Hàng chục vạn doanh nghiệp "chết yểu", tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là chưa phù hợp
Trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp rượu, bia, nước giải khát nói riêng chịu tác động dồn dập các yếu tố bất lợi, kéo theo hàng chục vạn doanh nghiệp "chết yểu", việc đưa ra giải pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là chưa phù hợp.
Giữ nguyên mức thuế ít nhất trong 3 - 5 năm
Ngày 21/6 vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức có tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo tờ trình, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và lộ trình tăng thuế theo mức tăng thu nhập và lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần cân nhắc kỹ tác động của việc tăng thuế suất đối với rượu, bia.
Tại hội thảo "Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi", ngày 4/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, ngành bia đóng vai trò quan trọng với đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước. Với các nhà máy phân bổ hầu khắp các tỉnh, ngành đồ uống Việt Nam có vai trò kinh tế lớn khi luôn đứng ở vị trí những DN đóng góp hàng đầu cho ngân sách.
Chủ tịch VBA kiến nghị, chưa nên sửa đổi Luật Thuế TTĐB, ít nhất trong thời gian 2023-2025 và ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các DN vượt qua khó khăn và phục hồi sau thời gian khủng hoảng bởi đại dịch.
Tại sự kiện, đại diện một số đơn vị sản xuất bia lớn ở Việt Nam - những DN sẽ là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp từ dự thảo luật cũng có kiến nghị tương tự. Ông Bennett Neo - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đánh giá, luật này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các thương hiệu bia của Việt Nam và Sabeco.
Tổng Giám đốc Sabeco cũng kiến nghị, giữ nguyên mức thuế ít nhất trong vòng từ 3-5 năm. Việt Nam nên duy trì mức tính thuế như hiện tại và điều chỉnh theo lộ trình, ít nhất trong 10 năm tới.
Bà Phạm Thu Thủy - Kế toán trưởng Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cho biết, dù Nhà nước đã đưa ra chính sách hỗ trợ DN, tuy nhiên hiện sức mua của người tiêu dùng liên tục giảm, giá cả đầu vào tăng. DN sản xuất bia không thể tăng giá bán và không thể bán được hàng. 90-95% sản phẩm của DN ở phân khúc phổ thông. Do đó, ngoài lợi thế tài chính, trong trường hợp dự thảo luật thuế tính đến phương pháp tuyệt đối hay hỗn hợp, đây cũng là áp lực lớn với DN.
"Vô hình chung, nội dung này sẽ có lợi thế hơn về mặt cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế sản xuất bia cao cấp tại Việt Nam. Kiến nghị với dự thảo, chưa sửa đổi tăng thuế tiêu thụ với mặt hàng bia rượu giai đoạn này ít nhất đến 2025 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sau COVID-19", bà Thủy đề xuất.
Đại diện khối DN, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, lần nào sửa Luật TTĐB, các DN rất quan tâm, sốt sắng bởi vì nó tác động trực tiếp đến ngành hàng. Ngành đồ uống đang chịu đang chịu tác động lớn của quy định pháp luật như Nghị định 152/2019.
Hiện các thủ tục hành chính cũng như việc đánh nhiều loại thuế đã tác động lớn đến DN, nhất là DN đồ uống. Do vậy, việc tăng thuế trong bối cảnh hiện nay có lẽ là chưa phù hợp. DN đặt vấn đề, liệu gốc rễ việc điều chỉnh sắc thuế ở đây có phải là dành cho nguồn thu hay không?
Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhấn mạnh, ngành rượu bia chịu tác động nhiều nhất trong thời gian qua bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và chính sách pháp luật, nhất là kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực.
"Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm ngành bia rất cần sự hỗ trợ và chung tay của Nhà nước để có thể duy trì sản xuất, phát triển, đặc biệt là các DN sản xuất các sản phẩm rượu bia thương hiệu Việt mà họ đã phải mất rất nhiều năm để có thể gây dựng tên tuổi trên thị trường trong nước, dần vươn ra thị trường thế giới", luật sư Quỳnh Anh nói.
Không phải cứ tăng thuế là tăng thu
Là người tham gia xây dựng chính sách mấy chục năm qua, GS,TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, tăng trưởng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,2%.
"Hiện nay khốn khổ nhất là DN, mà khốn khổ nhất là hơn 90% DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Họ không có tiền trả cho ngân hàng, cho lao động, không có tiền mua nhiên vật liệu và không sản xuất được.
Câu chuyện hiện nay là câu chuyện của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành cùng các UBND tỉnh, thành phố là tập trung giải cứu DN. Trong bối cảnh hàng chục vạn DN đang "chết yểu", số DN mới hoạt động, trở lại thị trường gần bằng DN phá sản và chờ phá sản thì việc đưa ra giải pháp tăng thuế TTĐB là không phù hợp", Chủ tịch VAFIE nêu.
Theo GS,TSKH Nguyễn Mại, thời điểm này không nên đưa ra bất kỳ chủ trương tăng bất kỳ loại thuế nào. Ông đồng tình với ý kiến nên đánh giá lại việc phân biệt giữa rượu với bia, với nước giải khát. Đề nghị Bộ Tài chính nên nghiên cứu kỹ hơn các vấn đề liên quan đến thuế, đừng chỉ nghĩ đến chuyện thu ngân sách Nhà nước, bởi không phải lúc nào tăng thuế cũng là tăng thu.
Cùng góc nhìn về khó khăn của DN, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, trong 30 năm qua, đây là thời điểm DN Việt Nam khó khăn nhất và chịu nhiều mất mát, thiệt thòi nhất.
Tác động tiêu cực đầu tiên đến từ đại dịch COVID-19 và ngành rượu, bia, nước giải khát đều bị ảnh hưởng mạnh. Ở bên ngoài, cầu giảm và lạm phát gia tăng. Ảnh hưởng tiếp theo đến từ những thủ tục và xử phạt hành chính, có tác động mạnh và làm giảm nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Có thể nói, dồn dập các tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến DN. Nền kinh tế chưa bao giờ gặp nhiều khó khăn thế này.
"Trong bối cảnh như thế, tinh thần của Chính phủ là thúc đẩy, hỗ trợ, khuyến khích hoặc sáng kiến tăng chi để chi cho người dân. Phía Nhà nước cần thảo luận sử dụng nguồn thu có hiệu quả. Chính sách tài khóa không tập trung vào thu mà là về phía chi. Nghĩa là chi thế nào cho hiệu quả, chứ không phải tăng thu. Với cách làm như thế, tôi hy vọng mới có thể đạt được mục tiêu nhiệm kỳ và mục tiêu chiến lược", TS Nguyễn Đình Cung khuyến nghị.
Ngoài các kiến nghị chưa điều chỉnh thuế TTĐB hay bất cứ hành động chính sách gì có thể khiến DN khó khăn hơn, các đại biểu cũng bàn thảo khá nhiều tới phương pháp tính thuế. Theo đa số đề xuất, nên giữ nguyên phương pháp tính thuế tương đối như hiện nay ít nhất trong 5-10 năm tới. Luồng quan điểm thứ 2 cho rằng cần tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và hỗn hợp và cũng chỉ ra lý do vì sao Việt Nam cần áp dụng cách tính thuế này.
TIN LIÊN QUAN
-
Kiến nghị chưa cấp phép thành lập doanh nghiệp mới nếu vi phạm về thuế
-
Các doanh nghiệp bảo hiểm vừa bị công bố sai phạm đang kinh doanh ra sao?
-
Thiếu đơn hàng, doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm lao động
-
Quảng Nam: Doanh nghiệp nêu 6 nút thắt cần tháo gỡ để thúc đẩy thị trường bất động sản
-
Vì sao Đại hội cổ đông của hàng loạt “ông lớn” bất động sản bất thành?
-
Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp
Nhựa Đông Á (DAG) đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo về việc sẽ xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu DAG.
Viglacera thành lập công ty con vốn điều lệ 600 tỷ đồng, dự chi 560 tỷ đồng trả cổ tức
Mới đây, Tổng Công ty Viglacera - CTCP thông qua nghị quyết thành lập Công ty Cổ phần Viglacera Phú Thọ với vốn điều lệ 600 tỷ đồng...
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”
Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha...
DRH Holdings: Loạt công ty con nợ thuế, kinh doanh thua lỗ, sức khỏe tài chính sụt giảm
DRH Holdings (DRH) của Chủ tịch Phan Tấn Đạt kinh doanh thua lỗ, sức khỏe tài chính sụt giảm, chậm trễ trả nợ trái phiếu. Đặc biệt, hai công ty con...
Đang thanh tra 2 ngân hàng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng, sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Đoàn thanh tra sẽ làm việc với các đối tượng thanh tra gồm: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EximBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), các công ty: Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Doji và Bảo Tín Minh Châu.
Tập đoàn Vingroup ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Ngày 10/10, Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện...
Tập đoàn Đèo Cả đề xuất cơ chế thúc đẩy dự án trọng điểm giao thông quốc gia
Vừa qua, Tập đoàn Đèo Cả đã có công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới những dự án giao thông trọng điểm.
Tập đoàn Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận doanh thu hơn 4 tỷ USD
Tập đoàn Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý III 2024 và lũy kế 9 tháng năm 2024. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương hơn 4 tỷ USD), tăng 23% so với cùng kỳ năm trước...
Ghế chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Holdings đã có chủ
Ngày 9/10, HĐQT CTCP Tập đoàn An Phát Holdings tổ chức họp và ra nghị quyết bầu ông Nguyễn Lê Thăng Long đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT,...
Nam Long tiếp tục có động thái liên quan đến dự án trọng điểm Waterpoint
Công ty CP Đầu tư Nam Long (NLG) vừa tăng cường tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu từng phát hành để triển khai dự án Waterpoint tại Bến Lức, Long An...
Doanh nghiệp bất động sản đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý III/2024 ghi nhận doanh thu gấp 3,2 lần cùng kỳ
Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã chứng khoán SGR) là doanh nghiệp bất động sản đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý III 2024...
Một công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý III sớm, doanh thu hoạt động tăng 50%
Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III 2024 với doanh thu hoạt động đạt 806 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4% năm 2024
Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố báo cáo điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho cả năm 2024 lên mức 6,4%.
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền và giảm bớt thủ tục hành chính để cải thiện hiệu quả kinh doanh...
Nhiệt điện Phả Lại (PPC) chốt ngày trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 6,25%
CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán: PPC) thông báo, sẽ chi khoảng 200 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại của năm 2023 cho cổ đông với tỷ lệ 6.25% bằng tiền mặt.
Xây lắp III Petrolimex giải trình nguyên nhân thua lỗ
Công ty cổ phần Xây lắp III Petrolimex có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội giải trình nguyên nhân kết quả sản xuất 9 tháng năm 2024 lỗ lũy kế...
Novaland (NVL) thanh toán 3 tỷ đồng tiền gốc của 2 lô trái phiếu đã quá hạn
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) công bố thông tin bất thường về việc thanh toán gốc, lãi của 2 lô trái phiếu NVLH2223007 và NVLH2223008.
DIC Corp (DIG) hoàn tất mua lại 461 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn
Ngày 30 9 2024, Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE: mã chứng khoán DIG) đã hoàn tất mua lại 4.610 trái phiếu, tương đương 461 tỷ đồng.
Nợ thuế quá hạn hơn 102 tỷ đồng Western City bị tạm dừng thủ tục hải quan và cưỡng chế thuế
Chi cục Hải quan Quản lý Hàng đầu tư (Cục Hải quan TP HCM) vừa ban hành quyết định cưỡng chế tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với Công ty TNHH Western City (Western City). Công ty trụ sở chính đặt tại số 60 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM.