Nhóm cổ phiếu ngân hàng ở vùng định giá hấp dẫn trong năm 2024
Sau năm 2023 đầy thách thức, nền tảng vĩ mô thuận lợi kỳ vọng sẽ là bệ phóng cho đà phục hồi của ngành ngân hàng trong năm 2024. Bà Phạm Liên Hà - Giám đốc Nghiên cứu dịch vụ tài chính Chứng khoán TP HCM (HSC) - đánh giá nhóm cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục hút dòng tiền mạnh mẽ trong năm Rồng.
Bức tranh triển vọng với nhiều điểm sáng
Bà Phạm Liên Hà – Giám đốc Nghiên cứu dịch vụ tài chính HSC – chia sẻ tại Hội thảo “Triển vọng ngành ngân hàng năm 2024 ”, bức tranh ngành ngân hàng năm 2024 có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn còn tiềm ẩn. Yếu tố tích cực đến từ thanh khoản hệ thống duy trì ổn định với mặt bằng lãi suất thấp, nền kinh tế đang trên đà phục hồi từ quý 4/2023 và GDP năm 2024 kỳ vọng sẽ duy trì tích cực trên 6%. Mặt khác, điều kiện để duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thuận lợi hơn, trong bối cảnh lạm phát trong tầm kiểm soát và áp lực lên VND giảm và một số chính sách hỗ trợ như Thông tư 02 về cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ có thể được kéo dài, Thông tư 16 về việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng sẽ được sửa đổi.
Từ những yếu tố thuận lợi trên, chuyên gia HSC kỳ vọng cầu tín dụng sẽ hồi phục giúp tín dụng tăng trưởng tốt hơn so trong năm 2024. Động lực tăng trưởng nửa đầu năm có thể đến từ đầu tư công, xuất nhập khẩu hay khối khách hàng FDI. Mặc dù có phần chậm hơn, nhưng cầu khách hàng cá nhân cho tiêu dùng và đầu tư sẽ hồi phục mạnh trong nửa cuối năm.
Về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), sau khi suy giảm mức trung bình 50 điểm cơ bản trong năm 2023, vị chuyên gia kỳ vọng sẽ có sự hồi phục nhẹ khoảng 20-30 điểm cơ bản. Đối với các hoạt động thu phí cũng có sự tăng trưởng nhất định so với năm ngoái, với sự hồi phục từ mảng bancassuarane.
Hiện tỷ lệ P/B dự phóng cho 14 ngân hàng hiện ở mức 1,25 lần, tăng so với mức 1,05 lần cuối năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân trong dài hạn.
Dù chất lượng tài sản đã có sự cải thiện trong quý 4 khi nợ xấu giảm, song chuyên gia HSC lưu ý rằng đây vẫn là điểm đáng quan ngại. Nguyên nhân bởi nợ xấu toàn hệ thống cuối năm 2023 vẫn ở mức cao khoảng 4,8-4,9%, mặc dù trong đó quá nửa là nợ xấu đến từ Ngân hàng SCB nhưng vẫn có thể là điểm nghẽn của nền kinh tế nếu không được xử lý.
Mặt khác, nợ xấu của 14 ngân hàng đầu ngành đang, nếu bao gồm cả nợ đang được cơ cấu theo Thông tư 02, hiện ở mức khá cao. Với những quan điểm và dự báo trên, vị chuyên gia ước tính tăng trưởng lợi nhuận của 14 ngân hàng đầu ngành sẽ đạt mức 20-21% trong năm 2024, cao hơn mức 5,5% tăng trưởng lợi nhuận của năm 2023.

Đồng quan điểm, ông Phùng Quang Hưng – Phó Tổng Giám đốc Techcombank – cho rằng, tỷ lệ dân số thuộc tầng lớp trung lưu trở lên tăng nhanh và có thể tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong những năm tới. Điều này cho thấy còn khá nhiều dư địa để cung cấp các sản phẩm tài chính, qua đó tổng nhu cầu tài chính năm 2024 kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Với nhiều tiềm năng trong khi định giá vẫn ở mức hấp dẫn, nhóm cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ hút dòng tiền mạnh mẽ trong năm 2024. Với mức tăng giá khá mạnh trong 2 tháng đầu năm, bà Phạm Liên Hà cho rằng triển vọng hồi phục của ngành ngân hàng đã được phản ánh một phần vào định giá.

Để lựa chọn cổ phiếu ngân hàng, chuyên gia HSC cho rằng cần cân nhắc một vài yếu tố như triển vọng ngành, nền tảng cơ bản, vị thế và câu chuyện riêng từng ngân hàng và định giá chung của ngành cũng như ngân hàng đó. Tiêu biểu trong số các ngân hàng mà HSC phân tích là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (mã TCB) với câu chuyện dài hạn hấp dẫn và sự hồi phục mạnh mẽ trong năm 2024.
Bốn lợi thế đặc biệt của Techcombank
Triển vọng của Techcombank được ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank nhấn mạnh thông qua 4 lợi thế đặc biệt:
Thứ nhất, phối hợp cùng Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương (TCBS) tiên phong trong mảng quản lý gia sản. Trong mảng này, Techcombank là ngân hàng số 1 với giá trị tài sản quản lý lên mức gần 600 nghìn tỷ đồng, xếp vị trí số 1 trong mảng phát hành và phân phối trái phiếu, xếp số 3 thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HOSE. Với dự báo tỷ trọng dân số có thu nhập cao ngày càng tăng, ngân hàng sẽ tiếp tục đưa ra sản phẩm mới để phát triển mảng này.
Thứ hai, Techcombank cũng có lợi thế khi sở hữu đa dạng các nguồn thu. Techcombank là ngân hàng đứng đầu về tỷ trọng thu nhập phí trên tổng thu nhập. Đối với phân khúc khách hàng cá nhân, Techcombank là ngân hàng số 1 về thị phần thanh toán thẻ. Năm 2023, bất chấp nhiều thị trường chủ chốt chững lại, nhưng thu nhập phí của ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng. Với sự phục hồi xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, những sản phẩm thu nhập phí của khách hàng doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng và đây sẽ là động lực quan trọng cho Techcombank.

Thứ ba, phát triển các chuỗi giá trị cũng là thế mạnh đặc biệt của Techcombank. Trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, TCB triển khai thành công chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp lớn. Chiến lược trên đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, phát triển nhiều khách hàng mới với chi phí thấp và quản trị rủi ro tốt
Thứ tư, Techcombank tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các phân khúc khách hàng mới. Tận dụng tệp khách hàng cao cấp cùng năng lực dữ liệu và công nghệ vượt trội, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng tệp khách hàng mục tiêu xuống phân khúc thấp hơn mà vẫn duy trì biên lợi nhuận.
“Đây là những thế mạnh mà chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy để tạo động lực tăng trưởng cho Techcombank trong năm 2024 và dài hạn”, ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank, chia sẻ.
Trả lời băn khoăn của nhà đầu tư về vấn đề liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank, ông Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc Khối ngân hàng đầu tư Techcombank, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) cho rằng, sự hồi phục của mảng kinh doanh trái phiếu đối với Techcombank và TCBS đang diễn ra rất mạnh mẽ, có thời điểm còn ấn tượng hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng thanh khoản diễn ra vào năm 2022.
Động lực tăng trưởng dẫn dắt thị trường
Chia sẻ về triển vọng kinh doanh năm 2024, ông Phùng Quang Hưng kỳ vọng tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế của Techcombank sẽ tăng trưởng tốt nhờ một số yếu tố.
Về nguồn vốn, tỷ lệ CASA sẽ tiếp tục hồi phục, từ đó tác động đến chi phí huy động vốn và NIM có thể hồi phục trong khoảng 4% – 4,5%, sau khi đi xuống tại mức nền thấp trong năm 2023. Đặc biệt, thu nhập từ lãi tiếp tục tăng trưởng khi mở rộng khách hàng, quan trọng là thu nhập từ phí - trọng tâm chính của Techcombank sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Bên cạnh nền tảng kinh doanh ổn định, Techcombank còn có chất lượng tài sản lành mạnh. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2023 của ngân hàng là 1,19%, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp bất động sản bằng 0%, tỷ lệ nợ xấu cho vay mua nhà 1,5%. Đây là mức nợ xấu lành mạnh đối với ngành ngân hàng trong bối cảnh khó khăn như năm qua.
Về mức tăng trưởng tín dụng, đại diện Techcombank cho biết ngân hàng sẽ dùng hết hạn mức NHNN đã cấp. Mức tăng trưởng tín dụng của Techcombank sau 2 tháng đầu năm tăng khoảng 3-4%, riêng mảng khách hàng doanh nghiệp đã phục hồi mạnh mẽ gần 7% nhờ sự khởi sắc của xuất khẩu.
“Hiện tại, nhu cầu mua trái phiếu từ TCBS phát hành trung bình 250-300 tỷ đồng/ngày, mức cao kỷ lục của TCBS trong 8 năm làm trái phiếu. Đây là tín hiệu đáng mừng và TCBS kỳ vọng sự phục hồi sẽ mạnh mẽ hơn trong năm 2024”, ông Nguyễn Xuân Minh - Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương thông tin.
-
Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý IV năm 2023: Kết quả khả quan tạo tiền đề tích cực cho năm 2024
-
Ra mắt đặc quyền Techcombank Private: Bộ đôi thẻ thanh toán và thẻ tín dụng xứng tầm vị thế
-
Tin ngân hàng ngày 18/12: Techcombank giảm lãi suất huy động
-
Các tòa nhà Trụ sở chính Techcombank được trao chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao”
TIN LIÊN QUAN
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi
Thị trường ngày 3/7 đánh dấu sự đứt mạch tăng liên tiếp của VN Index khi chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng vọt...
Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bị cắt margin do vi phạm thuế
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa đưa cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch...
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên
Phiên giao dịch ngày 2/7 ghi nhận sự lan tỏa mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm midcap và chứng khoán, giúp VN Index duy trì đà tăng và tiệm cận vùng kháng cự...
Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
Một loạt sai phạm trong hoạt động tài chính, quản trị và tuân thủ pháp luật đã khiến Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt...
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?
Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm
Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần...
Chứng khoán tuần mới (từ 30/6 đến 4/7): Vượt đỉnh, chờ tin?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6 với diễn biến hết sức tích cực. VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới, đóng cửa tại 1.371 điểm,...
HOSE chính thức “gật đầu” cho TAL của Taseco Land chuyển sàn
HOSE chính thức chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL của Taseco Land. Doanh nghiệp cũng chốt lịch trả cổ tức tiền mặt 15% cho cổ đông vào cuối tháng 7 tới...
Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng
Sau khi có tuần tăng điểm tích cực, VN Index đang tiến dần đến vùng kháng cự mạnh quanh 1.380–1.400 điểm. Dù xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về phía tích cực...
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/6: Thị trường chờ động lực bứt phá mới?
Phiên giao dịch ngày 26/6 khép lại với diễn biến giằng co và giảm điểm nhẹ, cho thấy tâm lý thận trọng vẫn bao trùm thị trường....
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/6: Tích lũy trước bứt phá hay điều chỉnh ngắn hạn?
Thị trường trong phiên 25/6 thể hiện sự thận trọng khi chỉ số VN Index gần như đi ngang, thanh khoản duy trì ở mức cao nhưng suy giảm đáng kể so với những phiên...
Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam bị phạt 745 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán
Ngày 20/6/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 312/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty Cổ phần...
Nhận định phiên giao dịch ngày 25/6: VN Index tiến sát vùng cản mạnh, nhà đầu tư nên giữ "kỷ luật" giao dịch
Sau phiên tăng mạnh ngày 24/6 với thanh khoản đạt đỉnh nhiều tuần, thị trường bước vào phiên 25/6 với kỳ vọng tiếp tục xu hướng tích cực...
Thị trường chứng khoán 24/6: Thị trường giữ sắc xanh, áp lực chốt lời dần xuất hiện
Thị trường tiếp tục ghi nhận phiên tăng điểm tích cực khi VN Index duy trì sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch, đóng cửa tại mốc 1.366,77 điểm, tăng 8,59 điểm...
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/6: Chờ đợi sự đồng thuận từ các nhóm ngành
Sau phiên tăng mạnh ngày 23/6 với sự hỗ trợ áp đảo từ nhóm cổ phiếu trụ cột, đặc biệt là họ VIN và GAS, thị trường đang cho thấy tín hiệu xác nhận...
Chứng khoán tuần mới (từ 23 đến 27/6): Biến động lớn?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch tích cực từ ngày 16 đến 20/6/2025, đánh dấu nỗ lực đáng kể trong việc phục hồi và tiệm cận mốc đỉnh cũ sau hai tuần liên tiếp chịu áp lực điều chỉnh.
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/6: Tiếp tục trạng thái tích lũy?
Thị trường bước sang tuần mới trong trạng thái tích lũy đỉnh, với các tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng tăng vẫn được giữ vững nhưng đà tăng...
Vì sao Năng lượng và Bất động sản Trường Thành bị xử phạt về chứng khoán?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt 240 triệu đồng đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành do nhiều vi phạm trong công bố thông tin, khiến nhà đầu tư khó nắm bắt chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Vì sao nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt bứt phá?
Phiên giao dịch 13/6 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu dầu khí, nguyên nhân chính được cho là đến từ diễn biến tăng vọt của giá dầu Brent Biển Bắc...
Xem nhiều




