Giá xăng dầu mua vào cao hơn giá bán ra khiến DN bán lẻ rơi vào cảnh thua lỗ nặng
Không chỉ các doanh nghiệp đầu mối nhỏ thua lỗ, đó còn là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp xăng dầu, trong đó có các ông lớn
Hàng khan hiếm?
Ông Lê Văn Quý, chủ doanh nghiệp (DN) tư nhân Quý Điều (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), đại diện cho hàng chục DN bán lẻ xăng dầu ở Đắk Lắk cho biết DN ông có 3 cửa hàng nhưng 1 cửa hàng chỉ còn dầu để bán trong 1 ngày, 2 cửa hàng chỉ đủ cho vài ba ngày tới.
"Tôi đã liên hệ với thương nhân phân phối để mua dầu nhưng họ nói không có hàng. Tôi đang lo khi hết dầu lại bị cơ quan nhà nước xử phạt" - ông Quý nói.
Bà Thanh Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phương Thương (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cũng nói từ ngày 10-5 tới nay, DN của bà luôn thiếu xăng dầu do thương nhân phân phối không cung ứng đủ. Hiện mỗi lần chỉ được cung ứng nhỏ giọt từ 1.000-2.000 lít nên bán 1 ngày thì tạm dừng 1-2 ngày.
"Khó khăn nhất là tôi đã ký hợp đồng cung cấp xăng dầu cho 1 hãng xe buýt nên thời gian qua phải thường xuyên đi mua lại xăng dầu của cây xăng nhà nước để cung ứng và phải chịu các chi phí phát sinh" - bà Thanh nói.
Ông Trần Quốc Thái, Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu xăng dầu miền Nam, cho biết công ty là thương nhân phân phối cho hơn 20 DN bán lẻ xăng dầu, nguồn hàng được lấy từ nhiều nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay Công ty CP Xăng dầu dầu khí Vũng Tàu (nhận hàng tại kho Vũng Rô) không có hàng.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng không bán cho thương nhân phân phối mà chỉ bán cho hệ thống của họ. Hiện công ty lấy xăng dầu từ Tổng Công ty XNK Thanh Lễ Bình Dương nhưng cũng được cấp số lượng nhỏ giọt, nguồn hàng hạn chế nên không đủ hàng để cung cấp cho DN bán lẻ.
Ông Thái cũng cho biết tại kho xăng dầu ở Bình Dương, Thanh Lễ chiết khấu cho thương nhân phân phối 100 đồng/lít xăng và 200 đồng/lít dầu. Trong khi đó, chi phí vận chuyển từ Bình Dương lên Đắk Lắk mất 500 đồng/lít. Như vậy, 1 lít xăng dầu tới Đắk Lắk, thương nhân phân phối đã mất 300-400 đồng. Không còn cách nào khác là thương nhân phân phối cùng DN bán lẻ phải chia khó khăn.
Lý do khiến các doanh nghiệp xăng dầu lâm cảnh khó khăn chưa từng có
“Từ đầu năm đến nay sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong hệ thống giảm mạnh do nhu cầu xuống thấp vì dịch bệnh Covid-19. Tình thế này khiến chúng tôi không tránh khỏi thua lỗ”, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở miền Trung chia sẻ.
Theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam luôn phải có một lượng hàng tối thiểu đảm bảo tồn kho, phục vụ nhu cầu thị trường. Trong xu hướng giá giảm liên tục và sâu như hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ bị ảnh hưởng do hàng tồn kho đã mua ở mức giá cao trước đó. Mức giá xăng dầu liên tục xuống thấp khiến các doanh nghiệp bị lỗ.
Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu gồm 3 cấp: Cấp 1 là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối; cấp hai là tổng đại lý và cấp ba là các đại lý.
Trong đó, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối là nhiều quyền hành nhất và phải đảm bảo nhiều điều kiện. Quyền lớn nhất của DN đầu mối là được nhập khẩu hay mua trực tiếp từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn. Theo số liệu của Bộ Công Thương, cả nước có 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu (không tính 4 doanh nghiệp chỉ kinh doanh nhiên liệu bay).
Sau khi nhập khẩu hoặc mua của nhà máy lọc dầu trong nước, các doanh nghiệp đầu mối sẽ bán lại cho các tổng đại lý. Hiện nay, số lượng tổng đại lý trên cả nước là khoảng 200. Số doanh nghiệp này có quyền mua xăng dầu của 1 trong 33 doanh nghiệp đầu mối. Mức độ cạnh tranh ở cấp này có thời điểm diễn ra khốc liệt.
Trong nhiều trường hợp, để đẩy được hàng tồn kho, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phải chiết khấu cho tổng đại lý dao động trong khoảng 1.000 đồng/lít, cá biệt trong dịch bệnh vừa rồi mức chiết khấu cao hơn do áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp đầu mối khác. Trong khi đó, Nhà nước chỉ cho chi phí định mức là hơn 1.000 đồng/lít và lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít. Điều đó khiến các doanh nghiệp phải chịu thua lỗ.
Theo đó, từ đầu tháng 5 đến nay, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh dẫn đến giá trong nước giảm theo. Lúc này, các đơn vị cung cấp xăng dầu đã cắt giảm tối đa hoa hồng, thậm chí giá xăng dầu mua vào cao hơn giá bán ra hàng trăm đồng/lít, khiến DN bán lẻ rơi vào cảnh thua lỗ.
Ông Quý cho biết thông thường thì khoảng 15 ngày là nhà nước điều chỉnh giá bán xăng dầu 1 lần và thương nhân phân phối xăng dầu cũng điều chỉnh giá cho phù hợp. Trước đây, cứ đầu mỗi kỳ điều chỉnh giá, thương nhân phân phối chiết khấu cho cửa hàng bán lẻ ở mức có lời và chỉ cắt giảm hoa hồng vào ít ngày cuối kỳ. Tuy nhiên, gần đây DN cung cấp xăng dầu đã cắt giảm hoa hồng suốt cả chu kỳ điều chỉnh giá, khiến đơn vị bán lẻ càng bán càng lỗ, rơi vào cảnh khó khăn.
Ông Quý dẫn chứng ngày 18-5, nhà nước quy định giá bán xăng A95 là 12.470 đồng/lít, dầu 10.040 đồng/lít. Trong ngày này, thương nhân phân phối là Công ty TNHH Nhiên liệu xăng dầu miền Nam thông báo giá xăng A95 giao tận nơi là 12.570 đồng/lít, dầu là 10.090 đồng/lít. Như vậy, giá xăng mua vào cao hơn bán ra 100 đồng/lít, giá dầu cao hơn 50 đồng/lít.
Bà Võ Thị Thanh cho biết đơn vị cung cấp xăng dầu cho DN này là Công ty TNHH Huy Hồng (ở Bình Dương). Những ngày qua, bà được thông báo giá xăng nhập vào cao hơn giá bán ra theo quy định là 200 đồng/lít, giá dầu cao hơn 600 đồng/lít. "Trung bình, mỗi ngày tôi bán 3.000 lít, chưa kể chi phí nhân công, điện nước đã phải bù lỗ nhiều triệu đồng. Nếu tình trạng này kéo dài, DN chỉ có nước đóng cửa" - bà Thanh nói.
Không chỉ giá mua vào cao hơn giá bán ra, nhiều cửa hàng xăng dầu cũng đang phản ánh việc các thương nhân phân phối không cung cấp đủ lượng xăng dầu theo đề nghị. Do đó, nhiều DN bán lẻ thiếu xăng dầu phải tạm dừng bán và lo lắng bị cơ quan chức năng xử lý.
Theo Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/gia-xang-dau-mua-vao-cao-hon-gia-ban-ra-khien-dn-ban-le-roi-vao-canh-thua-lo-nang-d76095.html
Vinamilk và chiến lược tăng trưởng hai con số
Trong khuôn khổ diễn đàn, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk (HOSE: VNM), đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về chiến lược tăng trưởng hai con số...
“Gà đẻ trứng vàng” của ông Johnathan Hạnh Nguyễn sắp chi gần 300 tỷ trả cổ tức
Năm 2025, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tổng doanh thu thuần đạt 3.183 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 555 tỷ đồng...
Hòa Phát (HPG) vừa được chấp thuận dự án KCN vốn đầu tư gần 3.400 tỷ đồng
Dự án Khu công nghiệp này tại Hải Phòng, là dự án mới nhất của Hòa Phát trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp....
SaiGon Co.op và Vua Gạo bị cấm thầu vì cung cấp hàng kém chất lượng!?
Sau khi Cục 10, Bộ Công an có quyết định cấm thầu trong 3 năm đối với SaiGon Co.op và Vua Gạo vì cung cấp hàng hoá không đảm bảo chất lượng...
Thể thao gắn kết – Văn hóa tỏa sáng: Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025
Sự kết hợp giữa tinh thần thể thao và nghệ thuật đỉnh cao trong Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025...
Vượt đỉnh 1,1 triệu tấn: Thép cuộn cán nóng Hòa Phát (HPG) lập kỷ lục quý
Lần đầu tiên, sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát vượt mốc 1,1 triệu tấn chỉ trong một quý, tăng 18% so với quý trước...
BAF Việt Nam rót 150 tỷ lập ‘cứ điểm mới’ tại Ninh Bình: Tăng tốc kế hoạch 13 trại, 2 nhà máy trong 2025
Trong năm 2025, BAF Việt Nam dự kiến sẽ tiến hành triển khai 13 trại/cụm trại mới, cùng 2 dự án nhà máy cám tại Bình Định và nhà máy chế biến thịt...
IDICO-CONAC gây bất ngờ khi hoàn thành 91% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng
IDICO-CONAC đang bứt phá trên cả 3 lĩnh vực chủ lực gồm xây lắp, hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản nhờ loạt dự án tăng tốc.
Ông lớn ngành xi măng VICEM báo lãi 34 tỷ đồng sau hai năm thua lỗ
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị phần xi măng trong nước của VICEM chiếm 27,41%, tăng 0,03% so với năm 2024 và tăng 0,76% so với cùng kỳ năm 2024....
Siêu dự án rộng 675ha hơn 11.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên chính thức về tay Kinh Bắc
Dự án này không chỉ nối dài chuỗi quỹ đất vàng của KBC trong lĩnh vực phát triển KCN mà còn giúp “ông lớn” bất động sản KBC...
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Xem nhiều




