Lợi nhuận 'siêu cao', đại gia ngoại 'đổ bộ' giành giật thị trường cho vay tiêu dùng từ doanh nghiệp Việt
Bên cạnh các tên tuổi dẫn đầu thị trường cho vay tiêu dùng như FE Credit và Home Credit, nhiều cái tên mới xuất hiện trên thị trường khiến áp lực cạnh tranh "miếng bánh thị phần" ngày càng khốc liệt.
Lãi gấp 6-7 lần kinh doanh ngân hàng, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam luôn là miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại. Bởi thế, từ 2018 đến nay, nguồn vốn ngoại đã không ngừng đổ về các công ty tài chính tiêu dùng như FE Credit, Home Credit,... để thâu tóm, nắm giữ cổ phần trong những doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, nguồn vốn ngoại cũng đang đổ mạnh vào nhiều doanh nghiệp khác và chắc chắn cuộc chơi giữ vững thị phần thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam của những "ông lớn" như FE Credit, Home Credit ngày càng quyết liệt hơn trước rất nhiều.
Liên tiếp xuất hiện nhà đầu tư mới
Hiện ở Việt Nam có tới 16 công ty tài chính, nhưng khoảng hơn 70% thị phần nằm trọn trong tay 2 công ty lớn: FE Credit, Home Credit.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Shinhan Hàn Quốc là cái tên gây nhiều chú ý nhất khi không ngại thể hiện tham vọng "xâm chiếm" thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Sau khi mua lại mảng bán lẻ của ANZ, Shinhan Việt Nam tiếp tục bỏ ra hơn 150 triệu USD để mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân bằng việc mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam. Ngay sau đó, ông lớn Hàn Quốc đã nhanh chóng thành lập công ty tài chính Shinhan Việt Nam.
Năm 2018, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chấp thuận cho Công ty Tài chính Điện lực (EVN Finance) được phép cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, thay vì chỉ cấp tín dụng cho DN, cá nhân trong ngành điện như trước.
Lotte Finance - một công ty con của Lotte Card cũng đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam năm 2019. Lotte Card là công ty tài chính phát hành thẻ tín dụng sở hữu mạng lưới dịch vụ và bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc. Lotte Card vào Việt Nam năm 2017 và thâm nhập thị trường bằng thương vụ chi 1.700 tỷ đồng mua lại toàn bộ bộ phận tài chính tiêu dùng TechcomFinance của Techcombank.

Mcredit của MB chính thức chuyển từ 1 thành viên sang liên doanh 2 thành viên trở lên, trong đó MB nắm 50% vốn, Shinsei giữ 49% và Công ty Xuân Thành sở hữu 1%. Doanh nghiệp liên tục đẩy mạnh hoạt động trong những năm gần đây, có lãi ngay từ năm đầu tiên và tăng trưởng bình quân hơn 200% hàng năm. Năm 2018, Mcredit cũng đã có LNTT đạt 320 tỷ đồng.
Trong khi đó, HDBank chuyển nhượng 49% vốn điều lệ của HDFinance cho Credit Saison (Nhật Bản) và đổi tên thành HD Saison hiện nay. Điểm mạnh của công ty này là hơn 13.800 điểm bán hàng trên toàn quốc, hưởng lợi từ hệ sinh thái của HD Bank – HD Saison – Vietjet Air.
Tại cuộc họp Đại hội Đồng cổ đông (ĐHCĐ) diễn ra vào đầu năm 2020, HĐQT ngân hàng SHB đã thông qua cổ đông về việc bán vốn tại CTTC SHB FC cho một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Ngoài ra, ngân hàng MSB trong ĐHCĐ năm 2020 cũng cho biết đang thảo luận để chuyển nhượng một phần vốn điều lệ tại FCCOM cho công ty TNHH Hyundai Card đến từ Hàn Quốc. Nhà băng này cho biết, từ cuối năm 2019 đã nộp hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần theo qui định và đang đợi thẩm định.
Không chỉ dừng lại ở những công ty tài chính tiêu dùng hay ngân hàng thương mại, vốn ngoại cũng đã bắt đầu từ rất sớm tìm đến các doanh nghiệp cầm đồ - một hình thức cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ khác.

Chẳng hạn, Mekong Capital và Granite Oak đầu tư vốn vào F88, quĩ đầu tư John Galt Venture (Mỹ) đầu tư vào mô hình cầm đồ trực tuyến Camdonhanh.
Nhà đầu tư Thái Lan Srisawad Corporation năm 2017 cũng đã bước chân vào thị trường cầm đồ ở Việt Nam, mở tiệm cầm đồ với thương hiệu Sawad và đến nay đã có 59 chi nhánh trên toàn quốc.
Dù số lượng công ty tài chính không tăng, song việc liên tiếp xuất hiện nhà đầu tư mới cho thấy sức hấp dẫn của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Tình trạng lợi nhuận có ảnh hưởng tới vị thế của doanh nghiệp?
Home Credit và FE Credit chiếm thị phần cao trong cho vay tín chấp tiêu dùng tiền mặt và mua đồ gia dụng. Trong đó, FE Credit dẫn đầu ở phân khúc cho vay tiền mặt với thị phần 85%, còn Home Credit dẫn đầu ở phân khúc mua đồ gia dụng với thị phần gần 48%. Riêng trong phân khúc cho vay mua xe, FE Credit vẫn dẫn đầu thị trường (thị phần 27%) nhưng không lớn hơn nhiều so với các đối thủ khác.

Sau 10 năm hoạt động, FE Credit vẫn dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng, với thị phần 52% trong năm 2019, bỏ xa hai đối thủ đứng sau là Home Credit (17%) và HD Saison (11%).
Từ năm 2016 đến nay, FE Credit luôn được các quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn với tổng số tiền lên tới 1,2 tỷ USD để gia tăng tiềm lực tài chính phát triển kinh doanh. Do đó, giai đoạn 2015 - 2019, tổng tài sản của FE Credit đã tăng 200% từ 23.000 tỷ đồng năm 2015 lên hơn 70.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2019.
Vừa qua, cơ quan quản lý đã chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý của FE Credit từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty cổ phần. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của công ty tài chính này từ 7.328 tỷ lên 7.333 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền thông qua trước đó.

Với Home Credit, sau tròn 10 năm có mặt tại Việt Nam, Home Credit đã xây dựng mạng lưới hơn 8.000 điểm giới thiệu dịch vụ tại 63 tỉnh, thành phố cuối năm 2019. Với hơn 8.500 nhân viên hiện diện trên khắp cả nước, Home Credit đang có tổng cộng 8,54 triệu khách hàng với 3 sản phẩm chính: cho vay trả góp xe gắn máy, cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử và cho vay trả góp tiền mặt.
Mới đây, vốn điều lệ của công ty tài chính này được sửa đổi thành 2.050 tỷ đồng. Trước đó, cuối năm 2019, vốn điều lệ của Home Credit mới chỉ 550 tỷ đồng.
Dù đứng thứ 2 về thị phần trên thị trường nhưng dư nợ cho vay của Home Credit năm 2018 mới chỉ đạt 17.452 tỷ đồng, trong khi FE Credit đạt 53.270 tỷ đồng.

Tại Home Credit, có rất ít thông tin về chất lượng dư nợ cho vay. Năm 2018, “ông lớn” này ghi nhận lãi trước thuế bị giảm 219 tỷ so với năm 2017, chỉ đạt 1.845 tỷ đồng. Nguyên nhân lợi nhuận giảm đến từ việc Home Credit đã phải trích lập 1.465 tỷ đồng, tăng 56% và bị "bào mòn" 44% lợi nhuận thuần.
Hồi tháng 5/2020, Home Credit bị hạ xếp hạng IDR từ mức “B+” xuống “B”, triển vọng bị điều chỉnh từ “Ổn định” xuống “Tiêu cực”.
Việc hạ bậc xếp hạng phản ánh tác động từ dịch Covid-19 đến hồ sơ tín nhiệm của Home Credit, cũng như thách thức ngày càng tăng đối với mô hình kinh doanh và khả năng tạo lợi nhuận của Công ty trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong ngành gia tăng và xuất hiện quy định mới từ cuối năm 2019.
Việc tăng trưởng chậm lại ở cả 2 "ông lớn" đến từ nhiều nguyên nhân. Một phần vì đã tăng trưởng rất nhanh giai đoạn trước, và đến khi quy mô đủ lớn sẽ phải kìm lại để kiểm soát rủi ro.
Lợi nhuận giảm sút do trích lập dự phòng tăng, hơn nữa chất lượng tài sản xấu đi. Các sản phẩm cho vay của công ty tài chính chủ yếu là cho vay tín chấp, không có tài sản thế chấp. Khả năng hình thành nợ xấu từ các khoản cho vay là rất cao, đặc biệt khi hệ thống chấm điểm tín dụng cho cá nhân vẫn còn nhiều điểm yếu, các công ty này lại đẩy mạnh cho vay tiền mặt trong thời gian qua.
Ngoài đối mặt với những rủi ro trên, Home Credit và doanh nghiệp chiếm thị phần lớn đang phải đối mặt với tham vọng mãnh liệt của nhiều cái tên mới trên thị trường. Dự báo, khi ngày càng nhiều ngân hàng và tập đoàn nước ngoài nhảy vào, áp lực cạnh tranh lên 2 "ông lớn" sẽ là không hề nhỏ.
TIN LIÊN QUAN
PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID
Ngày 22/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chính thức trở thành một trong ba ngân hàng thương mại đầu tiên được Trung tâm RAR lựa chọn triển khai thí điểm...
Tiền gửi dân cư lập kỷ lục mới, tiền gửi doanh nghiệp tiếp tục xu hướng giảm
Tiền gửi khu vực dân cư tại các tổ chức tín dụng tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, chạm mốc gần 7,4 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 2, tăng 4,26% so với đầu...
Điểm tin ngân hàng ngày 23/5: OCB sắp phát hành hơn 197 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ
ACB có thêm quỹ ngoại sở hữu trên 1% vốn;Bảo hiểm DBV thu hàng trăm tỷ đồng từ xe máy, bồi thường chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp; Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến...
Sacombank thay đổi nhân sự cấp cao
Hội đồng quản trị Sacombank (HĐQT) đã thông qua quyết định thôi nhiệm vị trí Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền...
Điểm tin ngân hàng ngày 22/5: Người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng kỷ lục
Ngành Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững; VietABank trả cổ tức "khủng" nhất năm 2025; Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế CEO Sacombank sau 8 năm;...
Giá vàng tăng gần 2 triệu đồng
Giá vàng tăng mạnh gần 2 triệu đồng trong phiên sáng nay, chạm mốc 121 triệu đồng/lượng.
Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin: Hành trình 18 năm chắp cánh tri thức, lan tỏa yêu thương
Bước sang năm thứ 18, Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin tiếp tục khẳng định hành trình bền bỉ và nhân văn - nơi những cơ hội học tập được trao đi, niềm tin...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/5: Mua bán USD trái phép có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
Hoàn thiện khung pháp lý để xử lý triệt để nợ xấu; Tăng cường giám sát hóa đơn bán vàng, siết chặt quản lý thị trường; Tín dụng bất động sản TPHCM tháng 4/2025 tăng...
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi...
FinanceAsia: SHB là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam
Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam....
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 07-KH/ĐU ngày 29/4/2025 của Đảng ủy Chính phủ, trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư...
Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%
Sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung...
Giá vàng trong nước biến động ngược chiều
Nhiều tín hiệu tích cực từ thuế quan và địa chính trị đang tạo ra áp lực cho đà tăng của vàng.
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
Các điểm kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép để người dân nhận diện là điểm mua bán vàng miếng hợp pháp.
Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
SHB chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2024; Agribank Đà Nẵng đấu giá khoản nợ hơn 1.134 tỷ đồng liên quan dự án Central Coast; Yêu cầu các điểm mua bán vàng miếng...
Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều chỉ số ấn tượng. Cùng với chỉ số Sức khỏe thương hiệu giữ vị trí số 1 (theo NielsenIQ), Techcombank đã vươn lên đứng...
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank
Techcombank cho phép số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán tự động được luân chuyển để sinh lời theo ngày, với lãi suất lên đến 4,4%/năm, vượt xa lãi suất tài khoản vãng...
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...
Ngày 17 tháng 5 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai...
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết...
Xem nhiều




