Liệu có thể "đảo chiều" hạ lãi suất gỡ khó cho doanh nghiệp?
Chính sách tiền tệ năm 2023 sẽ theo hướng nào, giải pháp quan trọng nào để bảo đảm cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng, cân bằng giữa lãi suất và tỉ giá? Đây là những điều rất quan trọng với doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế.
Ngân hàng đối mặt bài toán khó giải
Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và các Ngân hàng Trung ương thế giới đều rất khó khăn trong chính sách tiền tệ. Bởi vì vừa phải hỗ trợ thúc đẩy phục hồi kinh tế, vừa phải bảo đảm mặt bằng lãi suất không quá cao; đồng thời phải ổn định tỉ giá, thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân và DN.
Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) chia sẻ, dư địa điều hành chính sách tiền tệ gần như rất khó khăn trong năm 2022 và khó khăn này kéo dài cho đến năm 2023.
Đầu năm 2022 và cuối năm 2021 hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách trên thế giới, đã rất sai lầm khi nhận định rằng lạm phát toàn cầu chỉ mang tính thời điểm, tạm thời. Nhưng nhận định này bị "trả giá" bằng cuộc khủng hoảng rất lớn và lạm phát năm 2022 không hề mang tính chất tạm thời. Thực tế lạm phát đã lên đến mức cao nhất trong 40 năm trở lại đây.
Với sai lầm đó và với phản ứng rất nhanh chóng của các NHTW trên thế giới, các NHTW đã chuyển hướng một cách rất nhanh chóng từ việc nới lỏng không giới hạn trong hai năm COVID-19 (2020 - 2021) chuyển sang thắt chặt tiền tệ cực đoan và tăng nhanh, mạnh lãi suất.

Năm ngoái, FED đã 4 lần tăng lãi suất với mức 0,75% mỗi lần - tức tăng gấp 3 lần so với bình thường. Và 4 lần tăng bất bình thường đó để thể hiện rằng quá trình kiểm soát lạm phát rất gấp gáp, nhanh chóng.
Với bối cảnh như vậy đã tạo ra mặt bằng lãi suất toàn cầu ở mức rất cao và làm cho đồng USD tăng lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Cuối tháng 9/2022, chỉ số đồng USD index đã tăng lên mức 115, tức là đã tăng 21% so với cuối năm 2021 và tạo áp lực khủng khiếp lên chính sách tiền tệ không chỉ của Việt Nam mà với tất cả các nước đang phát triển và mới nổi. Theo đó, đồng USD trở thành hầm trú ẩn cho tất cả các nhà đầu tư.
"Trong bối cảnh này, sự chống chọi của chính sách tiền tệ của các nước như Việt Nam, nhất là khi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn thì khả năng chống chọi với những cú sốc khủng khiếp đó là cực kỳ căng thẳng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi tới dự hội nghị ngành ngân hàng đã đặt ra câu hỏi và cũng là mong mỏi đối với ngành là làm sao tìm điểm cân bằng hài hòa giữa điều hành lãi suất, điều hành tỉ giá", ông Phạm Chí Quang chia sẻ.
Nếu chúng ta hi sinh tỷ giá, để tỷ giá tăng rất cao, mất giá rất nhiều thì sẽ giữ được lãi suất, giữ được dự trữ ngoại hối. Nhưng ngược lại, cần lưu ý rằng nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn (tính theo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP hiện nay tương ứng hơn 200%). Nếu chúng ta để tỷ giá phá giá quá nhanh thì hệ lụy là nhập khẩu lạm phát và không kiểm soát được lạm phát trong nước. Khi không kiểm soát được lạm phát thì đương nhiên các cân đối vĩ mô sẽ không kiểm soát được và bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ đến ngay lập tức.
Do đó, theo ông Phạm Chí Quang, trong năm 2023, mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt và theo quy định pháp luật NHNN phải làm, phải điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của đồng tiền, kiểm soát được lạm phát. Từ đó sẽ duy trì được hoạt động lành mạnh, ổn định, bền vững của hệ thống ngân hàng.
Tập trung lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là một mặt tiếp tục hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng mặt khác không chủ quan với lạm phát, áp lực lạm phát. Mức lãi suất mà FED neo ở mức cao còn kéo dài đến hết năm 2023. Như vậy độ trễ tác động từ lạm phát nhập khẩu với nền kinh tế của Việt Nam còn rất lớn. Do đó việc điều hành chính sách tiền tệ không thể chủ quan với lạm phát. Để bảo bảm sự ổn định kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thì tín dụng, lãi suất, tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác, NHNN sẽ điều hành rất đồng bộ, rất linh hoạt nhưng không xa rời mục tiêu kiểm soát lạm phát.
"Mục tiêu bất biến của NHNN là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Còn cách thức điều hành thì linh hoạt cho tất cả các công cụ và tùy từng thời điểm thị trường, chúng tôi đưa ra giải pháp, chính sách, lộ trình làm sao vừa hỗ trợ được tăng trưởng kinh tế nhưng không lơ là với lạm phát. Đây là định hướng rất xuyên suốt mà NHNN sẽ thực hiện trong năm 2023", Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhấn mạnh.
Có thể đảo chiều chính sách tiền tệ?
Cũng theo ông Phạm Chí Quang, NHNN đồng cảm, đồng hành với DN, hiểu những cú sốc mà DN phải trải qua trong năm 2022, DN đã phải chịu rất nhiều khó khăn. Đồng thời mong các DN hiểu rằng kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở nên tác động từ chính sách bên ngoài đối với đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam là rất lớn. Do vậy, cơ quan quản lý không thể tính chủ động hoàn toàn trong một nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Ở góc nhìn chuyên gia, nhấn mạnh đến khó khăn của cộng đồng DN, chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực đặt câu hỏi "liệu có thể đảo chiều chính sách tiền tệ là hạ lãi suất vào thời điểm thích hợp hay không?"
"Phải thận trọng với lạm phát nhưng không nên quá thận trọng. Thủ tướng đã chỉ đạo chính sách tiền tệ phải chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, không thắt chặt quá. Đây là thông điệp rất quan trọng bởi vì DN còn rất nhiều khó khăn, mặc dù còn nhiều rủi ro với hệ thống ngân hàng, thanh khoản, nguồn vốn cùng những áp lực khác.
Trong bối cảnh này, chính sách phải cân bằng để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống ngân hàng và lành mạnh cho cộng đồng DN. Hai điều này song hành với nhau rất rõ. Chúng tôi đã chạy mô hình tính toán giữ cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, cái nào phải trả giá đắt hơn? Và tôi cho rằng có lẽ chúng ta linh hoạt hơn về tỉ giá sẽ tốt hơn là tăng lãi suất. Tăng lãi suất hiện nay là bài toán rất lớn đối với DN và nền kinh tế. Tăng lãi suất là một trong những biện pháp để chúng ta giữ cho lạm phát không tăng quá cao, nhưng nếu tăng mạnh lãi suất thì cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực đến phục hồi kinh tế và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", chuyên gia nêu.
TIN LIÊN QUAN
Tuần tới, giá vàng có thể tiếp tục đi lên
Theo các chuyên gia, giá vàng trong tuần tới có thể tiếp tục đi lên trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ quan điểm cứng rắn...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 26/3: Đồng USD tiếp tục giảm
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD vào cuối phiên giao dịch 24/3 giảm 15 đồng, xuống mức: 23.600 đồng.
Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm sâu
Tuần qua, một số tin ngân hàng đáng chú ý như: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm sâu; NHNN yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa gạo;...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 25/3: Đồng USD trong nước giảm
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD vào cuối phiên giao dịch 24/3 giảm 15 đồng, xuống mức: 23.600 đồng.
Ngân hàng Kiên Long thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Hiện Ngân hàng TMCP Kiên Long đang tiến hành các thủ tục đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ vay.
Giá vàng bất ngờ giảm sau nhiều phiên tăng mạnh
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (25/3), giá vàng tại thị trường New York đã bất ngờ quay đầu giảm sâu sau nhiều phiên tăng...
Lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần đã giảm tại hầu hết các kỳ hạn so với tuần trước.
Đề xuất giảm lãi suất dưới 10% cho cộng đồng doanh nghiệp
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2023 - 2028) Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ...
Tin ngân hàng ngày 24/3: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống vùng 1%
Lienvietpostbank gia tăng tính năng bảo mật trong giao dịch trực tuyến; Ngân hàng Chính sách xã hội có thêm hai Ủy viên HĐQT mới;...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/3: Đồng USD trong nước tiếp tục mất điểm
Ngày 24/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tiếp tục giảm 2 đồng, xuống mức 23.615 đồng.
Giá vàng hôm nay (24/3): Fed sẽ dừng tăng suất, lo ngại bất ổn, giá vàng tăng vọt
Phát biểu về việc không cam kết bảo hiểm đối với tất cả các khoản tiền gửi của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellenkhiến tâm lý rủi ro,...
Giá vàng tiếp tục tăng cao, tiến gần mốc 2.000 USD/ounce
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/3), giá vàng tại thị trường New York tiếp tục tăng mạnh thêm tới hơn 23 USD/ounce, hướng tới mức gần 2.000 USD/ounce.
Lãi suất huy động 12 tháng ở ngân hàng nào đang cao nhất?
Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 35 ngân hàng trong sáng ngày 23/3 cho thấy, chỉ còn duy nhất ABBank còn áp dụng mức lãi suất trên 9% cho kỳ hạn...
Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch thanh toán quốc tế tại SHB
Với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu cũng như nắm bắt được nhu cầu của các khách hàng thường xuyên sử dụng...
Tin ngân hàng ngày 23/3: Sacombank hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn kinh doanh
TNEX củng cố vị thế “Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam”; Ngân hàng số Digimi đồng hành cùng giải thể thao sinh viên Việt Nam 2023;Ngân hàng Bản Việt điều chỉnh...
'Mở triệu ước mơ' - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show...
FED tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 22/3 đã đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm). Như vậy, Fed đã tăng lãi suất 9 lần...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/3: Đồng USD giảm trên thị trường thế giới
Đồng USD trượt giá vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản lên thêm 25 điểm đúng như dự đoán, đồng thời cũng...
Giá vàng hôm nay (23/3): Fed tăng lãi suất, tâm lý rủi ro lại khiến giá vàng phi mã, dự báo lên tới 2.500 USD/Ounce
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư được thúc đẩy mạnh sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp của Fed trong bối cảnh ngành ngân hàng Mỹ đang chao đảo...