Doanh thu Quý III tăng mạnh, Tập đoàn Hà Đô thực hiện được 56% kế hoạch lợi nhuận năm
Tập đoàn Hà Đô (HDG) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng trong quý III/2024, nhưng mới thực hiện được 56% kế hoạch lợi nhuận năm. Đặc biệt, "của để dành" của doanh nghiệp giảm mạnh so với đầu năm.
Báo lãi lớn trong quý III, Tập đoàn Hà Đô vẫn khó hoàn thành mục tiêu lợi nhuận 2024
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) cho thấy, doanh thu thuần đạt gần 567 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh 60% đạt gần 17 tỷ đồng.
Trong quý III/2024, chi phí tài chính giảm 20% còn 102 tỷ đồng, chủ yếu nhờ chi phí lãi vay giảm, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tới 119% lên 41,6 tỷ đồng. Chi phí bán hàng không có sự biến động lớn, ghi nhận 1,6 tỷ đồng.
Kết quả, Tập đoàn Hà Đô ghi nhận gần 182 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng mạnh 83% so với cùng kỳ. Tập đoàn lý giải rằng, mảng năng lượng – bao gồm thủy điện, điện mặt trời và điện gió tăng trưởng mạnh là yếu tố quan trọng giúp cải thiện doanh thu.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hà Đô đạt gần 1.965 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 3% nhưng lãi sau thuế đạt gần 545 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ.
Trong đó, mảng năng lượng tiếp tục là động lực chính, mang về hơn 1.206 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Ngược lại, doanh thu mảng kinh doanh bất động sản đóng góp gần 399 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ nhưng không thay đổi so với quý II/2024. Như vậy, riêng quý III/2024, Tập đoàn Hà Đô không ghi nhận doanh thu từ bất động sản.
Năm nay, tập đoàn này dự kiến doanh thu bất động sản đạt 1.000 tỷ đồng (gấp 3,5 lần năm 2023), chủ yếu nhờ ghi nhận doanh thu từ dự án Hado Charm Villas – giai đoạn 3. Tuy nhiên, trong quý III, Hà Đô chưa mở bán các sản phẩm còn lại của dự án Hado Charm Villas, nên không ghi nhận doanh thu từ bất động sản.

Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 2.896 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 972 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 của Tập đoàn Hà Đô chưa đạt kỳ vọng khi doanh thu thuần giảm còn 1.397 tỷ đồng và lãi sau thuế giảm còn 363 tỷ đồng, cộng thêm kết quả kinh doanh quý III/2024. Như vậy, sau 3 quý, Hà Đô mới chỉ hoàn thành 67,8% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
"Của để dành" của Hà Đô giảm mạnh, còn hơn 21 tỷ đồng
Cũng theo báo cáo tài chính, tính đến 30/9/2024, tổng tài sản tại Hà Đô đạt 13.958 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm.
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đạt hơn 288,7 tỷ đồng, tăng gần 18% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 18 còn 1.303 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 8% còn 880 tỷ đồng. Đánh chú ý, Hà Đô hiện đầu tư hơn 583,7 tỷ đồng vào chứng khoán, tăng 51% và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn đạt 153 tỷ đồng, gấp 25 lần so với đầu năm.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại cuối quý III đạt hơn 810 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án như Khu đô thị Linh Trung (hơn 490 tỷ đồng) và Khu nghỉ dưỡng Bảo Đại (hơn 205 tỷ đồng).
Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức hơn 6.403 tỷ đồng, giảm 806 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng nói, nợ vay tại Hà Đô ghi nhận hơn 5.047 tỷ đồng, chiếm tới 79% nợ phải trả. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không thuyết minh chi tiết các khoản nợ vay tại ngân hàng, cá nhân nào.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản giảm nhẹ sau 9 tháng đầu năm thì "của để dành" của Hà Đô không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Cụ thể, tính đến 30/9/2024, "của để dành" của Hà Đô, tức khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn bốc hơi đến 93% so với đầu năm, giảm từ 304 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 21 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn cũng chỉ còn vỏn vẹn 243 triệu đồng, giảm mạnh 97% so với đầu năm.
Như vậy, lượng “của để dành” (người mua trả tiền trước + doanh thu chưa thực hiện) của Hà Đô tính đến 30/9/2024 chỉ còn vỏn vẹn hơn 21,3 tỷ đồng, "bốc hơi" đến 93% so với đầu năm.
Khoản tiền “người mua trả trước ngắn hạn” là khoản khách hàng mua nhà thanh toán theo tiến độ dự án. Chủ đầu tư chỉ được ghi nhận khoản này vào doanh thu sau khi hoàn thành và bàn giao bất động sản cho khách hàng. Chính vì vậy, nhà đầu tư thường "căn cứ" vào khoản này để dự báo khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc.
-
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng vì vi phạm thuế
-
Bàn giao loạt dự án đình đám, “sức khỏe” của Đầu tư Nam Long ra sao?
-
Bất động sản An Gia: Công ty con nợ thuế trăm tỷ, cổ phiếu cận đáy vẫn muốn gọi vốn để trả nợ
-
ABBank tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: "Hy sinh" lợi nhuận để tăng trưởng bền vững?
TIN LIÊN QUAN
-
Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản là cổ đông ngân hàng
-
Công ty tài chính hiếm hoi trên sàn tiếp tục lỗ đậm, tỷ lệ nợ xấu giảm
-
Loạt công ty chứng khoán "đình đám" lỗ đậm do mảng tự doanh đi xuống
-
MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm
-
Nợ vay tăng mạnh, Bất động sản Phát Đạt hoán đổi nợ bằng cổ phiếu
-
Bất động sản Phát Đạt: Lợi nhuận giảm, nợ vay tăng, sắp tung ra thị trường loạt dự án "khủng"
-
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
Xem nhiều




