Đại diện Louis Holdings - ông Đỗ Thành Nhân chính thức trả lời sau loạt lùm xùm giá cổ phiếu và nghi vấn thao túng
Trả lời câu hỏi thời gian tới Louis Holdings có tiếp tục M&A doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào mới không, ông Đỗ Thành Nhân khẳng định: "Tất nhiên là có, những đây là bí mật kinh doanh của chúng tôi, nên không tiện chia sẻ ngay lúc này".
Sáng nay ngày 11/10/2021, sau những lùm xùm liên quan đến nhóm các cổ phiếu liên quan hệ sinh thái Louis, CTCP Louis Holdings đã có buổi đối thoại với báo giới cũng như công bố quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Mai Long.
Theo đó, ông Long sẽ đảm nhiệm điều hành hệ sinh thái Louis Holdings, bao gồm một số công ty niêm yết trên sàn như: CTCP Louis Land (HNX: BII), CTCP Louis Capital (HoSE: TGG), Xuất Nhập khẩu An Giang (HoSE: AGM), Cáp nhựa Vĩnh Khánh (HNX: VKC), Sametel (HNX: SMT)... và nhiều dự án khác.
Ông Nguyễn Mai Long theo giới thiệu là tiến sỹ kinh tế, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán và đầu tư. Trước khi được bổ nhiệm, ông từng kinh qua các chức vụ như Giám đốc Điều hành Easy Credit, thương hiệu thuộc công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance), chuyên gia tư vấn quốc gia của Tập đoàn tài chính Oriente Hồng Kông; Phó Chủ tịch Tập đoàn Ikon International, tư vấn trưởng của công ty công nghệ Uniworld Việt Nam và nhiều dự án trong nước và quốc tế khác.
Cũng trong tháng 10/2021, TGG sẽ tổ chức ĐHĐCĐ, thông qua kế hoạch phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu, tiến đến trở thành công ty đại chúng ngay trong năm nay – năm 2021. Mục đích tăng vốn nhằm tăng sở hữu các doanh nghiệp mà Louis Holdings đang nắm giữ và bổ sung nguồn lực tài chính cho tập đoàn, khai thác triệt để các tài nguyên về nhà máy sản xuất hay các dự án bất động sản mà tập đoàn đang nắm giữ.
Cụ thể, Louis Holdings phấn đấu đạt tỷ lệ sở hữu không thấp hơn 70% cổ phần TGG, nắm quyền chi phối AGM, BII. Bằng việc tăng tỷ lệ nắm giữ, Louis Holding quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên.
Đặc biệt, trả lời về những câu hỏi liên quan đến hàng loạt diễn biến thời gian qua, ông Đỗ Thành Nhân cho biết nhận rất nhiều nghi vấn về việc thao túng giá trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo ông thông tin thị trường hiện nay rất phong phú và được kiểm soát chặt chẽ bởi UBCK và các cơ quan chức năng.
"Chúng tôi mong muốn nhà đầu tư ra quyết định đầu tư cẩn trọng và thông thái. TGG gần đây cũng đã đề nghị UBCK trong chức năng quyền hạn làm rõ các dự luận về "thao túng giá", tránh thông tin gây nhiễu ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp đang niêm yết, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới UBCK và các cơ quan chức năng sẽ có những xem xét và kết luận cụ thể đảm bảo tính minh bạch của thị trường", ông Nhân nói.
Chi tiết đối thoại:
1. Về kế hoạch phát hành của TGG tại sao lại huỷ bỏ?
Hiện nay nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm đến Louis Capital và mong muốn phối hợp với Louis Capital cùng đầu tư phát triển trong lĩnh vực mua bán nợ tại Louis AMC và các dịch vụ tài chính. Do đó, chúng tôi đang tiến hành đàm phán và sẽ tổng hợp công bố tại thời điểm thích hợp.
2. Các dự án bất động sản cùng các bên liên quan tiến độ thực hiện đến đâu? Kế hoạch huy động vốn cụ thể cho từng dự án?
Hiện nay Hệ sinh thái có rất nhiều dự án đang triển khai, điển hình có thể điểm danh sơ bộ như sau:
* Dự án Cụm công nghiệp Thắng Hải (150ha): Cụm CN Thắng Hải 1 đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, Cụm CN Thắng Hải 2 đang thực hiện hoàn thiện thủ tục pháp lý đất để triển khai;
* Dự án Cụm CN Tân Bình (50 ha): đang hoàn thành cơ sở hạ tầng và xin chuyển đổi hình thức thuê đất từ hàng năm sang 1 lần;
* Dự án Khu đô thị an sinh xã hội Định Thành (Qui mô 6.2 ha): đã tạo quỹ đất và chờ phê duyệt 1/500 trong quý 4 năm nay;
* Dự án tại Phan Văn Hớn – Hóc Môn (qui mô 7000 m2): Sẽ hoàn thành thủ tục nhận chuyển nhượng trong Q4;
* Dự án Louis Trade Center (qui mô 6000 m2) – Nằm ngay trung tâm thành phố Long Xuyên – An Giang: Đây là dự án phức hợp cao tầng, dự kiến sẽ hoàn thành phê duyệt 1/500 trong quý 1/2022;
* Dự án Louis Seaview: do tình hình dịch bệnh kéo dài nên tiến độ bị ảnh hưởng, dự kiến đến hết năm 2022 hoàn thành phê duyệt 1/500.
* Dự án Phức hợp tọa lạc tại NVH Long Xuyên – Cũ: Đang chờ UBND thành phố Long Xuyên giao đất cho Angimex, sau đó Angimex sẽ hợp tác phát triển cùng Louis Land và các Công ty thành viên, cùng với đó kêu gọi hợp tác góp vốn cùng các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện dự án. Dự kiến hoàn thành thủ tục giao đất trong Q4/2021.
* Dự án phức hợp tại Trụ sở công an tỉnh An Giang: Công ty đang thực hiện đánh giá nghiên cứu khả thi, nhằm xác định hiệu quả và huy động nguồn lực tài chính để tham gia đấu giá.
* Và các dự án khác trong giai đoạn hợp tác chưa thể công bố.
3. Hiện nay những đơn vị nào liên quan đến nhóm Louis?
Hiện nay, hệ sinh thái Louis có những tên sau:
Công ty Sametel: Sametel là đơn vị chuyên về cáp điện, thiết bị điện và Solar.
Công ty Vĩnh Khánh: Vĩnh Khánh là đơn vị chuyên về nhựa và phân phối thiết bị phụ tùng cho xe oto và xe gắn máy.
Công ty Louis Captial: Louis Capital là đơn vị chuyên thực hiện các khoản đầu tư vào các công ty tiềm năng, đặc biệt là Louis AMC sẽ thực hiện mua bán nợ - Đây được dự báo là lĩnh vực đầy tiềm năng cho giai đoạn hậu Covid.
Công ty Louis Land: Louis Land là Nhà đầu tư phát triển Bất động sản, cả Dân dụng và Công nghiệp.
Công ty Angimex: Là doanh nghiệp có 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Gạo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Angimex còn sở hữu Angimex Furious - kinh doanh nhượng quyền Honda tại An Giang và phát triển sang khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; Dasco – Kinh doanh phân bón, lúa giống và vật tư nông nghiệp…
Đối với DDV, cũng giống như những khoản đầu tư khác, chúng tôi đầu tư vào DDV vì DDV là doanh nghiệp giàu tiềm năng và có hiệu quả tốt. Chiến lược đầu tư của chúng tôi sẽ review danh mục theo từng kỳ, khi đó chúng tôi sẽ quyết định hành động cụ thể đối với từng khoản mục.
4. Tại sao TGG lại quyết định mua lại những công ty trên để đưa vào hệ sinh thái? Có phải đơn giản để làm giá cổ phiếu như dư luận nói?
Như chúng tôi đã đề cập, TGG định hướng phát triển trở thành công ty đầu tư và cung cấp dịch vụ tài chính (không còn là công ty xây dựng như trước kia), nên việc đầu tư vào các công ty là hoạt động bình thường của một công ty đầu tư.
Việc giá cổ phiếu tăng giảm là do cung cầu trên thị trường, dựa vào kỳ vọng của nhà đầu tư vào danh mục đầu tư và triển vọng của TGG, ngoài việc tập trung vào các hoạt động kinh doanh chúng tôi không tham gia hoặc tương tác vào giá cổ phiếu TGG dưới bất kì hình thức nào.
5. Với mỗi khoản mục đầu tư, cách thức mà TGG sẽ tham gia cụ thể là như thế nào?
Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động kinh doanh chính của công ty, do vậy sự lựa chọn phương thức tham giao vào đầu tư phụ thuộc vào tính hiệu quả và giá trị lợi nhuận đem lại. Trên cơ sở đó chúng tôi phân chia Danh mục đầu tư thành 3 loại:
Đầu tư ngắn hạn: Đơn thuần là đầu tư mua bán cổ phiếu để hưởng lợi từ chênh lệch giá.
Đầu tư dài hạn: Ngoài việc đầu tư cổ phần, chúng tôi chủ động đề xuất tham gia nâng cao năng lực quản trị điều hành, cũng cố năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mục tiêu đối với các khoản đầu tư này là thu được các giá trị lợi tức và kỳ vọng giá trị vốn hóa của doanh nghiệp được tăng cao.
Đầu tư thông qua các hình thức mua bán nợ, thực hiện tái cấu trúc và khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
6. Liên quan đến biến động giá cũng như những phản ánh trên thị trường, ông Nhân trên vai trò đại diện nhóm Louis có trả lời như thế nào?
Trong thời gian vừa qua, tôi cũng nhận được nhiều dư luận trái chiều về hệ sinh thái Louis, đa phần liên quan đến sự tò mò muốn biết về hệ sinh thái và các ý kiến về biến động giá.
Chúng tôi muốn phát triển gia tăng chuỗi giá trị của mình bằng việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững nên đó là lý do chúng tôi tham gia mạnh mẽ vào việc sở hữu một số công ty niêm yết và xây dựng các công ty phục vụ phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan.
Trong tình hình dịch bệnh Covid hiện nay, toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên thuộc hệ sinh thái Louis đang ngày đêm cố gắn hết sức để duy trì sản xuất, góp phần đóng góp công sức của mình để mang ngoại tệ về cho quốc gia, đóng góp một phần công sức của mình để giúp đỡ các lực lượng chống dịch và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch.
7. Việc cổ phiếu TGG liên tục giảm sàn sẽ ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch kinh doanh sắp tới? Và ban lãnh đạo đã có những ứng phó gì?
Tất cả hoạt động kinh doanh của chúng tôi đều nằm trong kế hoạch và đã được ĐHCĐ thông qua, HĐQT giám sát, ban điều hành triển khai và có thể nói tới thời điểm này hầu hết các mục tiêu kinh doanh đêu đang ở trạng thái tích cực.
Trong kế hoạch kinh doanh của chúng tôi hiện nay, không có nội dung nào liên quan đến biến động giá cổ phiếu trên sàn. Việc biến động giá là do cung cầu thị trường.
Ban lãnh đạo công ty vẫn đang cố gắng hết sức để hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo kế hoạch đã được ĐHCĐ và HĐQT giao và chúng tôi tin nhà đầu tư sẽ có đánh giá công bằng dựa vào hiệu quả kinh doanh chúng tôi đạt được trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới.
8. Đặc biệt về thương hiệu Louis cũng như cá nhân lãnh đạo bị ảnh hưởng ít nhiều sau sự vụ trên, ban lãnh đạo TGG có quan điểm gì về việc này? Và Công ty sẽ ứng phó thế nào?
Như chúng tôi đề cập trên, thương hiệu Louis là do cộng đồng khách hàng, nhà đầu tư tự đánh giá. Chúng tôi biết rằng không thể hài lòng hết tất cả mọi người.
Việc ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tập trung phát triển kinh doanh, không ngừng học hỏi, sáng tạo để có những thành quả tốt hơn, khi đó chúng tôi tin nhà đầu tư thông minh sẽ có nhìn nhận đúng về tiềm năng và thực lực của chúng tôi.
9. Thời gian tới Công ty có tiếp tục M&A doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào mới không?
Tất nhiên là có, những đây là bí mật kinh doanh của chúng tôi, nên không tiện chia sẻ ngay lúc này.
10. TGG đã tạm ngưng kế hoạch phát hành riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu. Trong tương lai gần, Công ty có khởi động lại kế hoạch này không? Vì sao?
Thưa có, công ty có dự án Ao Giời Suối Tiên 173 ha tại huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Đây là dự án lớn, có tiềm năng phát triển, cần huy động vốn đầu tư dài hạn tạo nguồn thu ổn định trong tương lai.
Song song, Công ty cần thêm vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo chiến lược của Ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là hoạt động mua bán nợ: tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, cho xã hội.
Chia sẻ về định hướng, chiến lược phát triển giai đoạn 5 năm (2021-2025), ông Nguyễn Mai Long cho biết Công ty theo đuổi chủ trương tập trung nguồn lực phát triển, hiện thực hóa các mục tiêu trong lĩnh vực lương thực, tài chính, đầu tư và bất động sản. Trong thời gian tới, việc tăng cường năng lực quản lý của các công ty thành viên sẽ là một trong những hoạt động được ưu tiên. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho mô hình sản xuất hiện tại.
11. Cổ phiếu TGG đã bị cảnh báo và cũng đã chuyển sang bị kiểm soát. Công ty có hướng xử lý gì?
Lý do TGG đã bị cảnh báo và cũng đã chuyển sang bị kiểm soát: Kết quả kinh doanh năm 2020 lỗ và hoạt động kinh doanh chính là xây lắp chưa phát sinh doanh thu trong những tháng đầu năm 2021.
Hướng khắc phục: Thực hiện tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, định hướng lại ngành nghề hoạt động kinh doanh chính. Đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ khó đòi và thoái vốn các đơn vị kém hiệu quả, tạo nguồn để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư và các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao…các hoạt động này đã mang lại doanh thu và lợi nhuận cho TGG và là tiền đề cho cổ phiếu TGG được "thoát án".
12. Thị trường đã rất ngạc nhiên với những thương vụ M&A hàng loạt của TGG. Xin cho biết, cơ sở nào để TGG rót vốn vào các thương vụ ấy? Những kỳ vọng của Công ty sau khi M&A?
Khi tham gia mua cổ phần bất kì doanh nghiệp nào nhà đầu tư cũng quan tâm đến yếu tố nội tại và tiềm năng của doanh nghiệp đó. Là một đơn vị đầu tư chúng tôi luôn xem xét kĩ các vấn đề nội tại của mỗi doanh nghiệp đầu tư. Và các cơ hội đầu tư dài hạn hoặc sở hữu chi phối luôn được chúng tôi đánh giá và quyết định dựa trên hai nguyên tắc: một là giá trị doanh nghiệp và giá thị trường tại thời điểm mua, hai là TGG có thể kết hợp các nguồn lực của TGG để gia tăng giá trị doanh nghiệp sau khi sở hữu. Bên cạnh đó các cơ hội đầu tư ngắn hạn được TGG quyết định chủ yếu dựa trên yếu tố biến động giá ngắn hạn và xu hướng thị trường.
13. Cách đây chưa lâu, TGG đã từng đầu tư vào Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) và sau đó, khi cổ phiếu AGM tăng vọt thì bán ra toàn bộ cổ phiếu này, làm dấy lên nhiều nghi ngại. Xin chia sẻ thêm về chiến lược của Công ty trong những quyết định như thế? Với các khoản đầu tư khác, TGG có làm như vậy không?
AGM là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của chúng tôi. Cơ hội đầu từ vào AGM khi chúng tôi quan sát thấy giá trị cổ phiếu của AGM giảm thấp hơn so với giá trị mua vào của nhóm cổ đông lớn vào ngày 27/5/2021), chúng tôi đã có được được quyết định dúng và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho TGG ngay trong Q3/2021.
14. Bức tranh kinh doanh của TGG và các công ty liên quan như Louis Land (BII), AGM… nửa đầu năm nay đều tăng rất đột biến. Con số lợi nhuận tăng gấp nhiều lần cùng kỳ này đến từ đâu và kết quả ấy sẽ tiếp tục duy trì?
Bức tranh chung của nhóm các cổ phiếu này là có sự thay đổi cơ cấu cổ đông lớn, các công ty như BII, TGG đều được tái cấu trúc toàn diện, gia tăng nguồn lực nhân sự cấp cao cũng như về định hướng hoạt động tại các công ty. Đối với AGM là công ty có bề dày lịch sử với năng lực sản xuất kinh doanh ổn định nên việc gia tăng nguồn lực và định hướng cụ thể là các thông tin để thị trường đánh giá đúng giá trị so với trước đây. Sự thay đổi hiện tại cho thấy là tín hiệu tốt và tích cực hơn trong các hoạt động kinh doanh của các công ty so với các năm trước.
Việc tái cấu trúc chỉ đang ở giai đoạn đầu, kết quả sơ bộ đạt được rất tích cực và sẽ tiếp tục duy trì hay không? Điều này phục thuộc hoàn toàn vào sự gắn bó của nhóm cổ đông mới, các chiến lược phát triển dài hạn của nhóm này đối với các doanh nghiệp mà họ đã tham gia đầu tư vào.
15. Những tháng gần đây, ở TGG biến động với những thay đổi mạnh mẽ về đổi tên thương hiệu, về chủ sở hữu và kéo theo đó là những điều chỉnh về nhân sự lãnh đạo. Xin cho biết lý do?
Đây là kết quả ban đầu của việc thực hiện tái cấu trúc toàn diện của nhóm cổ đông mới. Lợi ích đã phản ảnh vào sự tăng giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh cũng như cơ cấu tài sản của công ty.
TIN LIÊN QUAN
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm
Phiên giao dịch ngày 11/11 ghi nhận sự nỗ lực của thị trường về cuối phiên trong việc thu hẹp đà giảm, giúp VN Index tìm lại mốc 1.250 điểm....
Tin nhanh chứng khoán ngày 11/11: Hồi phục mạnh nhờ dòng tiền bắt đáy
Mở đầu tuần, thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi áp lực bán lan rộng, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu trụ, VN Index có lúc rơi về sát mốc 1.240 điểm...