Doanh nghiệp mảng năng lượng tái tạo đua mua lại trái phiếu trước hạn
Thời gian gần đây, ngoài nhóm doanh nghiệp bất động sản và tài chính thi nhau mua lại trái phiếu trước hạn thì loạt doanh nghiệp mảng năng lượng tái tạo cũng dồn dập mua lại trái phiếu.
Số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu cho thấy, tính từ đầu năm tới ngày 23/12/2022, giá trị phát hành trái phiếu mới (cả phát hành ra công chúng lẫn phát hành riêng lẻ) đạt gần 255.000 tỷ đồng, giảm gần 62% so với cùng kỳ. Trong đó, phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 61% (chiếm tỷ lệ 4% tổng giá trị phát hành), còn TPDN phát hành riêng lẻ giảm tới 63% (chiếm 96% tổng giá trị phát hành).
Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu, tính từ đầu năm đến ngày 23/12/2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại đạt gần 200.000 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Việc mua lại trước hạn tăng bất thường một phần do thị trường bất lợi, song đa phần là do làn sóng bán tháo trái phiếu của các trái chủ.
Đáng chú ý, ngoài nhóm bất động sản và nhóm tài chính thi nhau mua lại trái phiếu trước hạn thì loạt doanh nghiệp mảng năng lượng tái tạo cũng dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn trong thời gian gần đây.
Chẳng hạn ngày 26/12, CTCP Năng Lượng Phan Lâm đã thực hiện mua lại 7,5 tỷ đồng của lô trái phiếu mã NLPLH2032001 được phát hành tháng 11/2020 và đáo hạn năm 2032 với tổng giá trị phát hành 592,6 tỷ đồng. Trước đó, tháng 9/2022 doanh nghiệp này cũng mua lại 7,5 tỷ đồng của lô trái phiếu này.
Ngày 16/12, CTCP Năng lượng Tái tạo Việt Nam Việt cũng đã mua lại 9 tỷ đồng trái phiếu mã VNVH2030001 với tổng giá trị phát hành 600 tỷ đồng. Lô trái phiếu được phát hành tháng 12/2020 và đáo hạn 12/2030. Trước đó, tháng 9/2022 doanh nghiệp mảng năng lượng tái tạo này cũng đã mua lại một phần lô trái phiếu.
Ngày 30/12, CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh cũng đã mua lại 81 triệu đồng của 5 lô trái phiếu được phát hành năm 2019, 2020 và đáo hạn năm 2026, 2027 với tổng giá trị phát hành 700 triệu đồng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp mảng năng lượng tái tạo khác cũng tích cực mua lại trái phiếu trước hạn như Cty TNHH Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận; CTCP Xây dựng và Năng Lượng VCP; CTCP Năng lượng tái tạo Sơn Mỹ, Tổng công ty Điện lực TKV; CTCP Thủy điện Nậm Pung – Intracom; Thủy điện Thuận Hòa Hà Giang; Xây dựng thủy điện Nậm Hồng;…
Ngoài ra, thời gian gần đây các doanh nghiệp khác cũng ghi nhận giá trị mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn lớn.
Đơn cử, hai đơn vị thuộc Tập đoàn Xuân Thiện là CTCP Xuân Thiện Thuận Bắc và CTCP Xuân Thiện Ninh Thuận lần lượt mua lại 1.005 tỷ đồng và 1.670 tỷ đồng trái phiếu trước hạn của các lô trái phiếu có kỳ hạn từ 3 đến 10 năm được phát hành vào năm 2020.
CTCP Du lịch Thung Lũng Nữ Hoàng đã mua lại 399 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 15/11. Các lô trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, được phát hành vào năm 2018 và 2019, tổng giá trị phát hành 4.000 tỷ đồng.
CTCP Phát triển Golf Thiên Đường chủ đầu tư dự án sân golf Paradise Hà Nam mua lại trước hạn 951 tỷ đồng của lô trái phiếu phát hành năm 2020. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 10 năm, mệnh giá là 10 triệu đồng/trái phiếu, tổng giá trị phát hành là 2.681 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) thông báo mua lại toàn bộ 18 lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành 1.710 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến vào ngày 12/12. Hạn cuối để chủ sở hữu trái phiếu đăng ký bán lại là ngày 1/12.
Theo thống kê của VNDirect, trong quý IV/2022 toàn thị trường có khoảng 20.000 tỷ đồng trái phiếu sẽ phải đáo hạn. Đến năm 2023 sẽ có hơn 107.000 tỷ đồng trái phiếu phải đáo hạn (tăng 56% so với cùng kỳ). Và đến năm 2024 cũng sẽ có hơn 112.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản phải đáo hạn. Do lượng trái phiếu đáo hạn khá lớn nên trong năm 2023 áp lực trả nợ sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp phát hành.
Các chuyên gia tại VCBS nhận định, việc mua lại trước hạn các lô trái phiếu là động thái bình thường của thị trường do các doanh nghiệp chủ động cân đối nguồn lực và danh mục đầu tư. Tuy nhiên, việc nhiều doanh nghiệp công bố mua lại trước hạn các lô trái phiếu cũng khiến thị trường trái phiếu có sự xáo trộn.
Việc bắt buộc doanh nghiệp phát hành phải mua lại trái phiếu trước hạn khi vi phạm các phương án phát hành, trong đó có phương án sử dụng vốn hoặc vi phạm pháp luật cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tăng cường mua lại trái phiếu trước hạn nhằm giảm áp lực đáo hạn và giải quyết các lô trái phiếu có thể gặp bất lợi bởi các quy định mới.
TIN LIÊN QUAN
-
Hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn tiếp tục sôi nổi trong tháng 12/2022
-
Hoàng Anh Gia Lai xin hoãn trả nợ gốc và lãi trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng
-
Thêm 500 tỷ trái phiếu 'chảy' về dự án Waterpoint giai đoạn 2 của Nam Long
-
Vừa mới phát hành trái phiếu, chuỗi cầm đồ F88 đã nhanh chóng mua lại trước hạn
-
Cuối năm 2022, lãi suất trái phiếu hiện đang ra sao?
Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng
Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc...
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hơn 7 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) vừa bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 7,3 tỷ đồng.
Becamex muốn phát hành 300 triệu cổ phiếu huy động 15.000 tỷ đồng để làm gì?
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa khởi động kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng...
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu hoán đổi trái phiếu, CII vừa nâng vốn điều lệ lên hơn 3.197 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200...
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn...
PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống...
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...
Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa
Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh...
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...