Nhìn lại bức tranh môi trường thế giới năm 2023
2023 là năm thế giới ghi nhận nhiều thảm họa thiên nhiên... Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục phải đối diện với “mùa đông không lạnh” và nhiệt độ toàn cầu ngày một tăng. Cùng điểm lại những sự kiện môi trường thế giới nổi bật trong năm qua.
1. Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28)
Ngày 30/11, Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (COP28) đã được khai mạc tại Dubai. Sau 2 tuần đàm phán khó khăn và nhiều tranh cãi, 200 nước tham dự Hội nghị COP28 đã đi tới thỏa thuận chung. Theo đó kêu gọi "chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và bình đẳng".
Quyết định Đánh giá nỗ lực toàn cầu (GTS) lần đầu tiên được xem là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị COP28. Giám đốc phụ trách chính sách năng lượng và khí hậu của Liên minh các nhà khoa học Mỹ, bà Rachel Cleetus, cho rằng đây chính là một bước cải tiến rõ rệt so với nhiều chỉ trích trước đó. Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi đây là một thỏa thuận "lịch sử". Tuy nhiên thành công hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào.
2. Bắc Cực trải qua mùa hè ấm nhất trong lịch sử
![]() |
Một báo cáo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) ngày 12/12 cho thấy nhiệt độ không khí bề mặt ở Bắc Cực trong mùa hè năm 2023 đã lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Báo cáo thường niên của NOAA cũng cho thấy các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan xảy ra thường xuyên hơn và gây tác động sâu rộng trên toàn cầu. Sự nóng lên trên khắp các vùng phía Bắc Canada và Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada cộng với tình trạng lượng mưa dưới mức trung bình chính là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng ở khu vực này.
3. Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục đạt kỷ lục mới
Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu tiếp tục là những mối quan tâm lớn của nhân loại trong năm qua. Năm 2023 tất cả các loại kỷ lục liên quan đến nhiệt đều bị phá vỡ, cao nhất trong 25.000 năm qua và có nguy cơ vượt quá giới hạn 2 độ C được quy định trong Thỏa thuận Paris 2015.
Những kết quả nghiên cứu trên cũng khớp với dự báo trước đây là năm 2023 sẽ nằm trong top 5 năm nóng nhất trong lịch sử và cũng khớp với xác nhận của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) vào ngày 14/9 rằng mùa hè năm 2023 là mùa hè nóng nhất trên Trái đất, ít nhất kể từ năm 1880.
Ngoài ra, các nhà khoa học dự báo năm 2024 sẽ còn có những mức nhiệt độ cao hơn, phá vỡ nhiều kỷ lục cũ và các mùa đều nóng hơn năm 2023.
4. Thành lập Liên minh Xanh
Ngày 24/11, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Canada đã thông báo thành lập Liên minh Xanh Canada-EU nhằm tăng cường hợp tác trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, đặc biệt liên quan đến các thị trường carbon và hydro xanh.
Kết quả trên đạt được giữa Thủ tướng Canada Justin Trudeau với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel.
5. Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 2023
Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution).
![]() |
Qua đó truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa.
6. Hoàn tất đợt 3 xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra biển
Ngày 20/11, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã hoàn thành đợt 3 xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy này ra Thái Bình Dương.
Trước đó TEPCO đã thực hiện 2 đợt xả, lần 3 xả khoảng 7.800 tấn nước thải đã qua xử lý ra vùng biển cách bờ khoảng 1km thông qua một đường hầm dưới biển. Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết, mẫu cá đánh bắt từ các vùng biển gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ không chứa tritium.
Cơ quan Thủy sản Nhật Bản Thông tin hằng ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động xả nước thải, nhằm xua tan những lời đồn tiêu cực ở trong và ngoài nước về tác động của hoạt động này đến môi trường. Kể từ mẫu ngày 8/8, không phát hiện tritium trong 64 mẫu cá đánh bắt.
7. IDB nâng tài trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu lên 150 tỷ USD
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) sẽ tăng gấp ba lần nguồn tài trợ lên 150 tỷ USD trong 10 năm tới cho các dự án phục hồi và giảm nhẹ nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu ở Mỹ Latinh và Caribe.
![]() |
Chủ tịch IDB tuyên bố rằng đây là cam kết mà tổ chức đa phương này mang đến Hội nghị Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), bắt đầu ngày 30/11 tại Dubai (UAE).
Đây cũng là mục tiêu phù hợp với khuyến nghị của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về việc tăng gấp ba lần tài chính cho khí hậu và kêu gọi “tất cả” những người tham gia Hội nghị COP28 hành động tương tự.
8. Liên tiếp xảy ra các trận động đất lớn
Năm 2023 tiếp tục ghi nhận nhiều trận động đất lớn với số thương vong lớn và để lại hậu quả nặng nề. Vào ngày 6/2/2023, một sự kiện địa chấn có cường độ đáng kể, đo 7,8 độ Richter, đã xảy ra ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới phía bắc Syria. Trước đó chỉ 9 giờ cũng đã có một trận động đất xảy ra cách đó khoảng 95 km về phía tây nam với có cường độ 7,5 độ richter. Thống kê đến tháng 10, số liệu ghi nhận hơn 55.000 người thiệt mạng và hơn 100.000 người khác bị thương ở 2 quốc gia này do thảm họa trên.
Vào đêm 8/9, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra ở Maroc vào khoảng 23h. Theo số liệu chính thức, số người chết là gần 3.000 người và số người bị thương là hơn 5.600 người.
Ngày 7/10, một trận động động đất rung chuyển miền Tây Afghanistan khiến 2.000 người thiệt mạng. Đây cũng là trận động đất gây thương vong nặng nề nhất ở Afghanistan trong hơn 2 thập kỷ qua.
Đến ngày 6/11, một trận động đất mạnh 5,2 độ đã xảy ra ở Nepal, tiếp theo đó là một trận động đất nhỏ hơn khiến 3 người bị thương. Trước đó một trận động đất đã xảy ra tối 3/11, với rung chấn có thể cảm nhận được ở thủ đô New Delhi, nơi cách tâm chấn gần 500 km. Ngoài các nạn nhân thiệt mạng, có khoảng 100 người bị thương trong thảm họa này.
9. Ngành hàng không nỗ lực giảm 5% khí thải vào năm 2030
Cuộc họp của hơn 100 quốc gia hôm 24/11 vừa qua đã nhất trí mục tiêu tạm thời về giảm phát thải từ ngành hàng không toàn cầu vào năm 2030 bằng cách sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn, mặc dù Trung Quốc, Nga và một số quốc gia khác bày tỏ lo ngại về tác động đối với nền kinh tế của họ.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cho biết mục tiêu được đưa ra sau năm ngày đàm phán - với các cuộc thảo luận do Liên hợp quốc dẫn đầu - tại Dubai, kêu gọi giảm 5% lượng khí thải carbon thông qua việc sử dụng những năng lượng sạch hơn như nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) vào năm 2030. Một dự thảo trước đó đặt mục tiêu là 5-8%.
10. Chuyến bay đầu tiên sử dụng 100% nhiên liệu hàng không bền vững
Ngày 28/11, hãng hàng không Virgin Atlantic của Anh sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% nhiên liệu hàng không bền vững.
![]() |
Sự kiện này ghi nhận dấu mốc mới trong bối cảnh ngành hàng không thế giới đang nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon trong tương lai thông qua sử dụng nhiên liệu thay thế.
Đây là chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng 100% nhiên liệu hàng không bền vững. Hồi tuần trước, chuyên cơ hạng thương gia G600 của tập đoàn Gulfstream đã thực hiện thành công chuyến bay xuyên Đại Tây Dương, sử dụng cùng loại nhiên liệu.
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Xem nhiều




