4 đến 25/4): Nhịp chỉnh lành mạnh?
Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tuần giao dịch giữa tháng 4 với diễn biến giằng co và thanh khoản suy yếu, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau...
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/4: Chờ kiểm định vùng cản, ưu tiên bảo toàn lợi nhuận
Sau nhịp hồi phục và tiến sát vùng 1.220 điểm trong phiên 18/4, thị trường đang bước vào giai đoạn thử thách khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh 1.235 – 1.255 điểm....
Nhận định phiên giao dịch ngày 18/4: Cơ hội kiểm định vùng kháng cự gần nhưng rủi ro vẫn hiện hữu
Sau phiên giao dịch ngày 17/4 hồi phục ấn tượng vào cuối phiên, thị trường được kỳ vọng sẽ có nhịp tăng điểm kiểm nghiệm vùng kháng cự 1.225 – 1.230 điểm...
Nhận định phiên giao dịch ngày 17/4: Rủi ro điều chỉnh sâu vẫn hiện hữu
Thị trường tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong phiên 16/4, đẩy VN Index lùi sát ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.200 điểm. Tâm lý thận trọng gia tăng khi dòng tiền suy yếu...
Cổ phiếu ngân hàng đi ngược sóng gió thuế quan?
Giữa làn sóng của thuế quan Mỹ, ngân hàng được cho là "điểm sáng" của thị trường chứng khoán Việt Nam với tiềm năng dài hạn, song, cần có sự sàng lọc.
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/4: Có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm
Thị trường vừa có phiên điều chỉnh khi áp lực chốt lời lan rộng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và các ngành xuất khẩu chịu tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ. Nhiều khả năng, VN Index sẽ kiểm định vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm.
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/4: Rung lắc có thể xuất hiện quanh vùng 1.260–1.275 điểm
Chỉ số VN Index đã khép lại phiên giao dịch ngày 14/4 ở mức 1.241,44 điểm, tăng 18,98 điểm (+1,55%), kéo dài chuỗi tăng điểm lên con số 3. ...
Chứng khoán tuần mới (từ 14 đến 18/4): Cẩn trọng chờ xu hướng mới
Dưới tác động của thông tin quốc tế và tâm lý nhà đầu tư, thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần từ ngày 7 đến 11/4/2025 đã trải qua một hành trình đầy biến động, phản ánh rõ nét trạng thái "sốc – phản ứng – phục hồi" của dòng tiền trước các tín hiệu địa chính trị và kinh tế vĩ mô.
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/4: Nhà đầu tư không nên quá lạc quan
Sau tuần giao dịch “tàu lượn” đầy cảm xúc với những cú giảm sâu rồi bật tăng kỷ lục, thị trường đang bước vào nhịp hồi phục kỹ thuật....
Nhận định phiên giao dịch ngày 11/4: Thận trọng sau phiên bùng nổ lịch sử
Sau phiên bùng nổ lịch sử ngày 10/4, thị trường đang bước vào giai đoạn nhạy cảm, nơi nhà đầu tư cần thận trọng trước nguy cơ điều chỉnh kỹ thuật và áp lực chốt lời trong ngắn hạn.
Chứng khoán tăng sốc, thanh khoản yếu, nhà đầu tư nên làm gì?
Diễn biến thay đổi chóng mặt chỉ sau một đêm, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất lịch sử, tín hiệu khả quan đã xuất hiện vẫn được cho là ẩn số.
VN-Index tăng đứng với 355 mã “tím trần”
Mở phiên sáng (10/4), VN-Index tăng mạnh nhất lịch sử với 73 điểm (+6,68%), toàn bộ 30/30 mã cổ phiếu "trụ" tăng trần.
Sau khi bị hủy niêm yết, Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản
Mới đây, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), với mã chứng khoán AMG, đã công bố thông tin bất thường về việc tài khoản của công ty...
Xem nhiều




