“Kẽ hở” cho ngân hàng kinh doanh bất động sản
Những “lỗ hổng” tồn tại trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có thể sẽ tiếp tay cho các nhà băng "đi buôn" bất động sản không khác một công ty địa ốc chuyên nghiệp.
Thời gian qua, việc Saigonbank đã thông báo mời các tổ chức và cá nhân thuê bất động sản của ngân hàng đã tạo nên các luồng dư luận trái chiều, bởi theo Điều 132 Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “TCTD không được phép kinh doanh bất động sản".
TCTD “đi buôn” bất động sản
Đáng chú ý, gần đây, dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) nêu ra một số trường hợp ngoại lệ, cho phép các ngân hàng vẫn được mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của TCTD. Điều này tiếp tục dẫn đến những băn khoăn lo ngại đây sẽ là kẽ hở cho các ngân hàng "đi buôn" bất động sản.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), những quy định "ngoại lệ" này đã "bật đèn xanh" cho các TCTD có xu hướng mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm làm việc, cơ sở kho tàng, nhất là xây dựng các tòa nhà cao ốc văn phòng hoành tráng để vừa làm trụ sở, vừa có một phần không nhỏ để kinh doanh bất động sản cho thuê.
Không những vậy, theo HoREA, quy định "cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay" cũng là kẽ hở cho các ngân hàng kinh doanh bất động sản. Bởi Luật các TCTD 2010 cho phép ngân hàng nắm giữ bất động sản liên quan việc xử lý nợ vay trong thời hạn 3 năm mới phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại. Quy định này vốn đã tạo "đất" cho các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản. Nay, Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) lại tăng thời hạn cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay lên 5 năm. Điều này càng rộng đường cho các TCTD hoạt động không khác gì một công ty địa ốc chuyên nghiệp.
Đồng quan điểm, theo LS. Phạm Liền, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam, bản chất của tài sản bất động sản là tính cố định, tính thanh khoản không cao như tiền mặt, nên khi dùng vốn huy động để đầu tư vào dự án bất động sản, lúc cần lấy lại số vốn này trong một thời gian ngắn sẽ rất khó.
Do vậy, pháp luật nghiêm cấm các ngân hàng thương mại được đầu tư kinh doanh địa ốc, trừ những trường hợp đầu tư vào trụ sở kinh doanh phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, xử lý nợ xấu thế chấp từ doanh nghiệp, cho thuê lại mặt bằng nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, và đảm bảo trật tự quản lý của ngân hàng Nhà nước.
“Nếu cho phép các trường hợp ngoại lệ, có khả năng dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán là rất cao, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, người dân” - LS. Phạm Liền cho hay.
Tiềm ẩn rủi ro lớn
Dẫn bài học nhãn tiền từ vụ việc ngân hàng SCB, ông Huỳnh Phước Nghĩa, Phó viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) cho hay, vốn chôn vào bất động sản khiến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Khi ngân hàng gặp rủi ro, Nhà nước lại phải tham gia tái cơ cấu. Do đó, không nên khuyến khích ngân hàng đầu tư, kinh doanh bất động sản.
“Nhiệm vụ chính của TCTD là ưu tiên để cấp vốn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Nếu tạo lỗ hổng cho TCTD "đổ xô" đi kinh doanh bất động sản thì vai trò kinh doanh tín dụng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là khi lĩnh vực bất động sản thường trực nhiều rủi ro, thường xuyên có các khủng hoảng, tiền sẽ bị "ngâm" trong bất động sản” – ông Nghĩa khẳng định.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, bên cạnh việc xem xét quy định chặt chẽ hơn việc cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh, nhất là bất động sản cho thuê văn phòng tùy thuộc năng lực của từng TCTD, Ngân hàng Nhà nước cần quản lý chặt chẽ tình trạng các ngân hàng mở rộng mạng lưới, trụ sở, chi nhánh, kho tàng để kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, HoREA cũng kiến nghị thời hạn cho phép giữ bất động sản nên giữ nguyên như Luật các TCTD hiện hành là 3 năm, thay vì 5 năm như dự thảo Luật các TCTD sửa đổi và cần thiết phải bổ sung quy định doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% tổng doanh thu của TCTD. Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Ưu tiên mở rộng loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền
Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại (NƠTM) thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất...
Hà Nội: Tiếp tục triển khai thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Ngày 25/11, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 103/2024/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 26/11: Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân để hạn chế đầu cơ
Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha tại huyện Quỳnh Phụ; Ninh Bình khẩn trương triển khai phát triển nhà ở xã hội; Loạt dự án bất động sản đình...
Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất các chính sách phát triển nhà ở xã hội
Để nhanh chóng góp phần hoàn thành Đề án phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ, thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều...
Nhu cầu nhà ở vừa túi tiền bị “bỏ rơi”
Thị trường bất động sản Việt Nam đã dần “tăng nhiệt” nhờ động lực dẫn dắt từ nguồn cung mới và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. ..
Những cổ phiếu bất động sản nào tiềm năng khi thị trường sôi động trở lại?
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VietCap (VCI) đã chỉ ra những mã bất động sản tiềm năng khi thị trường sôi động trở lại.
3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, khi nhu cầu về...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/11: Đề xuất công khai tên người bỏ cọc đấu giá đất
Hai dự án tại Đà Nẵng đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đang thế chấp; Thanh Oai (Hà Nội) đấu giá lô đất cao nhất 75,3 triệu đồng/m2;...
Căn cứ xác định giá đất để tính tiền bồi thường
Ông Trịnh Xuân Tứ (Tây Ninh) hỏi, đối với việc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, giá đất để tính tiền tại thửa đất thu hồi...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...