VnFinance
Thứ bảy, 02/09/2023, 08:45 AM

Doanh nghiệp cần bệ đỡ chính sách để yên tâm đầu tư ra nước ngoài

Để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ của các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, thuế. Cần ban hành chính sách ưu đãi đủ mạnh để tạo động lực cho doanh nghiệp.

Mới đây, Viện nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC) phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Myanmar và Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã nghiên cứu, biên soạn và phát hành cuốn sách "Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar". Đây là ấn phẩm đầu tiên về vấn đề doanh nghiệp (DN) Việt đầu tư ra nước ngoài.

Nhân dịp này, Thương hiệu Việt có cuộc trao đổi với TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC), nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) về thực trạng đầu tư ra nước ngoài cũng như những khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước để thúc đẩy hoạt động đầu tư của DN Việt Nam.

Nhiều năm qua, các báo cáo về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài rất ngắn gọn, không có báo cáo phân tích sâu cũng như đánh giá về đầu tư ra nước ngoài. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên ISC, ông có thể chia sẻ mục tiêu và mong muốn lớn nhất của nhóm nghiên cứu là gì khi biên soạn cuốn sách?

TS Phan Hữu Thắng:Mục tiêu và mong muốn lớn nhất của của chúng tôi khi biên soạn và xuất bản cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” là cung cấp những thông tin cần thiết để cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, cộng đồng DN Việt Nam, nhất là các DN đã và đang có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thực trạng đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 24 năm qua.

Qua đó, xây dựng định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC), nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT).

Với nhiều năm nghiên cứu về đầu tư quốc tế, ông đánh giá như thế nào về thành công và thất bại của DN Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài?

TS Phan Hữu Thắng:Nhìn lại 24 năm đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, có thể thấy rõ những thành công bước đầu của các DN Việt Nam khi vươn ra thị trường thế giới. Các DN Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 1.600 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 21 tỷ USD, có mặt ở 79 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

OFDI đã tạo động lực cho các DN mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh. Một số DN đã tạo được ấn tượng trên thị trường quốc tế, gây dựng được thương hiệu ở nước ngoài như các tập đoàn, tổng công ty Viettel, TH, FPT, KN, Vinamilk, NutiFood…

Hoạt động đầu tư của các DN ra nước ngoài thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước, đặc biệt với Lào và Campuchia. Đây là thành công lớn nhất.

Tuy vậy, đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại. Dòng vốn OFDI của Việt Nam so với nhóm ASEAN-5 rất nhỏ bé. Tỷ lệ vốn OFDI thực hiện so với GDP chỉ đạt hơn 3%, quá thấp so với mức bình quân chung của các nước đang phát triển và của chung toàn thế giới. Nếu so sánh tỷ lệ này của Việt Nam với các nước trong khu vực vào năm 2015 như Malaysia (46,2%), Thái Lan (17,2%), Philippines (14,1%) thì có thể thấy rằng, vai trò của OFDI đối với Việt Nam còn rất hạn chế.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được ấn tượng trên thị trường quốc tế, gây dựng được thương hiệu ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của các DN Việt Nam ở nước ngoài còn thấp. Nhiều dự án lớn gặp khó khăn phải chuyển nhượng vốn đầu tư hoặc tạm dừng hoạt động. Năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam ở thị trường nước ngoài còn yếu.

Theo ông, hiện tại, hành lang pháp lý của Việt Nam cho quá trình đầu tư ra nước ngoài như thế nào, cần phải hoàn thiện gì để trở thành bệ đỡ quan trọng, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư?

TS Phan Hữu Thắng:Phải thừa nhận rằng thời gian qua, các cấp quản lý Nhà nước có thẩm quyền và xã hội chưa đánh giá đúng vai trò của đầu tư ra nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong khi chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI), các chính sách, pháp luật về đầu tư chưa thể hiện được tư duy tổng thể về vị thế của Việt Nam trong sự chuyển dịch của dòng đầu tư trên thế giới.

Coi OFDI chỉ là kênh khai thác thị trường cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam mà chưa nhận thấy đây là kênh quan trọng để tiếp nhận công nghệ cao, công nghệ mới từ các nước tiên tiến chuyển giao về trong nước. Chưa kết hợp hài hòa nhu cầu phát triển trong nước với nhu cầu của DN khi đầu tư ra nước ngoài.

Theo giới chuyên gia, cần ban hành chính sách ưu đãi đủ mạnh để tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

Việc nhận thức chưa đúng về OFDI khiến cho công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài diễn ra chậm chạp, thiếu sự quan tâm đúng mức. Một số cơ chế chính sách còn gây cản trở việc đầu tư ra nước ngoài của các DN, làm tăng chi phí hành chính, chi phí hoạt động sau khi DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam, trước mắt cần rà soát, khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ của các chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế.

Cần ban hành chính sách ưu đãi đủ mạnh để tạo động lực cho các DN đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà đất nước đang cần công nghệ và kỹ năng quản lý, những địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Ban hành các tiêu chí, điều kiện tạo cơ sở lựa chọn, sàng lọc dự án đầu tư ra nước ngoài phù hợp với định hướng phát triển và nhu cầu trong nước...

Với cuốn sách "Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar", có lẽ cũng như tôi, nhiều người muốn biết vì sao nhóm nghiên cứu lại nhấn mạnh đến Myanmar mà không phải là một quốc gia khác?

TS Phan Hữu Thắng:Có nhiều bằng chứng thực tế cho thấy rằng, các công ty của các nước đang phát triển khi đầu tư ra nước ngoài thường thực hiện qua nhiều bước. Việc đầu tư vào các nền kinh tế nhỏ hơn và gần gũi hơn được coi là “bước đệm” trong quá trình quốc tế hóa công ty.

Hạn chế về mạng lưới và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế là một trong những nguyên nhân chính làm cho DN của các nước đang phát triển khó cạnh tranh được với các đối thủ đến từ các nước phát triển ở các thị trường xa về địa lý, quy mô thị trường lớn.

Myanmar có rất nhiều tiềm năng và đang mở ra cơ hội lâu dài cho các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư.

Theo góc nhìn của nhóm nghiên cứu, Myanmar có rất nhiều tiềm năng và đang mở ra cơ hội lâu dài cho các DN Việt Nam đến đầu tư, dù trước mắt còn nhiều khó khăn, trở ngại nhất định.

Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn sách, chúng tôi đã trực tiếp đến Myanmar khảo sát thực tế, qua đó nhận thấy tiềm năng to lớn và rất nhiều cơ hội đầu tư cho các DN Việt Nam. Trong từng bang, từng vùng của Myanmar chúng tôi đã xác định được tiềm năng và cơ hội đầu tư theo các ngành nghề, lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh.

Kế hoạch hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây có điểm đầu là Việt Nam và điểm cuối là Myanmar đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 8 (10/1998). Chắc chắn, trong tương lai không xa, Myanmar sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Việt Nam dù trước mắt các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp không ít khó khăn.

Ông có đề xuất gì với cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ, thúc đẩy DN đầu tư sang Myanmar?

TS Phan Hữu Thắng:Nhà nước cần chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng hỗ trợ các DN đầu tư sang Myanmar chiếm lĩnh thị trường khi điều kiện cho phép.

Cụ thể, tăng cường hợp tác kinh tế song phương từ cấp Trung ương đến cấp địa phương của hai nước. Nghiên cứu, trao đổi biện pháp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, thương mại giữa hai nước. Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ chức hữu nghị và hiệp hội DN, nâng cao tính chủ động của các DN trong hợp tác thương mại và đầu tư với đối tác Myanmar.

Đồng thời, Chính phủ cần chủ động nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, chương trình hợp tác giữa 4 quốc gia (Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar) trong từng lĩnh vực cụ thể nhằm cải thiện một cách đồng bộ cơ sở hạ tầng, tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại, tạo thuận lợi cho việc đầu tư của DN và lưu thông hàng hóa trong khu vực Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Xin cảm ơn ông!


Vĩnh Phúc: Công khai hàng loạt doanh nghiệp nợ hơn 300 tỷ đồng tiền thuế
Vĩnh Phúc: Công khai hàng loạt doanh nghiệp nợ hơn 300 tỷ đồng tiền thuế
10/05/2024 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thành Công Vĩnh Phúc đứng đầu loạt doanh nghiệp nợ thuế, tính đến ngày 31/3 với số tiền nợ hơn 65,9 tỷ đồng,...

3.900 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Big Gain “thoát” cảnh xử lý tài sản đảm bảo
3.900 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Big Gain “thoát” cảnh xử lý tài sản đảm bảo
09/05/2024 Doanh nghiệp

Trái chủ của 4 lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành 3.900 tỷ đồng của Công ty Big Gain đã chấp thuận không xử lý tài sản đảm bảo...

Xử phạt hai doanh nghiệp do vi phạm về chứng khoán
Xử phạt hai doanh nghiệp do vi phạm về chứng khoán
09/05/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành các quyết định xử phạt hành chính 2 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục...

Novaland nói về việc Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
Novaland nói về việc Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
08/05/2024 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa có phản hồi thông tin liên quan đến việc Công an Thành phố Hồ Chí Minh...

Vì sao VCCI đề xuất không áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu?
Vì sao VCCI đề xuất không áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu?
08/05/2024 Doanh nghiệp

Theo VCCI, các doanh nghiệp xuất khẩu hiện đang phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các nước đang phát triển khác, nếu phải chịu thuế giá trị gia tăng...

Xử phạt Công ty Evergreen Bắc Giang do vi phạm pháp luật về môi trường
Xử phạt Công ty Evergreen Bắc Giang do vi phạm pháp luật về môi trường
08/05/2024 Doanh nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển bền vững...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, Công ty Cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, Công ty Cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings
08/05/2024 Doanh nghiệp

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 1131/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng cao?
Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng cao?
07/05/2024 Doanh nghiệp

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không nội địa...

4 tháng đầu năm: Facebook, Google, TikTok... nộp thuế gần 4.000 tỷ đồng
4 tháng đầu năm: Facebook, Google, TikTok... nộp thuế gần 4.000 tỷ đồng
07/05/2024 Doanh nghiệp

Tổng cục Thuế cho biết, đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) đăng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng thông tin điện tử,...

Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành 'bốc hơi' hàng trăm tỷ
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ
07/05/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho...

Giá vé máy bay đắt kỷ lục, các hãng bay đồng loạt báo lãi
Giá vé máy bay đắt kỷ lục, các hãng bay đồng loạt báo lãi
06/05/2024 Doanh nghiệp

Báo cáo tài chính quý I/2024 của các hãng hàng không nội địa ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng ấn tượng so với con số thua lỗ của cùng kỳ năm ngoái.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất 2 dự án với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD tại Hà Tĩnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất 2 dự án với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD tại Hà Tĩnh
06/05/2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất đầu tư 1,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại Khu kinh tế...

Habeco bị phạt và truy thu gần 20 tỷ đồng tiền thuế
Habeco bị phạt và truy thu gần 20 tỷ đồng tiền thuế
05/05/2024 Doanh nghiệp

Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) số tiền lên tới gần 20 tỷ đồng.

Giá trị thị trường của Apple tăng vọt hơn 150 tỷ USD
Giá trị thị trường của Apple tăng vọt hơn 150 tỷ USD
04/05/2024 Doanh nghiệp

Cổ phiếu của Apple đã tăng giá vào thứ Sáu (ngày 03/5) vừa qua sau khi công ty này công bố báo cáo thu nhập tài chính quý vào thứ Năm (ngày 02/5) khi thị...

Hủy niêm yết hơn 78 triệu cổ phiếu TAR từ ngày 21/5
Hủy niêm yết hơn 78 triệu cổ phiếu TAR từ ngày 21/5
04/05/2024 Doanh nghiệp

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ban hành Quyết định số 414 về việc huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với 78 triệu cổ phiếu TAR...

Văn Phú – Invest lần thứ 2 liên tiếp lọt vào danh sách Top 10 Chủ đầu tư bất động sản
Văn Phú – Invest lần thứ 2 liên tiếp lọt vào danh sách Top 10 Chủ đầu tư bất động sản
03/05/2024 Doanh nghiệp

Với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng, chất lượng tài sản ở mức cao và uy tín thương hiệu ngày càng gia tăng, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest...

Vốn hóa thị trường của loạt gã khổng lồ công nghệ giảm do những hoài nghi về AI
Vốn hóa thị trường của loạt gã khổng lồ công nghệ giảm do những hoài nghi về AI
03/05/2024 Doanh nghiệp

Giá trị vốn hóa thị trường của một loạt gã khổng lồ công nghệ hàng đầu như Microsoft, Meta, Nvidia đã giảm mạnh trong tháng 4, do hứng chịu áp lực...

Sau báo cáo không vui về doanh thu, Apple sẽ mua lại cổ phiếu với trị giá lớn nhất trong lịch sử
Sau báo cáo không vui về doanh thu, Apple sẽ mua lại cổ phiếu với trị giá lớn nhất trong lịch sử
03/05/2024 Doanh nghiệp

Apple hôm qua (2/5) đã công bố doanh thu quý đầu tiên là 90,8 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, khi nhà sản xuất iPhone...

Câu chuyện thứ Hai: Đại hội cổ đông và chiến lược mới của các “ông lớn” doanh nghiệp
Câu chuyện thứ Hai: Đại hội cổ đông và chiến lược mới của các “ông lớn” doanh nghiệp
01/05/2024 Doanh nghiệp

Tuần cuối của tháng tư, nhiều doanh nghiệp lớn đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông. Với những chiến lược và định hướng cụ thể, không chỉ nhằm củng cố vị thế...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance