Doanh nghiệp ASEAN 'nếm trải' hệ lụy từ xung đột Nga - Ukraine
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước sang tuần thứ ba, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ở Đông Nam Á cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cuộc xung đột cũng là cái cớ tốt cho một vài tập đoàn làm ăn bết bát rút khỏi Nga.
Nhiều doanh nghiệp "hứng" tổn thất nặng nề
Chi nhánh CP Foods của tập đoàn CP nằm trong số những công ty chịu tổn thất nặng nhất. Năm 2006, CP đã thành lập công ty con ở Nga chuyên kinh doanh thức ăn gia súc và thịt gà.
Tính đến năm 2016, theo trang web của CP, tập đoàn này là nhà sản xuất thịt lớn thứ sáu của Nga. Năm 2020, mảng thị trường nước ngoài tạo ra khoảng 70% trong tổng doanh thu khoảng 590 tỷ baht (khoảng hơn 18 tỷ USD) của CP Foods.

Theo Nikkei Asia, tháng 8/2021, CP Foods đã mua lại hai công ty chăn nuôi heo của Nga với tổng giá trị 22 tỷ rúp, tương đương 300 triệu USD vào thời điểm đó. Với đồng rúp đang trên đà tụt không phanh như hiện nay, khoản đầu tư này đã “teo” hơn phân nửa.
CP có kế hoạch sử dụng Nga làm bàn đạp mở rộng thị trường ra bên ngoài thị trường nội địa đang đông đúc và chật hẹp ở Thái Lan. Nhưng các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ, EU, Nhật Bản và các nền kinh tế khác được cho là sẽ bóp chết cả thị trường Nga và xuất khẩu sang EU từ Nga.
Athaporn Arayasantiparb thuộc hãng phân tích Thái Lan M Corp Review dự đoán: “Thay vào đó, CP Foods sẽ cố gắng chuyển hướng một số ngành xuất khẩu sang các thị trường châu Á như Thái Lan và Singapore. Nhưng tôi nghĩ rằng hai thị trường này chỉ có khoảng 70 triệu dân, tức nhỏ hơn 9 lần so với châu Âu. Vì vậy, cơ hội để CP Foods giữ vững doanh số và thị phần trong năm nay thực sự là không nhiều nếu xung đột Nga - Ukraine không sớm chấm dứt”.
Nga và Ukraine cũng là những nước sản xuất ngũ cốc và dầu thực vật hàng đầu thế giới. Nhà sản xuất dầu cọ Wilmar International của Singapore đã tạm dừng hai nhà máy dầu gần thành phố Odessa từ ngày 24/2 khi giao tranh nổ ra ở miền Nam Ukraine. “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là sự an toàn của nhân viên. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình chặt chẽ”, thông cáo của Wilmar International viết.
Các cảng bị đóng cửa và các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bị đình hoãn trong khu vực đã làm trầm trọng thêm mức độ gián đoạn hay đứt gãy kinh doanh của các doanh nghiệp ASEAN.
Tập đoàn Olam International của Singapore hiện có kế hoạch tìm thêm nguồn lúa mì thay thế từ các thị trường như Ấn Độ hay Úc. “Những gì xảy ra ở Nga và Ukraine có tác động toàn cầu với thị trường ngũ cốc, lúa mì và dầu ăn. Giá cả sẽ tăng vọt và duy trì ở đỉnh cao trong thời gian dài”, CEO Sunny Verghese của Olam cảnh báo.
Hy vọng hồi phục hàng không, du lịch sớm bị "dập tắt"
Trong lĩnh vực hàng không, Singapore Airlines từ tuần rồi đã đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Moscow. Qantas Airways và các hãng bay Nhật Bản, Hàn Quốc đang tránh bay ngang không phận Nga trên các đường bay đến London, thay vào đó là đi qua Trung Đông mặc dù các tuyến bay mới sẽ dài hơn một tiếng đồng hồ.

Thai Airways International lo ngại rằng giá dầu thô tăng sẽ làm tăng thêm chi phí nhiên liệu của hãng trong bối cảnh hãng này vừa “thoát hiểm”, đạt được lợi nhuận trong năm 2021 vừa rồi.
Nhưng sóng gió của xung đột Nga - Ukraine không chỉ khoanh trọn ở lĩnh vực hàng không. Diễn biến căng thẳng tại Ukraine có thể làm chệch hướng sự phục hồi của ngành du lịch Đông Nam Á. Tập đoàn nhà hàng và khách sạn Thái Lan Minor International lỗ ròng năm thứ hai liên tiếp vào năm 2021 trong bối cảnh Covid-19 bùng phát khắp nơi.
Tập đoàn này hy vọng “điều tồi tệ nhất đã qua và dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng vào năm 2022”. Thế nhưng, những diễn biến gần đây có thể dìm sâu những tia hy vọng mới nhóm của Minor cũng như các tập đoàn du lịch, khách sạn trong khu vực.
Khoảng 134.000 khách du lịch nước ngoài đã đến Thái Lan trong tháng 1-2022 vừa rồi, đứng đầu là du khách Nga với 18%. Phòng Thương mại Thái Lan hiện dự báo lượng du khách Nga đến Thái Lan giảm tới 50% do cuộc xung đột ở Ukraine.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phuket Bhummikitti Ruktaengam cho biết khách Nga là nguồn thu lớn nhất của du lịch Phuket kể từ khi Thái Lan bắt đầu đón khách quốc tế mà không cần cách ly.
Tuy nhiên, hiện số du khách Nga và kể cả Ukraine bị mắc kẹt ở Thái Lan tương đối lớn bởi đường bay quốc tế đã bị hủy. Khách ở lại không thì không thể chi trả các hóa đơn tiền trọ và ăn uống hàng ngày bởi thẻ tín dụng của họ không còn sử dụng được do các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây.
Tình hình cũng tương tự như vậy với du khách Nga tại đảo Bali ở Indonesia. Theo Reuters, số khách Nga đến ăn tối ở các nhà hàng địa phương giảm hẳn, và phần đông trả bằng tiền mặt. Một số du khách Nga may mắn được bạn bè người Indonesia hay người Nga có tài khoản tại các ngân hàng Indonesia giúp đỡ.
Cơ hội để "chia tay" thị trường Nga
Nhiều doanh nghiệp ASEAN cũng như châu Á đã không đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ như dừng hoạt động hoặc rút khỏi xứ sở bạch dương. Xung đột Nga - Ukraine đang là cái cớ cho các doanh nghiệp làm ăn ì ạch ở Nga có cớ rút khỏi xứ này.

Nhà điều hành sòng bạc NagaCorp của Campuchia đã đình chỉ hoạt động của khu nghỉ dưỡng kiêm sòng bạc ở gần thành phố Vladivostok của Nga với lý do “tình trạng bất định ở nhiều mặt”.
NagaCorp ký thỏa thuận đầu tư 350 triệu USD để xây dựng khu phức hợp casino gần Vladivostok năm 2013 nhằm “tận dụng đường biên giới sát Trung Quốc để thu hút khách từ Trung Quốc và từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ cách một chặng bay ngắn”.
Năm 2015, khách sạn kiêm casino Tigre de Cristal khai trương. Nhưng sòng bài thứ hai Shambala trong dự án đã trì hoãn ngày khai trương nhiều lần và cổ đông được cam kết “Shambala sẽ khai trương trong năm 2022”. Tuy nhiên, một nhà thầu của dự án tiết lộ rằng đến cuối năm 2021 chỉ có 84 triệu USD được chi cho phát triển dự án.
Do đó, một số nhà phân tích nghi ngờ NagaCorp có thể đang sử dụng cuộc xung đột Ukraine như một lối thoát thuận tiện khỏi dự án Vladivostok.
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Xem nhiều




