Nghịch lý “thuốc rẻ” tại thị trường dược Việt Nam: Cuộc chơi nhiều thách thức
Suốt nhiều năm, các ông lớn thuốc gốc chỉ phải đối đầu với nhóm generic - đa phần là các công ty nội địa - ở thời điểm thuốc generic chưa tạo dựng được nền tảng và danh tiếng cho các bệnh nhân và cả chuyên gia y tế. Bấy lâu nay, thuốc generic thường được
*Bài viết thể hiện quan điểm của Andriy Samoylovych – Giám đốc điều hành tại Stada Việt Nam, một trong những nhà sản xuất dược phẩm có trụ sở tại Đức .
Hệ sinh thái của ngành dược phẩm suốt nhiều năm qua có thể được xác định như sau: Các công ty nghiên cứu, sáng chế ra các loại thuốc biệt dược (còn gọi là thuốc gốc) với giá cao. Sau đó, các công ty “generic” sẽ tiếp cận, sản xuất ra các loại thuốc tương tự về chất lượng nhưng ở mức giá mềm hơn, dễ tiếp cận hơn cho người tiêu dùng.
Nhìn chung, dòng thuốc generic chiếm một vai trò rất lớn đối với mọi hệ thống y tế trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế suy thoái, khi người dân cần thắt lưng buộc bụng.
Trong lĩnh vực dược, thuốc được chia làm hai loại: thuốc Gốc (Original, hay biệt dược) và thuốc Generic (thuốc bản sao). Thuốc gốc là các loại thuốc mới được phát triển, được nhà sản xuất đặt tên nhằm chỉ ra hoạt chất trong thuốc. Trong khi đó, thuốc Generic do các nhà sản xuất khác tạo ra với thành phần hoạt chất và hiệu quả điều trị tương tự, và thường có giá rẻ hơn.
Dù chưa bao giờ thực sự rõ ràng, nhưng cơ chế thì đúng ở hầu hết các thị trường. Đó là, các công ty dược tạo ra một loại thuốc mới, bán ra thị trường trong 15-20 năm ở mức giá cao (để bù lại chi phí nghiên cứu) với sự bảo hộ của bằng sáng chế. Sau đó, làn sóng thuốc generic tràn đến, tạo ra các loại thuốc có giá thấp hơn nhiều lần, tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận thuốc và giảm gánh nặng cho dịch vụ công. Các công ty “thuốc gốc” lúc này tiếp tục nghiên cứu để tạo ra loại thuốc mới, hình thành một vòng lặp liên tục, nơi tất cả đều có vai trò riêng.
Thị trường Việt Nam có khác biệt?
Nhiều người có thể cho rằng những “người chơi” mạnh nhất trên thị trường mới nổi như Việt Nam sẽ là các công ty thuốc generic. Nhưng thực chất, 4 trên 5 công ty dược phẩm lớn nhất Việt Nam là các doanh nghiệp làm thuốc gốc.
Đi sâu hơn, có thể thấy các “ông lớn” này vẫn đang chủ yếu dựa vào các sản phẩm dược nền tảng từ cách đây 20-40 năm, với những hoạt chất từ lâu đã được nhóm generic tiếp quản. Ít nhất, phân nửa số nhà dược phẩm gốc tại Việt Nam đang bán các sản phẩm như vậy. Nếu không tính vaccine (loại sản phẩm có thị trường khác biệt), tỷ lệ có thể lên tới hơn 70%.

Các sản phẩm này đa số nằm trong lĩnh vực thiết yếu như thuốc kháng sinh, tiểu đường, tim mạch, thường được bán ở mức giá từ 3-5 lần so với nhóm generic. Vậy mà, nó chiếm khoảng 50% thị phần.
Có ý kiến cho rằng đây là câu chuyện thuần về cạnh tranh và chẳng có gì phải lo lắng. Nhưng có thật là như vậy không?
Thuốc rẻ chiếm ít thị phần, tại sao?
Không có câu trả lời đồng nhất cho vấn đề này. Tuy nhiên, điều rõ ràng nhất là nhiều “ông lớn” thuốc gốc đã tạo lập vị trí của mình từ 20-25 năm trước, định vị bản thân ở phân khúc thuốc cao cấp. Họ chỉ phải đối đầu với nhóm generic - đa phần là các công ty nội địa - ở thời điểm thuốc generic chưa tạo dựng được nền tảng và danh tiếng cho các bệnh nhân và cả chuyên gia y tế. Suốt nhiều năm trời, thuốc generic thường được gắn với nhãn “của rẻ là của ôi”.
Những năm sau này, khi các nhà sản xuất thuốc generic đã tiến bộ hơn cả về chất và lượng, bệnh nhân vẫn thường nhận được câu hỏi lựa chọn từ dược sĩ: “thuốc ngoại hay thuốc nội?”. “Ngoại” ở đây là các sản phẩm gốc có giá cao, còn “nội” là nhóm thuốc rẻ hơn từ các công ty generic nội địa.
Dĩ nhiên, bệnh nhân sẽ chọn thứ họ cho là tốt hơn, miễn là đủ khả năng chi trả.
![]() |
Có nghĩa, các bệnh nhân tại Việt Nam vẫn đang trả mức giá cao hơn nhiều lần để nhận được loại thuốc được tin là chất lượng tốt hơn, dù thực tế các thuốc generic nội địa có thể cho hiệu quả tương đương. Điều này cũng áp dụng cho nhóm bệnh nhân thuộc tầng lớp đang bị tổn thương vì nền kinh tế phục hồi chậm chạp hậu đại dịch, nơi số tiền họ bỏ ra để mua thuốc có thể đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu khác.
Không chỉ vậy, câu chuyện này cũng tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế công, khi phải chi nhiều tiền cho “thuốc gốc” vốn ra đời từ rất lâu và đã có nhóm generic thay thế.
Vấn đề cũng không dừng lại ở chi phí. Khi các công ty thuốc gốc tiếp tục tập trung, quảng bá và bảo vệ thị phần cho loại thuốc quá lâu năm, họ không còn thời gian, nguồn lực để mang đến các loại thuốc mới cho thị trường. Hệ quả mà hệ thống phải gánh chịu là gấp đôi, khi bệnh nhân và dịch vụ công đều phải trả nhiều tiền hơn mà không có thuốc mới để sử dụng.
Giải pháp là gì?
Để tạo ra giải pháp cho vấn đề này là phức tạp. Nhưng rõ ràng, ngành công nghiệp thuốc generic cần phải có bước đột phá lớn để “quảng bá” bản thân cho bệnh nhân và các chuyên gia y tế, tạo dựng danh tiếng về chất lượng, và xây dựng niềm tin.
Mặt khác, các ông lớn thuốc gốc cần phải trở lại đúng giá trị và mục tiêu của mình, là tiếp tục nâng cấp thuốc, tập trung mang đến các đột phá về dược phẩm cho Việt nam.
Trong một hệ thống y tế, cả hai bên đều cần nỗ lực và thời gian, nhưng kết quả sau cùng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai và toàn xã hội.

Câu hỏi còn đọng lại là “liệu làm vậy có đủ”? Dưới góc nhìn của các học giả, tác động từ thị trường có thể là lý tưởng. Nhưng nếu muốn có thay đổi nhanh chóng và hiệu quả, cần sự tác động từ hệ thống y tế công để quảng bá thuốc generic, với tư cách là sản phẩm dễ tiếp cận và hiệu quả về chi phí.
Đối tác chuyên cung cấp ắc quy cho VinFast, Honda, Thaco: Xây nhà máy nghìn tỷ, tham vọng ‘bỏ túi’ 11 tỷ/ngày
Công ty Cổ phần Pin Ắc Quy Miền Nam (Pinaco – mã chứng khoán: PAC) nhà sản xuất ắc quy lâu đời với hai thương hiệu nổi bật là Ắc quy Đồng Nai...
Cổ phiếu Nam Kim lao dốc sau thuế mới từ Mỹ: Doanh thu xuất khẩu của ông lớn ngành thép tăng mạnh trong năm qua
Nam Kim vừa khép lại năm 2024 với mức lợi nhuận sau thuế tăng gần 286%, doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng áp đảo. Thế nhưng, sau tuyên bố thuế mới từ Mỹ đã...
Hốt bạc từ "mỏ vàng" AI, "kỳ lân" công nghệ VNG bùng nổ doanh thu
Công ty Cổ phần VNG (mã chứng khoán: VNZ) - được mệnh danh là "kỳ lân" công nghệ của Việt Nam vừa công bố kết quả tài chính kiểm toán cho năm tài chính 2024...
Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó ra sao với thuế quan mới nhất của Mỹ?
Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức lớn do có thể bị Mỹ áp mức thuế mới lên tới 46%. Tiến sĩ Scott McDonald - Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng...
Cổ phiếu ngành gỗ đồng loạt giảm kịch sàn sau tin ông Trump công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam
Cổ phiếu ngành gỗ Việt Nam rơi tự do sau tuyên bố thuế sốc từ ông Trump. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có thể đang bước vào giai đoạn thử lửa khốc liệt nhất...
Cổ phiếu ngành gỗ chao đảo sau đòn thuế 46% từ Mỹ: “Ông lớn” Phú Tài (PTB) công bố kết quả kinh doanh khả quan!
Ngay sau khi ông Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam, nhóm doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lao dốc mạnh trên sàn chứng khoán.
Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc...
REE lên kế hoạch mở rộng đầu tư vào điện khí LNG trong 2025
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 của CTCP Cơ Điện Lạnh (MCK: REE) ngày 1/4, công ty đã trình thông qua kế hoạch doanh thu 10.248 tỷ, tăng hơn 22%...
WinMart báo lãi lần đầu tiên sau 5 năm về tay tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, chiến lược nào giúp Masan thắng lớn?
Theo đó, năm 2024, WinCommerce đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 5,7 tỷ đồng, đảo ngược hoàn toàn so với khoản lỗ hơn 599 tỷ đồng trong năm 2023.
Từng làm F&B, doanh nghiệp Việt gây bất ngờ khi lấn sân năng lượng, vừa ký hết hợp tác cùng ông lớn châu Âu
Từng bắt đầu từ một lĩnh vực khác, doanh nghiệp Việt này đang khiến giới chuyên môn bất ngờ khi chính thức ký kết hợp tác với một tập đoàn sừng sỏ trên thế giới.
KCN Dốc Đá Trắng – "Cứ điểm" chiến lược mới của Viglacera
Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng...
Mua lại Altair Engineering, Siemens mở rộng danh mục phần mềm công nghiệp
Tập đoàn Siemens mới đây ra công bố đã hoàn tất việc mua lại Altair Engineering Inc., một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong thị trường mô phỏng và phân tích công nghiệp,...
Thâu tóm công ty AI tạo sinh của Vingroup, ‘gã khổng lồ’ ngành chip Qualcomm đang toan tính điều gì?
Vingroup vừa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Movian AI cho Qualcomm, đánh dấu bước tiếp theo trong chiến lược tái cấu trúc trong lĩnh vực AI của tập đoàn.
The Coffee House ngậm ngùi về tay "đại gia" với giá cực sốc sau nhiều năm lỗ nặng
Golden Gate đã hoàn tất thương vụ mua lại The Coffee House với giá 270 tỷ đồng, chỉ bằng một phần tư định giá vào năm 2021, khi chuỗi chuỗi đồ uống này được....
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản...
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào việc cải thiện công suất, hiệu quả hoạt động mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
VinFast hợp tác ‘ông lớn’ logistics hàng đầu thế giới: Giao phụ tùng siêu tốc phủ sóng châu Âu chỉ trong 24h
VinFast vừa công bố hợp tác với công ty logistics và vận chuyển hàng đầu DHL để tối ưu hóa mạng lưới phụ tùng thông tin qua gói giải pháp quản lý hậu cần.
Vì sao công ty Bách Việt chậm công bố thông tin khi không đủ điều kiện là công ty đại chúng?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt công ty Bách Việt do không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định pháp luật...
Xem nhiều




