Masan Group: Trả 19 tỷ đồng tiền lãi vay mỗi ngày, nợ phải trả lớn gấp hơn 2,8 lần vốn chủ sở hữu
9 tháng đầu năm 2023, Masan Group ghi nhận 57.470 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế hơn 1.300 tỷ đồng và nợ vay có xu hướng giảm nhẹ so với đầu năm.
Lợi nhuận tại Masan Group tiếp tục "tăng trưởng âm"
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) ghi nhận doanh thu thuần quý III/2023 đạt 20.155 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức hơn 29%, so với mức gần 28% của quý III/2022. Lợi nhuận gộp tăng hơn 9% lên mức 5.939 tỷ đồng.
Thế nhưng do chi phí tài chính của Masan Group trong quý III tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2.386 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay đã lên tới 1.744 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí bán hàng cũng tăng 10% lên mức 3.623 tỷ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ giảm nhẹ 3% ghi nhận 956 tỷ đồng.
Do đó, Masan Group báo lãi sau thuế quý III/2023 đạt hơn 484 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, Masan Group mang về 57.470 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế giảm tới 66%, chỉ còn 1.353 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận tại Masan Group tăng trưởng âm là do gánh nặng chi phí. Trong 9 tháng đầu năm 2023, chi phí tài chính lên tới hơn 6.514 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay với hơn 5.277 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ 2022, tương ứng mỗi ngày phải trả hơn 19 tỷ đồng lãi vay. Đồng thời, chi phí bán hàng cũng tăng 12%, chiếm gần 10.400 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu tài chính lại giảm 8% xuống mức 1.760 tỷ đồng; lãi từ công ty liên kết giảm 18% chỉ mang về 2.950 tỷ đồng.
>>> Bất động sản Phát Đạt: Lợi nhuận giảm sốc, khoản 'của để dành' ngày càng teo tóp

Tại cuối quý III/2023, số dư tiền mặt hợp nhất của Masan Group bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, là 14.258 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tự do được cải thiện đạt 2.202 tỷ đồng trong quý III so với 125 tỷ đồng cùng kỳ.
Mảng kinh doanh tiêu dùng của Masan bao gồm WinCommerce (WCM), Masan Consumer Holdings (MCH), Masan MEATLife (MML) và Phúc Long Heritage (PLH) ghi nhận lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) tăng 45,5% trong 9 tháng đầu năm.
Cùng kỳ, The CrownX (đơn vị hợp nhất MCH và WCM) đạt doanh thu 41.704 tỷ đồng, tăng 2,4%. EBITDA của The CrownX đạt 5.622 tỷ đồng, tăng 11,4%.
WinCommerce gần đạt điểm hòa vốn EBIT lần đầu tiên kể từ sau COVID-19. Doanh thu thuần tăng 2,1% trong 9 tháng đầu năm nhờ mở cửa hàng mới. Trong 9 tháng qua, WCM mở mới 245 siêu thị mini (WinMart+) và hai siêu thị (WinMart). Tính đến cuối tháng 9, chuỗi WinCommerce có 3.586 điểm bán trên toàn quốc.
Trước đó, trong quý II, WCM chia sẻ kế hoạch cải tạo các cửa hàng WinMart+ hiện có ở khu vực thành thị và nông thôn. Các cửa hàng này sẽ được cải tạo lại theo mô hình WIN “All That You Need” mới ở khu vực thành thị và WinMart+ Rural ở khu vực nông thôn.
Là động lực tăng trưởng LFL (Like for like - mức tăng trưởng doanh thu tại các cửa hàng hiện hữu), phía Masan Group cho biết hoạt động cải tạo này hoàn thành tiến độ ngoài mong đợi, đạt được khoảng 45%. Nhóm siêu thị mini, chiếm 70% trên tổng số các siêu thị mini, ghi nhận biên lợi nhuận sau thuế đạt 2,2% trong quý III. Đây là quý thứ hai liên tiếp nhóm siêu thị mini này có lãi sau thuế.
9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Masan Consumer Holdings đạt 20.376 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Trong quý III, biên lợi nhuận gộp của MCH ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử là 45,6% giúp thúc đẩy biên EBITDA lên mức 26%.
Đây là kết quả của mức giá bán cao được củng cố bởi thương hiệu mạnh, danh mục sản phẩm có biên lợi nhuận cao, khả năng đảm bảo chi phí nguyên vật liệu thấp, và kế hoạch cung cầu được tối ưu hóa để cải thiện chi phí chuyển đổi sản xuất.

Doanh thu Masan MEATLife tăng 61,1% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ, nhờ doanh số tăng mạnh hơn trên hầu hết các phân khúc sản phẩm.
Trong quý III, biên lợi nhuận gộp của MEATLife là 18,6%, tăng 260 điểm cơ bản so với mức 16% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận cao hơn trong kỳ được thúc đẩy bởi tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng lợn trang trại và gà trang trại cải thiện đáng kể so với quý liền kề.
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này đến từ giá lợn hơi, giá gà thịt cao hơn trong quý III so với nửa đầu năm. Cũng trong quý này, mảng lợn trang trại ghi nhận biên lợi nhuận gộp là 30,8% (so với 11,6% trong nửa đầu năm) và gà trang trại đạt biên lợi nhuận gộp là 14,4% (so với -17,1% trong nửa đầu năm).
Đối với mảng thịt chế biến, doanh thu tăng 35,9% lên 1.714 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, chủ yếu nhờ sản lượng tăng. Đối với mảng thịt lợn mát có thương hiệu, MML đã thành công thu hẹp khoảng cách giá với chợ truyền thống thông qua chương trình giá độc quyền cho Hội viên WIN, giúp doanh thu theo ngày của các sản phẩm MML tại các cửa hàng của WCM tăng thêm 30%.
Phúc Long Heritage (PLH) đã cải thiện khả năng sinh lời bằng cách cơ cấu hợp lý số kiosk. Biên lợi nhuận EBITDA cải thiện lên 20,8% trong quý III so với 17% trong quý II do việc phân bổ lại các kiosk Phúc Long tại WinMart/WinMart+.
Trong quý III, Phúc Long Heritage mở mới 6 điểm bán. Các cửa hàng PLH ngoài WCM có doanh thu tăng trưởng nhẹ, đạt 876 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Bấp bênh khả năng trả nợ?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, Masan Group có giá trị tài sản ngắn hạn tại ngày 30/9/2023 đạt hơn 47.845 tỷ đồng nhưng vẫn ở mức khá lép vế so với quy mô nợ của doanh nghiệp này.
>>> Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

Nợ phải trả tính đến 30/9/2023 ghi nhận con số lên tới 106.999 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, lớn gấp hơn 2,8 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn hơn 54.028 tỷ đồng, chiếm 50% tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.
Với quy mô nợ ngắn hạn hơn 54.028 tỷ đồng như trên, con số tài sản ngắn hạn chỉ 47.845 tỷ đồng tỏ ra khá lép vế và đây là một trong những yếu tố rủi ro ẩn chứa khá lớn về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Như vậy, nợ ngắn hạn tại Masan đang lớn hơn tài sản ngắn hạn là 6.183 tỷ đồng. Với việc nợ vay ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 6.183 tỷ đồng, hay có thể hiểu là dùng 6.183 tỷ đồng tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản dài hạn (lớn hơn 1 năm).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, tại thời điểm 30/9/2023 tổng nợ vay của Masan Group ghi nhận hơn 68.614 tỷ đồng, chiếm 42% tổng nguồn vốn, chỉ giảm nhẹ 3% so với đầu năm.
Cơ cấu nợ của doanh nghiệp được chuyển dịch từ tăng nợ dài hạn từ 30.425 tỷ đồng lên 42.922 tỷ đồng, tương đương tăng 41% so với đầu năm và giảm nợ ngắn hạn từ 40.567 tỷ đồng xuống 25.692 tỷ đồng, tương đương giảm 37% so với đầu năm.
Trong đó, về nợ vay ngắn hạn có tới 13.383 tỷ đồng là vay ngắn hạn không có đảm bảo còn vay ngắn hạn có đảm bảo hơn 3.592 tỷ đồng và vay trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính dài hạn đến hạn trả là hơn 8.700 tỷ đồng.
Về nợ vay dài hạn có tới 31.685 tỷ đồng là vay dài hạn ngân hàng có đảm bảo; vay trái phiếu không có đảm bảo hơn 9.000 tỷ đồng và vay trái phiếu có đảm bảo hơn 10.389 tỷ đồng;...
Với các khoản nợ vay khá lớn trên, đã tạo áp lực trả lãi của doanh nghiệp, từ đó khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị "bào mòn" mạnh.
TIN LIÊN QUAN
-
Lợi nhuận tại ngân hàng MSB khả quan, chất lượng tín dụng hiện ra sao?
-
PG Bank: Dư nợ cho vay ô tô tăng đột biến, sở hữu hơn 44.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp
-
ABBank dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu
-
Nam Long Group đang vay nợ trái phiếu ra sao?
-
WTO cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể mất 5% GDP
-
Kinh doanh lao dốc, “ông trùm” môi giới bất động sản cắt giảm gần 1.300 nhân sự
-
Vừa trúng gói thầu ngàn tỷ đồng, Tổng công ty Thăng Long hé lộ dòng tiền thâm hụt
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
Xem nhiều




