Điều chỉnh giảm vốn vay lại của 7 địa phương
Chiều 9/1, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, trong đó quyết định giảm vốn vay lại của 7 địa phương với tổng mức giảm là 1.547,8 tỷ đồng.
![]() |
Theo đó, kết quả bỏ phiếu cho thấy có 480/485 đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường biểu quyết tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết, chiếm 96.77%. Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết nói trên.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, ngày 07 và ngày 09/01/2023, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022. Đã có 45 lượt đại biểu phát biểu tại Tổ, 03 lượt đại biểu phát biểu tại Hội trường.
Về điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, việc điều chỉnh dự toán ngân sách thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách và phải bảo đảm tính hiệu quả và khả năng giải ngân. Do vậy, UBTVQH đề nghị Chính phủ rà soát, bảo đảm khả năng giải ngân theo đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, một số địa phương đã có văn bản đề nghị khá sớm, song Chính phủ đã không kịp thời tổng hợp vào Báo cáo về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2022 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 4. Do đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm, tránh tình trạng báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định quá muộn.
Về bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài, UBTVQH đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung dự toán thu, chi, phân bổ chi tiết cho bộ, ngành, địa phương chậm nhất tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
Tuy nhiên, do phải tổng hợp từ các bộ, ngành, địa phương nên Chính phủ chưa kịp thời trình Quốc hội đúng thời hạn. Trong bối cảnh dịch COVID-19, các khoản viện trợ không hoàn lại được các tổ chức quốc tế hỗ trợ, tài trợ cho một số đối tượng cụ thể, tại thời điểm cụ thể, không thể xác định trước được ngay từ khâu lập dự toán trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng, đến nay Chính phủ mới trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều nội dung là quá chậm, vì vậy UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan rút kinh nghiệm, kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đúng thời hạn theo quy định.
Về điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương, UBTVQH đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nêu rõ, đến thời điểm hiện nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Do vậy, UBTVQH xin Quốc hội cho phép giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính và tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2021 của Bộ Tài chính và cho phép chuyển nguồn số kinh phí này sang năm 2023 để thực hiện các dự án đầu tư của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, thời gian giải ngân đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư công, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách.
UBTVQH cũng đề nghị cho phép Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan được tiếp tục hưởng cơ chế tài chính đặc thù cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW theo đúng quy định tại Nghị quyết của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, mặc dù một số dự án chưa có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả vốn ngân sách, UBTVQH xin Quốc hội cho phép điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan để bố trí cho các dự án đầu tư của 02 Tổng cục như đề xuất của Chính phủ.
Về chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nêu rõ, việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022 chưa đáp ứng tình hình thực tiễn. Cho rằng đến nay Chính phủ mới có Tờ trình để Quốc hội xem xét, quyết định là quá muộn, UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm và cần khẩn trương triển khai Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm đúng thời gian theo quy định pháp luật.
Nghị quyết quyết định điều chỉnh giảm dự toán vốn vay lại năm 2022 của 7 địa phương, với tổng mức giảm là 1.547,8 tỷ đồng.
Điều chỉnh tăng dự toán vốn vay lại (từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ) năm 2022 của 7 địa phương với tổng mức tăng là 226 tỷ đồng.
Bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) số tiền 14.713,362 tỷ đồng.
Nghị quyết quyết nghị giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính số tiền 2.268,3 tỷ đồng, trong đó, của Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng; tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2021 của Bộ Tài chính, trong đó, của Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng.
Nghị quyết quyết nghị chuyển 5.016,674 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương đã bố trí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 còn dư của 24 địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022 để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định, không sử dụng cho mục đích khác; hủy dự toán số chuyển nguồn không sử dụng hết trong niên độ ngân sách Nhà nước năm 2022 theo quy định.
TIN LIÊN QUAN
5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2025
Cục Thống kê cho biết, trong quý I/2025 có 43 địa phương có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của cả nước, trong đó phải kể đến 5 địa phương dẫn đầu về tăng...
Du khách tấp nập tới TPHCM dịp lễ 30/4, tour lịch sử hứa hẹn "hút khách"
Nhiều người dân ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước đã có kế hoạch đến TPHCM xem các hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Trong khi đó, các đơn vị...
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc,...
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Xem nhiều




