Lợi nhuận tại TPBank đi xuống vì quá "thừa tiền"?
Tính đến cuối quý III/2023, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) tuy tín dụng tăng cao hơn huy động vốn, song lợi nhuận bị ăn mòn bởi chi phí dự phòng rủi ro gia tăng để chống đỡ với nợ xấu. TPBank hiện đang 'sở hữu' hơn 47.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.
>>> Ngân hàng MB lãi lớn 9 tháng đầu năm, tăng cho vay kinh doanh bất động sản
TPBank nặng gánh trả lãi huy động, tăng dự phòng rủi ro
Tiền gửi tăng nhanh, gánh nặng trả lãi cho người gửi tiền lớn, trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay tăng chậm là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi (cho vay) sụt giảm.
Theo BCTC quý III/2023, thu nhập từ lãi của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) chỉ tăng 28% đạt gần 7.000 tỷ đồng trong khi chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng tới 48% gần 4.000 tỷ đồng khiến thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ, đạt gần 2.963 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập từ lãi chỉ tăng 32% đạt hơn 20.000 tỷ đồng trong khi chi phí lãi tăng tới 72% lên mức 12.377 tỷ khiến thu nhập lãi thuần tại TPBank sụt giảm 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 8.428 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự tăng mạnh là do chi phí trả lãi tiền gửi tăng tới 110% so với cùng kỳ, đạt gần 9.990 tỷ đồng và chi phí trả lãi tiền vay cũng tăng tới 62% lên mức 1.226 tỷ đồng.
>>> 9 tháng đầu năm 2023, Vietcombank giữ vững ngôi vị "quán quân" lợi nhuận ngành ngân hàng

Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản tại TPBank đạt 344.402 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 12% đạt 179.946 tỷ đồng. Về phía nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng giảm nhẹ 1% đạt 193.753 tỷ đồng.
Số liệu này cho thấy, tín dụng tại TPBank tăng cao hơn huy động vốn, song lợi nhuận lại bị ăn mòn bởi gánh nặng trích lập dự phòng rủi ro gia tăng để chống đỡ với nợ xấu bất chấp hoạt động tín dụng tăng khả quan.
Cụ thể, riêng quý III/2023, TPBank trích ra 1.293 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ 2022 chỉ dừng ở mức 328 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 4 lần cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2023, nhà băng này tăng đến 14% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, ghi nhận hơn 1.976 tỷ đồng.
Do đó, TPBank chỉ còn thu được 4.959 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm, giảm 16% so với cùng kỳ. Riêng quý III/2023, lợi nhuận trước thuế giảm tới 26% mang về hơn 1.575 tỷ đồng.
Năm 2023, TPBank đề ra mục tiêu 8.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy Ngân hàng mới chỉ thực hiện được 57% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.
Theo TPBank, trong bối cảnh các doanh nghiệp chưa ổn định và chưa có nhiều khởi sắc cùng với việc ngân hàng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn dẫn đến kết quả kinh doanh của TPBank không được như kỳ vọng.
Tuy nhiên, theo Báo cáo tài chính mới nhất, một trong nguyên nhân chính TPBank có lợi nhuận sụt giảm là do ngân hàng này mạnh tay trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để ứng phó với nợ xấu tăng đột biến và nặng gánh trả lãi huy động.
Cụ thể, tính đến ngày 30/9/2023, tổng nợ xấu của TPBank tăng đột biến lên mức 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 8,5 lần lên mức hơn 3.265 tỷ đồng, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gần 3 lần lên mức 1.390 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 37,4% lên mức 694,4 tỷ dồng. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức chỉ 0,84% đầu năm lên 2,97%.
Đặc biệt, các chỉ số an toàn khác được TPBank duy trì ở mức tốt, trong đó hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III đạt 11%, thuộc top cao của ngành ngân hàng.
Điểm nhấn trong 9 tháng đầu năm nay ở TPBank là ngân hàng liên tục cập nhật các chính sách lãi suất ưu đãi để đồng hành cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Riêng năm nay TPBank đã kết giảm lãi vay khoảng 1.400 tỷ đồng cùng 76 tỷ đồng các loại phí cho khách hàng. Đầu năm 2023, TPBank cũng đã tăng vốn điều lệ lên hơn 22.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 39,19%.
TPBank đang sở hữu con số "khủng" nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
Ngoài lợi nhuận, “nghĩa vụ nợ tiềm ẩn” tại TPBank cũng đáng chú ý khi sở hữu hơn 47.000 tỷ đồng.
Cụ thể, tại báo cáo tài chính quý III/2023, tính đến 30/9/2023, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại TPBank ghi nhận gần 47.974 tỷ đồng, tăng tới 35% so với đầu năm.
Trong đó tăng mạnh nhất là bảo lãnh vay vốn từ 455 tỷ đồng hồi đầu năm lên gần 1.355 tỷ đồng, tương đương tăng gấp gần 3 lần so với đầu năm; bảo lãnh khác cũng tăng tới 34% từ 32.222 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 43.069 tỷ đồng và cam kết trong nghiệp vụ LC tăng 30% lên hơn 3.549 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ ‘nghĩa vụ nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng’ chiếm đến 27% và tỷ trọng ‘bảo lãnh khác’ chiếm 23%.
>>> Lợi nhuận tại ngân hàng MSB khả quan, chất lượng tín dụng hiện ra sao?

Đối với các ngân hàng thương mại, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn chủ yếu bao gồm các khoản bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C, các khoản bảo lãnh khác như thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu… Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác.
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chỉ được ghi nhận ngoại bảng. Mặc dù việc quản lý dư nợ cho vay hiện nay đã được đẩy mạnh kiểm soát, song rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của nhóm ngân hàng thương mại vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
TIN LIÊN QUAN
-
FPT: Lợi nhuận nghìn tỷ song nợ vay nhảy vọt hơn 19.000 tỷ đồng, nợ người lao động hơn 3.500 tỷ đồng
-
Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng
-
ABBank dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu
-
Một 'ông trùm' bất động sản Tam Đảo có quỹ đất khủng sắp làm khu du lịch 68ha với 75% vốn vay từ ngân hàng
-
Doanh nghiệp trong hệ sinh thái BIM Group hút về gần 600 tỷ từ trái phiếu sau cú tăng vốn "thần tốc"
Vàng đắt đỏ, giới trẻ chuyển hướng đầu tư bạc
Chỉ với hơn 1 triệu đồng, các nhà đầu tư có thể sở hữu 1 lượng bạc. Trong bối cảnh giá vàng liên tục tăng, nhiều người trẻ đang có xu hướng chuyển sang...
Điểm tin ngân hàng ngày 15/3: PGBank chốt quyền phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng
Người dân cẩn trọng với các giao dịch vàng trên mạng; Sacombank ra mắt gói vay 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4%; Kho bạc nhà nước muốn mua thêm 300...
Giá vàng tăng cao tác động gì đến thị trường bất động sản?
Theo chuyên gia giá vàng không tác động nhiều đến giá bất động sản nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định. Đó là việc các nhà đầu tư bị cuốn vào thị trường vàng, làm giảm phần vốn đầu tư vào thị trường bất động sản.
Cơ hội trúng 10 lượng vàng khi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Số Vikki
Nhân dịp khánh thành tuyến Metro số 1 thành phố Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên), Vikki Digital Bank - Ngân hàng Số thế hệ mới đồng hành...
Giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng ở phiên cuối tuần
Giá vàng thế giới áp sát ngưỡng 3.000 USD/ounce, giá vàng trong nước đồng loạt tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, đáng nói, mức giá vàng nhẫn vượt 700.000 đồng/lượng so với vàng miếng.
Điểm tin ngân hàng ngày 14/3: Nhiều ngân hàng công bố chia cổ tức bằng cổ phiếu
Tín dụng ngân hàng tăng gần 1%; Yêu cầu Thống đốc nghiên cứu thông tin 'Nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng tăng mạnh'; Thanh khoản thắt chặt trên thị trường, lãi...
Điểm tin ngân hàng ngày 13/3: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng “đóng băng”
Nam A Bank dự kiến phát hành 85 triệu cổ phiếu ESOP, chia cổ tức 25%; ACB đặt mục tiêu lợi nhuận 23.000 tỷ đồng trong năm 2025; Đã có 20 ngân hàng tham gia...
Gửi tiết kiệm BIDV cơ hội trúng vàng miếng trị giá 680 triệu đồng
Từ ngày 01/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, BIDV triển khai chương trình khuyến mại “Gửi tiết kiệm rước lộc vàng” dành cho khách hàng cá nhân với quà tặng tiền mặt và cơ hội tham...
Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn nhất hiện nay?
Giá bất động sản tăng cao khiến người trẻ khó mua nhà. Nhằm hỗ trợ nhóm đối tượng này, nhiều ngân hàng đã triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi.
Điểm tin ngân hàng ngày 12/3: VPBank cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng
BVBank sẽ bầu HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2025-2030 tại ĐHCĐ năm nay; SHB hoàn tất tăng vốn điều lệ lên hơn 40.600 tỷ đồng, sau phát hành cổ phiếu; NHNN chỉ đạo...
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi: Xu hướng tiếp tục lan rộng
Trong bối cảnh kinh tế cần sự hỗ trợ mạnh mẽ, nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã chủ động giảm lãi suất huy động và cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng...
Đẩy mạnh hoạt động thanh tra các ngân hàng có "sân sau" là doanh nghiệp bất động sản
Mới đây, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có mối liên hệ với...
Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
Lợi suất trái phiếu Chính phủ có thể tiếp tục tăng khi Kho bạc Nhà nước dự kiến đẩy mạnh phát hành, tuy nhiên, mức tăng có thể bị hạn chế do khả năng giảm...
Điểm tin ngân hàng ngày 11/3: Các ngân hàng nhận chuyển giao được ưu đãi đặc biệt
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất thấp nhưng vẫn còn nhà băng niêm yết lãi cao nhất 9%/năm; Thủ tướng khuyến khích ngân hàng nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu; Yêu cầu trình...
Điểm tin ngân hàng ngày 10/3: Quỹ ngoại PYN Elite Fund giảm vốn tại Sacombank xuống 5,96%
Ngân hàng số Vikki tặng 100.000 thẻ VikkiGO đi metro miễn phí cho người dân; NamA Bank lên kế hoạch lãi 5.000 tỷ, chia cổ tức 25%; Phó Tổng Giám đốc VPBank chi gần 600...
PVcomBank triển khai gói tín dụng ưu đãi, lãi suất dưới 4%/năm
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói tín dụng ưu đãi “Hành trình mới, sống trọn ước mơ” có quy mô lên đến 10.500 tỷ đồng, với lãi suất hấp dẫn...
Ông Lê Quang Vinh giữ chức Tổng giám đốc Vietcombank
Ông Lê Quang Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc ngân hàng kể từ ngày 07/3/2025.
Điểm tin ngân hàng ngày 8/3: Vì sao ngân hàng nhà nước dừng phát hành tín phiếu?
9 ngân hàng cam kết cho vay gần 55.000 tỷ đồng với lãi suất thấp cho người trẻ mua nhà; Ông Lê Quang Vinh được bầu vào Hội đồng Quản trị Vietcombank; Pyn Elite Fund...
Thành công với chiến lược đẩy mạnh số hoá, KienlongBank tăng tốc trong kỷ nguyên vươn mình
Chiến lược số hóa toàn diện đã tạo ra sự thay đổi và đột phá trong hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ tại KienlongBank, mang tới cho khách hàng nhiều tiện ích...
Xem nhiều




