“Lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ tránh tình trạng mua bán nhà 2 giá”
Đó là quan điểm được đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) đưa ra sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/8/2023.
Chỉ đạo được đưa ra nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Đánh giá về ý kiến chỉ đạo trên, đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) cho rằng, đây là một quyết định thể hiện rõ sự quyết liệt từ Chính phủ trong công cuộc minh bạch hóa thị trường bất động sản (BĐS), nhằm phát huy tối đa vai trò của BĐS trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện tại các nước có thị trường BĐS phát triển, giao dịch BĐS đều phải thực hiện qua sàn hoặc một đơn vị trung gian. Tại Mỹ, để giao dịch nhà đất, người bán, trao tặng và người mua, nhận trao tặng phải giao dịch và thanh toán thông qua trung gian một công ty môi giới. Kể cả khi người bán và người mua chủ động tìm kiếm nhau một cách tự do thì sau đó mọi giao dịch vẫn bắt buộc phải qua bên thứ ba.
Quay trở lại Việt Nam, dự thảo Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi (đang được trình Quốc Hội xem xét) cũng quy định các giao dịch BĐS thông qua sàn giao dịch. Cụ thể, chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án BĐS để người dân tự xây dựng nhà ở phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch BĐS theo quy định của luật này. Các trường hợp khác, nhà nước không bắt buộc nhưng khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch qua sàn giao dịch BĐS.
![]() |
Thực tế cho thấy, lâu nay các BĐS được giao dịch qua sàn giao dịch BĐS chủ yếu là các sản phẩm hình thành trong tương lai, chưa có quyền sử dụng đất. Còn QSDĐ hầu hết vẫn được giao dịch một cách tự do, không kiểm soát trong dân.
Trong khi, chính loại “sản phẩm” này mới chiếm số lượng lớn và giá trị giao dịch cao trên thị trường BĐS. Điều này vô hình chung trở thành nguồn cơn của rất nhiều hệ lụy, gây nhiễu loạn thị trường, khiến nhà nước thất thoát thuế.
Căn cứ quan trọng giúp người mua yên tâm khi giao dịch
Theo đại diện Vars, việc thành lập sàn giao dịch QSDĐ sẽ góp phần quản lý, giám sát một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn thị trường BĐS thay vì chỉ dừng lại ở sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai và đất nền dự án như hiện tại.
Thứ hai, tương tự cách thức hoạt động của các sàn giao dịch khác, “các sản phẩm” muốn được giao dịch qua sàn giao dịch QSDĐ phải có thông tin được niêm yết cụ thể, rõ ràng với sự kiểm chứng chặt chẽ, đặc biệt là tính pháp lý và công khai giá.
Đây là căn cứ quan trọng giúp người mua yên tâm để thực hiện giao dịch. Tránh tình trạng mua bán nhà trên giấy, hoạt động lừa đảo, thông tin sai sự thật, mua bán nhà “2 giá", lũng đoạn giá.
Việc kiểm soát một cách chặt chẽ từ khâu “đầu vào” cùng toàn bộ quá trình giao dịch, sẽ góp phần quan trọng giúp thị trường vận hành một cách đúng đắn, an toàn và minh bạch. Là cơ sở, tiền đề để thị trường phát triển ổn định hơn, bền vững hơn.
Thứ ba, khi triển khai sàn giao dịch QSDĐ, nếu được kết hợp cùng với sàn giao dịch BĐS sẽ là nguồn cung cấp, cập nhật dữ liệu giao dịch, là cơ sở xây dựng dữ liệu, lập bản đồ giá đất trên toàn quốc. Đây là thông tin vô cùng quan trọng cho cơ quan quản lý trong quá trình nghiên cứu, ban hành các chính sách điều tiết, định hướng tiêu dùng, thúc đẩy thị trường, kích thích nền kinh tế tăng trưởng, phát triển.
Thứ tư, việc triển khai sàn giao dịch QSDĐ sẽ tạo thêm phương thức tin cậy, giúp người dân, đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin và giao dịch. Trong tương lai gần, nếu được áp dụng những cơ chế, chính sách thuận lợi, việc giao dịch thông qua sàn giao dịch QSDĐ sẽ thu hút nhiều người tham gia, cùng lượng lớn vốn xã hội đầu tư BĐS, cạnh tranh với sàn giao dịch chứng khoán, trái phiếu,...
Khi vốn hóa đủ lớn với lượng người tham gia thị trường đông, việc thu hút vốn nước ngoài, cũng như các sản phẩm đầu tư hiệu quả như quỹ đầu tư bất động sản (REIT), chứng khoán hóa BĐS, Quỹ tiết kiệm nhà ở… sẽ có điều kiện phát triển.
Ngoài ra, thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch QSDĐ cũng góp phần tích cực vào việc chống thất thoát thuế cho Nhà nước. Bởi lẽ QSDĐ đang được giao dịch tự do, thiếu kiểm soát. Nhà nước chỉ thu thuế trên “giá trị khai báo”, không nắm được giá trị giao dịch thực. Trong khi ai cũng “ngầm hiểu” giữa hai giá trị này có sự chênh lệch rất lớn. Việc thành lập sàn giao dịch QSDĐ sẽ tạo cơ hội tăng khoản thuế thu được của Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc vốn hóa đất đai.
Mặc dù vậy, theo đại diện Vars, quyền sử dụng đất là một “hàng hóa” có giá trị lớn và mức độ bao phủ rộng. Chính vì vậy, việc thành lập sàn giao dịch QSDĐ chắc chắn không đơn giản, không thể thực hiện ngay trong một sớm, một chiều.
“Muốn sàn giao dịch QSDĐ thực sự phát huy được tác dụng, không chồng chéo, gây phát sinh thêm các thủ tục hành chính phức tạp cho người dân, cần phải có một quá trình nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Việc làm này yêu cầu sự tham gia, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia đầu ngành. Đặc biệt, sự tham gia ý kiến từ những cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm thực tiễn là rất quan trọng”, đại diện Vars nhấn mạnh.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi như thế nào?
Đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng phổ biến phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng...
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch Trung tâm hành chính huyện Đông Anh
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4531/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính...
Tin bất động sản ngày 25/9: Hà Nội kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm Luật Đất đai ở huyện Hoài Đức
Lạng Sơn sắp xây cụm công nghiệp Hòa Sơn 1 gần 723 tỷ đồng; Sơn La chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý đối với tổ chức vi phạm Luật Đất đai;...
Loạt dự án hạ tầng giúp gia tăng các khu đô thị, giải bài toán nhà ở cho TP.Hồ Chí Minh
Các dự án hạ tầng mang tính liên kết vùng và phát triển đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tăng cường sự hợp tác kinh tế, xã hội...
Bất động sản kêu gọi đầu tư mới: Loạt khu đô thị nghìn tỷ “đua nhau” tìm nhà đầu tư
Nhiều tỉnh, thành trên cả nước tiếp tục phê duyệt một số dự án bất động sản, khu đô thị quy mô lớn có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cận cảnh đổ nát tan hoang vụ sập nhà 4 tầng
Sau tiếng động mạnh, căn nhà 4 tầng ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ sập xuống.
TP HCM công khai quỹ đất thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội
TP HCM vừa thông báo việc công khai quỹ đất và mời gọi đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội (NƠXH). UBND TP HCM đã trình bày báo cáo về tiến trình triển khai và thực hiện các dự án NƠXH trên địa bàn thành phố trong giai đoạn từ 2016 đến 2025.
Dòng chảy “lạ” của tiền: Khi cần tiền, Công ty Thuận Thành tăng mạnh vốn rồi mới vay ngân hàng
Đang có dòng chảy rất “lạ” từ ngân hàng vào doanh nghiệp. Đó là mỗi lần cần tiền, Công ty Thuận Thành lại tăng sốc vốn của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo rồi...
Trường hợp nào không được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp?
Khi bị Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp, người dân thường quan tâm đến vấn đề đền bù. Tuy nhiên thực tế,...
Hà Nội bổ sung 11 dự án thu hồi đất năm 2023
Tại kỳ họp thứ 13, được tổ chức ngày 22/9, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung mục đích các dự án thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn thành phố. Theo đó, thành phố bổ sung 11 dự án thu hồi đất năm 2023 với diện tích 53,25ha,
Dự án số 2 Phạm Ngọc Thạch được vinh danh Dự án đáng sống năm 2023
Ngày 22/9, trong khuôn khổ “Diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (trực thuộc VCCI) tổ chức, dự án số 2 Phạm Ngọc Thạch...
Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch.
Thị trường bất động sản vẫn gặp khó dù liên tục được tháo gỡ
Sáng 22/9, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và trao chứng nhận cho các dự án đáng sống 2023.
TS. Lê Xuân Nghĩa: “Thị trường bất động sản mới rón rén phục hồi được 30% so với kỳ vọng”
“Chúng ta chưa vào “tâm bão”, chưa đẩy được cung của nguồn nhà ở giá rẻ thì chưa giải quyết được vấn đề. Làm sao để các doanh nghiệp đi...
Tin bất động sản ngày 22/9: Hà Nội sắp đấu giá 27.000m2 đất ở quận Long Biên, khởi điểm gần 2.200 tỷ
Khởi công khu công nghiệp Industrial Centre YP2C tại Bắc Ninh; Nam Long huy động 500 tỷ đồng trái phiếu đầu tư dự án tại Cần Thơ; Đà Nẵng...
Thanh Hóa: Triển khai đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp,...
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa và Dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa là hai dự án trọng điểm...
Tập đoàn Ecopark đề xuất đầu tư khu đô thị sinh thái 3.800 ha tại Đồng Nai
Tập đoàn Ecopark đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về những ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sinh thái Nhơn Trạch trong tương lai.
“Điểm trũng” giá bất động sản tại 4 thành phố lớn của Quảng Ninh
Mặc dù không phải là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích lớn nhất, nhưng Quảng Ninh lại là 1 trong 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước khi sở hữu...
Xem nhiều




