Giá vàng hôm nay 9/1/2022: Thị trường sẽ dậy sóng, thời điểm thích hợp để mua vàng, lướt sóng
Sau khi lao dốc trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2022, giá vàng hôm nay ghi nhận giá kim loại quý sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi biến thể Omicron bắt đầu tạo ra những hệ luỵ lớn về mặt kinh tế.
Giá vàng thế giới khởi động tuần giao dịch từ ngày 3/1/2022 với xu hướng tăng nhẹ khi thị trường lo ngại áp lực lạm phát và các rủi ro chính sách, đặc biệt là chính sách lãi suất, có thể làm chậm quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, thúc đẩy dòng tiền chảy vào các tài sản an toàn.
Những dấu hiệu tích cực về lạm phát ở Mỹ có thể khiến Fed thiếu quyết liệt trong việc tăng lãi suất. Nhưng ở chiều hướng ngược lại, nếu lạm phát không được cải thiện, Fed thực hiện tăng suất thì nó cũng sẽ làm giảm lực hỗ trợ với nền kinh tế.

Căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn có thể làm trầm trọng hơn sự thiếu hụt các mặt hàng chiến lược cũng là tác nhân đặt bức tranh kinh tế toàn cầu trước những rủi ro lớn. Đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng Nga – Ukraine, là tình hình Trung Đông...
Ghi nhận vào đầu giờ ngày 3/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.829,43 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.829,3 USD/Ounce.
Nhưng khi tâm lý của nhà đầu tư về triển vọng phục hồi kinh tế năm 2022 được cải thiện và đồng USD mạnh hơn, giá vàng thế giới đầu quay đầu giảm mạnh trong những phiên giao dịch sau đó. Những dữ liệu tiêu cực về biến thể Omicron chỉ đủ hỗ trợ giá vàng không rơi vào trạng thái lao dốc khi hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng biến thể này không nguy hiểm như các dự báo trước đó.
Giới đầu tư cũng kỳ vọng ngân hàng trung ương các nước sẽ thận trọng với quyết định tăng lãi suất khi mà nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, cần sự hỗ trợ từ chính sách tài khoá.
Dữ liệu thống kê của nền kinh tế Mỹ cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ đã vượt mức trước đại dịch, trong khi số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động giảm so với năm 2020.
Và khi những tín hiệu về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến được phát đi, giá vàng ngày 6/1 đã quay đầu giảm mạnh khi vai trò tài sản đảm bảo, chống lạm phát của kim loại quý suy yếu.
Áp lực giảm giá lên kim loại quý tiếp tục gia tăng khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 12/2021. Theo đó, trong biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Fed, các nhà hoạt động chính sách của Fed đã lần đầu tiên thừa nhận về áp lực lạm phát và thị trường việc làm thắt chặt sẽ buộc Fed phải tăng lãi suất.
Biên bản của Fed cũng cho thấy sự đồng thuận cao của giới chức Fed trong việc phải có hành động để chống lạm phát leo thang. Theo đó, Fed xác định sẽ không chỉ tăng lãi suất mà còn giảm lượng trái phiếu kho bạc Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp mà họ đang nắm giữ.
Giới chức Fed cũng cho rằng nền kinh tế Mỹ đang tiến gần tới trạng thái “toàn dụng lao động” do số người nghỉ hưu và nghỉ việc gia tăng trong cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch gây ra.
Phản ứng trước thông tin, đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất 3 tháng, đứng ở mức 96,245 điểm, trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ củng nhảy vọt lên mức 1,71%, mức cao nhất kể từ cuối tháng 3/2021.
Với những diễn biến như trên, giá vàng ngày 7/1/2022 đã có phiên giao dịch mất giá mạnh. Ghi nhận vào đầu giờ ngày 7/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.791,69 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.791,1 USD/Ounce.
Tuy nhiên, khi những lo ngại về biến thể Omicron lại được làm “nóng” bởi cảnh báo từ WHO, lạm phát có dấu hiệu gia tăng và tăng trưởng kinh tế Mỹ có dấu hiện chững lại, giá vàng đã quay đầu đi lên.
Tổng giám đốc WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 6/1: “Omicron dường như ít nghiêm trọng hơn so với Delta, đặc biệt ở những người đã được tiêm chủng, nhưng điều đó không có nghĩa biến thể này nên được phân loại là nhẹ”.
Ông Ghebreyesus cảnh báo sự gia tăng các ca nhiễm mới biến thể Omicron có thể kéo theo sự quá tải ở các bệnh viện.
Số liệu việc làm tháng 12/2021 trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ được ghi nhận ở mức tăng 199.000 người, thâp hơn rất nhiều con số dự báo 400.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng giảm xuống 3,9%, thấp hơn mức dự báo 4,1% được đưa ra trước đó.
Còn tại châu Âu, theo Bloomberg, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2021 của các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro (EU) đã lên tới 5%, tăng thêm 0,1 điểm % so với tháng trước.
Khép tuần giao dịch, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.797,04 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.796,1 USD/Ounce, tăng 7,3 USD/Ounce trong phiên.
Còn tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng SJC trong nước cũng có tuần giao dịch biến động mạnh và khép tuần với xu hướng đi lên, tăng từ 100 – 200 ngàn đồng/lượng.
Cụ thể, giá vàng ngày 9/1 ghi nhận giá vàng SJC hiện được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở 61,00 – 61,75 triệu đồng/lượng (mua/bán). Trong khi đó, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 60,95 – 61,65 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 61,00 – 61,60 triệu đồng/lượng.
Mặc dù đã lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá vàng thế giới vẫn giảm mạnh. Và theo nhận định của giới chuyên gia, trong bối cảnh các yếu tố rủi ro về dịch bệnh và lạm phát đang có dấu hiệu “nóng” lên, giá vàng sẽ tiếp tục đi lên trong tuần tới.
Tuy nhiên, biên độ tăng giá của vàng sẽ bị hạn chế bởi đồng USD tuy đã yếu hơn nhưng vẫn đang ở mức cao và có khả năng mạnh hơn nếu Fed sớm công bố kế hoạch tăng lãi suất. Bên cạnh đó, việc lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đứng ở mức cao cũng là một rào cản đối với đà tăng giá của kim loại quý.
TIN LIÊN QUAN
Mỏ Sư Tử Trắng: Nguồn khí chiến lược trong chuỗi cung ứng năng lượng
Sau hơn một thập kỷ đưa vào khai thác, mỏ Sư Tử Trắng đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khí khu vực Đông Nam Bộ, góp phần bảo đảm...
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay quay đầu giảm
Giá dầu thế giới hôm nay lại bao phủ bởi sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ cũng quay đầu giảm...
20 chủ đề lớn sẽ định hình ngành dầu khí năm 2025
Trong báo cáo mới nhất, công ty dữ liệu và phân tích hàng đầu GlobalData đã chỉ ra 20 chủ đề quan trọng được dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dầu khí...
Nga dự báo mạnh mẽ trở lại thị trường dầu mỏ
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, Nga đang hướng đến mục tiêu duy trì sản lượng dầu ổn định ở mức 10,8 triệu thùng/ngày trong những năm tới. Mục tiêu này được kỳ...
Goldman Sachs: Tổng thống Trump muốn giá dầu ở ngưỡng 40-50 USD
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn giá dầu thô trong phạm vi 40 - 50 USD/thùng, sau khi phân tích các bài đăng trên mạng...
Đà phục hồi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc: Lo hay mừng?
Những tháng đầu năm nay, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc có dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì phản ánh nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trong nước đang khởi sắc,...
Thị trường dầu mỏ đang chịu rủi ro gì?
Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý cắt giảm phần lớn thuế quan sau các cuộc đàm phán tại Geneva, giúp giá dầu WTI phục hồi từ mức 55,40 USD/thùng. Tuy nhiên, xét về kỹ...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Goldman Sachs dự đoán việc tăng sản lượng của OPEC+
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng OPEC+ có khả năng sẽ tạm dừng việc tăng sản lượng dầu thêm nữa do tình hình kinh tế toàn cầu đang xấu đi.
Tiêu xanh Việt Nam tăng đột biến 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg
Tiêu xanh của Việt Nam vừa có giá xuất khẩu tăng đột biến 1.306%, cao gấp gần 4 lần so với hạt tiêu đen - loại vẫn được mệnh danh là ‘vàng đen’.
Giá dầu hôm nay (12/5): Dầu thô tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu thế giới hôm nay (12/5) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần sau thông tin cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có tiến triển.
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
Giá dầu thô tương lai đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 60 USD/thùng, mở ra triển vọng hướng tới các mốc cao hơn như 63,06 USD và đường EMA 50 ngày tại 64,10 USD.
Chi phí khai thác dầu khí tại Mỹ ra sao sau chính sách thuế của ông Trump?
Các công ty khai thác dầu tại Mỹ được dự báo sẽ phải đối mặt với mức tăng chi phí khoan ở mức vừa phải trong năm 2025, chủ yếu do ảnh hưởng từ các...
Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?
Theo báo cáo mới nhất của nhóm phân tích tại Ngân hàng Standard Chartered, do ông Paul Horsnell – Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa – dẫn đầu, nhiều người đang cố gắng...
Thương vụ M&A khủng BP – Shell: Châu Âu sắp có đối thủ xứng tầm với Mỹ?
Nếu Shell thực sự tiến hành thâu tóm BP, đây có thể trở thành một trong những thương vụ lớn nhất lịch sử ngành năng lượng châu Âu.
Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới
Ngành công nghiệp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ cảnh báo chính quyền Trump rằng các quy định mới về vận chuyển có thể ảnh hưởng xấu đến ngành xuất khẩu trị giá...
Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
Theo kế hoạch phát triển đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững nhằm ứng phó hiệu...
Giá dầu hôm nay (9/5): Dầu thô tăng giá trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (9/5) tăng khi thị trường được thúc đẩy bởi hy vọng về sự đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc,...
Giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm tới hơn 600 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu ngày 8/5/2025 cho thấy các mặt hàng xăng dầu thông dụng tiếp tục giảm mạnh đồng loạt từ 377 - 665 đồng/lít/kg.
Xem nhiều




