Người lao động "than" về điều kiện mua nhà ở xã hội
Nhu cầu về nhà ở xã hội cao gấp 1,5 lần so với tỷ lệ người lao động (NLĐ) hiện đang ở loại nhà này. Trong khi đó, NLĐ gặp nhiều khó khăn khi mua nhà ở xã hội và “điều kiện để được mua” hiện là rào cản lớn nhất với họ.
Nhiều khó khăn, rào cản
Khảo sát của Ban IV và VnExpress về nhu cầu nhà ở của người lao động thực hiện cuối tháng 4 cho thấy, tính chung cho cả nước, 57% NLĐ tham gia khảo sát muốn mua nhà, trong đó tỷ lệ NLĐ muốn mua nhà ở xã hội và mua nhà không thuộc diện “nhà ở xã hội” gần như tương đương nhau, tương ứng là 28% so với 29%. Nhu cầu về “nhà ở xã hội” theo đó, cao gấp hơn 1,5 lần so với tỷ lệ NLĐ hiện đang ở nhà ở xã hội (18%).
Điều này cho thấy chủ trương phát triển 1 triệu nhà ở xã hội mà Chính phủ đang chỉ đạo trọng tâm là chủ trương được xã hội nói chung và NLĐ hết sức đón nhận.
Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn khi mua nhà ở xã hội và “điều kiện để được mua nhà ở xã hội” hiện là rào cản lớn nhất với 39% NLĐ tham gia khảo sát. Ba khó khăn lớn khác ở góc nhìn của NLĐ là thiếu tài chính sẵn có cho khoản đóng góp ban đầu (33%), khó cạnh tranh suất mua (32%), hồ sơ giấy tờ chứng minh phức tạp (27%).

Khoản 5 Điều 13 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định: “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại NHCSXH hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”.
Theo Ban IV, quy định này tạo ra một trong các điều kiện vay mua nhà ở xã hội tại các Ngân hàng chính sách xã hội là đối tượng vay “Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng với NHCSXH, mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn”.
Trong khi phần lớn NLĐ “thiếu tài chính sẵn có cho khoản đóng góp ban đầu” (thông thường là 20% - 30% giá trị hợp đồng mua nhà) thì việc đặt ra yêu cầu như trên càng làm giảm mạnh cơ hội mua nhà của họ. Hoặc các yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ chứng minh “thuộc diện đối tượng cho vay” hay chứng minh về thực trạng nhà ở, điều kiện thu nhập, điều kiện cư trú… cũng rất phức tạp với phần lớn NLĐ.
Cần cải thiện điều kiện cho vay
Ban IV cho rằng, chủ trương xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội là đúng đắn và cấp thiết. Tuy nhiên, để đạt được sự hiệu quả trong thực tế triển khai, giúp phần đông NLĐ tiếp cận được với nhà ở xã hội, cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh tên chương trình, đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" thành “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở cho NLĐ thuộc diện thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với đó là việc giảm mạnh lãi suất cho vay và áp dụng cho tất cả đối tượng NLĐ mua nhà ở trong chương trình.
Thay vì như hiện nay, chỉ có người thuộc diện “đối tượng chính sách xã hội” mới được tiếp cận vay với lãi suất thấp tại các ngân hàng chính sách xã hội, còn đối tượng công nhân khu công nghiệp muốn mua nhà ở xã hội hầu hết phải vay với lãi suất thông thường của ngân hàng thương mại. Đây là bài toán rất thách thức với số đông NLĐ vì số tiền trả lãi, trả gốc hàng tháng thậm chí vượt quá 50% thu nhập của công nhân.
Nhà nước cần xem xét cải thiện quy trình, hồ sơ, điều kiện cho vay mua nhà ở xã hội cho NLĐ, vì đây là những rào cản rất lớn đang được phản ánh thông qua cuộc khảo sát.
Ban IV cho biết, kiến nghị của các DN thể hiện trong báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp tháng 5/2023 có nội dung rất đáng lưu ý là “Nhà nước xem xét các cơ chế để doanh nghiệp tham gia tín chấp, bảo lãnh cho NLĐ trong quá trình vay mua/thuê nhà ở xã hội so với quy trình xét duyệt phức tạp theo diện “đối tượng chính sách” như hiện nay để chủ trương phát triển nhà ở xã hội đi vào thực tiễn…”.
Vai trò của doanh nghiệp theo đó có thể phát huy nhiều hơn trong câu chuyện mua nhà ở xã hội của NLĐ, không chỉ xác nhận thu nhập mà còn có thể thay mặt NLĐ trả khoản tiền gốc và lãi hàng tháng tương tự cách doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ hiện nay. Đồng thời, một số doanh nghiệp còn có thể bổ sung thêm cơ chế “hỗ trợ một phần tiền” để thực hành chính sách chăm lo đời sống cán bộ nhân viên, giữ chân NLĐ, cộng hợp với nỗ lực của Chính phủ trong đề án quan trọng này.
Cần nghiên cứu, đánh giá nhu cầu nhà ở cho NLĐ theo từng địa phương và ưu tiên các địa phương tập trung đông công nhân, NLĐ để phân bổ chỉ tiêu phát triển dự án hợp lý, đi kèm với các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù nếu cần.
Với bảng giá đất và chi phí xây dựng như hiện nay, các dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các thành phố lớn sẽ gặp nhiều thách thức vì tổng chi phí đầu vào rất cao, ví dụ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...
Tuy nhiên, đây cũng là các tỉnh, thành phố tập trung đông công nhân, NLĐ nên để chính sách phát huy được trong thực tiễn và tiệm cận được đúng đối tượng mục tiêu của chính sách thì cần phải có các quyết sách cụ thể để hỗ trợ cho quá trình phát triển nhà ở xã hội trên các địa bàn này.
Đồng thời, trong quá trình phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho NLĐ trên từng địa phương, cần rà soát và quan tâm đặc biệt tới việc bố trí các hạ tầng nền tảng như điện, nước, trường học công lập... Bởi vì với mức thu nhập thấp, lại phải trả tiền lãi, tiền gốc vay mua nhà ở xã hội hàng tháng, thì số tiền còn lại của NLĐ rất khó để trang trải các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, chưa nói tới việc trang trải các chi phí cho con đi học tư thục, hay các vấn đề phát sinh khác.
TIN LIÊN QUAN
Nam Long thế chấp loạt cổ phần, dự án cho hoạt động phát hành trái phiếu
Công ty CP Đầu tư Nam Long dùng 49ha đất Long An "làm tin" để phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, bơm vốn làm dự án ở Cần Thơ...
"Hệ sinh thái" Xuân Thiện Group: Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo thua lỗ thảm hại
Xuân Thiện Group đang sở hữu 13 nhà máy thủy điện, 7 nhà máy điện mặt trời và một trung tâm thí nghiệm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp...
Hoàng Anh Gia Lai: Rao bán khách sạn lớn nhất Tây Nguyên để trả nợ trái phiếu
Động thái bán công trình khách sạn Hoàng Anh Gia Lai có vị trí tại Quảng trường Phù Đổng, trung tâm thành phố Pleiku của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai...
Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4 và cả năm 2023
Trên cơ sở kết quả 9 tháng, dự báo bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước thời gian tới, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng quý 4...
Phương án nào để sớm thanh toán tiền cho nhà đầu tư trái phiếu?
Mới đây, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết, Bộ phối hợp với Bộ Công an để đẩy nhanh tiến độ điều tra...
Hàng loạt doanh nghiệp ở Hà Nội bị “bêu tên” vì vi phạm phòng cháy, chữa cháy
Trong danh sách 112 công trình bị “bêu tên” có các nhiều doanh nghiệp, như: Công ty cổ phần ô tô 1-5, Công ty cổ phần Công trình 6,...
Vừa ghi nhận kinh doanh thoát lỗ trong 6 tháng đầu năm, Tổng Công ty 36 lại bị xử phạt hơn 1 tỷ ở....
Trước khi bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt và truy thu tổng cộng 1,33 tỷ đồng về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Tổng Công ty 36 – CTCP vừa...
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 9/2023, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam ước đạt 862 triệu USD,...
Kinh tế quý III khởi sắc, GDP ước tăng 5,33%
Con số tăng trưởng của quý III/2023 đạt 5,33% cải thiện hơn 2 quý đầu năm, đưa mức tăng GDP 9 tháng đạt 4,24%, vẫn rất thấp so với cả giai đoạn 2011 - 2023.
Nhu cầu tìm kiếm các mặt bằng bán lẻ đắc địa luôn ở mức cao
Việt Nam luôn là điểm đến rất hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ. Không chỉ đối với các nhãn hàng cao cấp, các lĩnh vực bán lẻ về thời trang,...
Hệ sinh thái Taseco Corp đang thế chấp ngân hàng loạt cổ phần, bất động sản?
Thời gian gần đây, Taseco Corp cùng các công ty con từng rất nhiều lần mang tài sản, cổ phần đi thế chấp tại các ngân hàng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị thu hẹp chủ yếu do những bất ổn trong lĩnh vực bất động sản
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024...
Thép Pomina sắp phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu để trả nợ ngân hàng
Mới đây, Công ty cổ phần Thép Pomina (HoSE: POM) công bố mục đích sử dụng vốn của việc phát hành riêng lẻ hơn 70,1 triệu cổ phiếu. Trong đó, 71% vốn huy động sẽ được công ty dùng để trả nợ ngân hàng.
Rạng Đông Holding phải bồi thường gần 180 tỷ đồng cho công ty Nhật Bản
Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) vừa công bố một thông báo bất thường về kết quả của vụ tranh chấp với Sojitz Planet Corporation,...
Tập đoàn R&H giãn nợ 5.000 tỷ đồng trái phiếu thêm 2 năm
Ngày 27/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đăng tải thông tin công bố của Công ty Cổ phần Tập đoàn R&H (Tập đoàn R&H) về nghị quyết người sở hữu trái phiếu...
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2023
Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023...
Thái Bình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt khá
Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành kịp thời nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành để thực hiện các mục tiêu,...
Hệ sinh thái của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?
Hệ sinh thái KN Investments của đại gia Lê Văn Kiểm, trong đó có Golf Long Thành, KN Cam Ranh lợi nhuận èo uột, nợ phải trả hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tập đoàn ngoại 'đổ tiền' vào trái phiếu doanh nghiệp Việt
Tập đoàn ngoại chi tiền khủng mua trái phiếu doanh nghiệp Việt, tuy nhiên tình hình tài chính của không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn hạn chế.
Xem nhiều




