Những “tân binh” khuấy động sàn chứng khoán năm 2020
Năm 2020 cả 3 sàn chứng khoán HoSE, HNX và Upcom đều đón nhận rất nhiều "tân binh" và không ít trong số này đã kịp khuấy động sàn chứng khoán suốt năm qua.
Năm 2020 cả 3 sàn chứng khoán HoSE, HNX và Upcom đều đón nhận rất nhiều "tân binh". Khá nhiều trong số đó là những doanh nghiệp chuyển sàn, đặc biệt là những cuộc di chuyển từ Upcom lên HNX hay HoSE.
Không ít những tân binh đã kịp khuấy động các sàn chứng khoán từ những ngày đầu, cũng không ít các tân binh đã im hơi lặng tiếng ngay sau khi lên sàn. Hãy cùng điểm qua những "tân binh" để lại nhiều tiếng tăm năm vừa qua.
Ngay từ những ngày đầu năm đã có nhiều doanh nghiệp lên sàn. Trong đó "tân binh" đầu tiên của sàn HoSE là Bất động sản An Gia (AGG) với 75 triệu cổ phiếu mới. Doanh nghiệp đầu tiên gia nhập Upcom trong năm nay là CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội (CC1) còn tân binh đầu tiên của sàn HNX lên niêm yết là Tổng Công ty Lâm nghiệp Hà Nội (Vianafor - VIF). Trong đó Vinafor là chuyển từ sàn Upcom sang.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tạo "điểm nhấn" đầu tiên
Tuy không phải là tân binh đầu tiên của sàn HoSE, nhưng doanh nghiệp tạo điểm nhấn đầu tiên khi lên sàn năm 2020 là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Group - GVR) với mã chứng khoán GVR. Toàn bộ 4 tỷ cổ phiếu chuyển từ Upcom sang niêm yết trên HoSE từ 17/3/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 11.570 đồng/cổ phiếu – tương ứng vốn hóa ngày chào sàn rơi vào khoảng 46.280 tỷ đồng.
Trên thực tế, GVR tạo ấn tượng theo một cách rất khác. Đầu tiên là thanh khoản, từ một cổ phiếu ít giao dịch, từ khi chuyển sang HoSE, bất ngờ hàng trăm ngàn đến hàng triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên. Tuy nhiên, trái ngược với việc thanh khoản tăng, thì giá cổ phiếu lại đi xuống, thậm chí nhiều lần về dưới mệnh giá và duy trì giá giao dịch thấp tầm nửa năm sau đó.
Bắt đầu từ đầu tháng 10/2020, cổ phiếu GVR bất ngờ tăng mạnh, và chỉ trong khoảng 3 tháng, GVR đã đạt mức giá xấp xỉ 30.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay, gần gấp 3 so với thời điểm bắt đầu tăng mạnh.
Không chỉ giá cổ phiếu tăng, thanh khoản tăng đột biến, mà kết quả kinh doanh của công ty cũng rất thuận lợi. Doanh thu riêng quý 3 đạt 6.164 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.191 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 982 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng đầu năm GVR đạt 12.117 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế giảm 12% so với cùng kỳ, còn 2.033 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 79.244 tỷ đồng, tăng 727 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Công ty cũng đang tích cực thực hiện thoái vốn tại các mảng đầu tư, trong đó có Vinaruco (VRG), có Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Xây dựng và Tư vấn đầu tư (CIC)...
Thaiholdings (THD) – cái tên với nhiều dấu ấn với 17 phiên tăng trần liên tiếp khi chào sàn
Có nhiều tân binh khuấy động sàn chứng khoán năm 2020. Một trong những cái tên đó là Thaiholdings của bầu Thụy với mã chứng khoán THD – doanh nghiệp lần đầu lên sàn. Có 53,9 triệu cổ phiếu chào sàn HNX từ 19/6/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 15.000 đồng/cổ phiếu.
Thaiholdings gây "sốt ruột" cho các nhà đầu tư khi tạo ra 17 phiên tăng trần liên tiếp khi chào sàn, đưa giá cổ phiếu lên mức 88.000 đồng/cổ phiếu (giá chưa điều chỉnh), tăng gần gấp 6 lần giá chào sàn. Tuy vậy thanh khoản lại rất "nhỏ giọt" với lượng ít cổ phiếu được "nhả" mỗi phiên.
Không chỉ vậy, Thaiholdings còn lên kế hoạch huy động 2.961 tỷ đồng bằng cách phát hành hơn 296 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Động thái này diễn ra chỉ nửa tháng sau khi Thaiholdings lên niêm yết trên HNX. Số tiền thu được dự kiến để thực hiện kế hoạch mua cổ phần của Thaigroup với số lượng dự kiến 165 triệu đơn vị tương ứng 66% vốn điều lệ của Thaigroup.
Từ đầu tháng 12 đến nay cổ phiếu THD lại "nóng" khi tăng trần 9 phiên trong tổng số 14 phiên giao dịch từ đầu tháng. Giá cổ phiếu hiện ở mức 115.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh).
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 của Thaiholdings cũng khá ấn tượng với 1.155 tỷ đồng doanh thu, gấp 3 lần cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế hơn gấp đôi, lên 71 tỷ đồng.
Ông lớn ngành khu công nghiệp – Becamex IDC chuyển sàn sang HoSE
Cũng trong năm 2020 vừa qua, sàn HoSE đón thêm một "tân binh" với 1.035.000.000 cổ phiếu là Tổng CTCP Đầu tư và phát triển nghiệp – CTCP (Becamex IDC - BCM). Phiên giao dịch đầu tiên vào 31/8/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 28.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó Becamex đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom từ tháng 2/2018 và cũng đã khuấy động sàn này khi gia nhập.
Dù là "ông lớn" trong ngành khu công nghiệp, nhưng phiên IPO đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của công ty lại khá gian nan khi đưa 311,2 triệu cổ phiếu ra chào bán, nhưng chỉ 23,36 triệu cổ phiếu được đặt mua. Không lâu sau đó Becamex IDC tiếp tục đưa số cổ phần còn lại ra bán đấu giá nhưng lại tiếp tục "ế", chỉ hơn 5 triệu cổ phiếu được đặt mua.
Becamex IDC đã tăng trần 6 phiên liên tiếp ngay sau khi lên niêm yết trên HoSE, giá cổ phiếu BCM đạt mức cao nhất ở vùng giá 47.500 đồng/cổ phiếu. Sau đó BCM giảm nhẹ, và hiện giao dịch quanh mức 41.200 đồng/cổ phiếu.
Becamex IDC cũng đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 với doanh thu đạt 5.210 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế giảm 26,7%, xuống còn 1.282 tỷ đồng, vượt 37,7% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
"Làn sóng" lên sàn của các ngân hàng
Năm 2020 thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến làn sóng lên sàn, chuyển sàn của các ngân hàng TMCP. "Phát súng" đầu tiên cũng phải quá nửa đầu năm, ngày 9/7/2020 của Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viatcapital Bank - BVB) với 317,1 triệu cổ phiếu mới lên sàn Upcom. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.700 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu BVB lên sàn, thanh khoản những phiên giao dịch cổ phiếu này rất tốt với hàng triệu đơn vị khớp lệnh mỗi phiên. BVB cũng tăng lên 18.200 đồng/cổ phiếu chỉ sau 3 phiên lên sàn. Nhưng tất cả cũng chỉ có vậy, sau đó BVB giảm mạnh, có lúc về dưới mệnh giá, và hiện tăng nhẹ trở lại quanh mức 14.500 đồng/cổ phiếu.
Không phải là một "tân binh" thực thụ, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – mã chứng khoán LPB) lại là ngân hàng mở đầu cho "chuỗi" chuyển sàn. LienVietPostBank đã hủy đăng ký giao dịch gần 977 triệu cổ phiếu trên UpCom và chuyển sang niêm yết trên HoSE từ 9/11/2020.
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 11.800 đồng/cổ phiếu. Trước đó LienVietPostBank cũng đã từng khuấy đảo sàn Upcom năm 2020 khi đạt mức tăng giá gần gấp đôi kể từ đầu năm đến khi chuyển sàn.
Kết quả kinh doanh của LienVietPostBank 9 tháng đầu năm 2020 cũng khá ấn tượng với 1.395 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó riêng quý 3 lãi sau thuế 589 tỷ đồng - cao nhất theo quý trong nhiều năm trở lại đây.
Đáng chú ý, ngay sau khi chuyển sàn không lâu, đầu tháng 12/2020 vừa qua LienVietPostBank đã phát hành hơn 97,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10% cho cổ đông. Giá cổ phiếu LPB cũng tăng mạnh so với ngày chuyển sàn.
Cũng là một ngân hàng chuyển sàn sang niêm yết trên HoSE, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đưa hơn 924 triệu cổ phiếu chuyển từ Upcom sang niêm yết trên HoSE. Ngày giao dịch đầu tiên 10/11/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE là 32.300 đồng/cổ phiếu.
Ngay sau khi chuyển sàn, VIB đã phát hành gần 185 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phát hành 20%.
Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó riêng quý 3 VIB lãi sau thuế 1.335 tỷ đồng - cao nhất theo quý đạt được từ trước tới nay.
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 1.637 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng doanh thu, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu duy trì ở mức 40%. Chi phí dự phòng tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. ROE bình quân đạt 28,9%, thuộc nhóm cao nhất ngành. Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của ngân hàng VIB đạt trên 213 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 151 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao gần gấp 3 lần so với trung bình ngành. Tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 2%, giảm so với quý 2.
Chưa hết, còn hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu đã hủy niêm yết trên HNX chuyển sang niêm yết và giao dịch phiên đầu tiên trên HoSE vào 9/12/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 26.400 đồng/cổ phiếu.
Gần 1 tháng đầu tiên khi lên sàn, cổ phiếu ACB đã tăng được 6%, hiện giao dịch quanh mức 28.100 đồng/cổ phiếu – giá này cũng đã cao hơn giá đóng cửa phiên cuối cùng trên HNX.
ACB là một trong những ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn từ rất sớm, tháng 11/2006. Đáng chú ý, dù trước đó thanh khoản cổ phiếu ACB đã rất lớn, thì từ khi chuyển sang HoSE, thanh khoản cổ phiếu ACB còn lớn hơn. Hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Những ngày cuối năm 2020, một tân binh ngành ngân hàng nữa lại gia nhập sàn HoSE với hơn 1,17 tỷ cổ phiếu mới chào sàn. Ngày giao dịch đầu tiên 23/12/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 15.000 đồng/cổ phiếu.
Ngay trước khi lên sàn, giao dịch cổ phiếu MSB cũng khá sôi động. CTCP Thương mại dịch vụ TNS Holdings đã thông qua việc nhận chuyển nhượng 21,8 triệu cổ phần MBS từ CTCP Đầu tư xây dựng TNCons Việt Nam với giá chuyển nhượng 14.000 đồng/cổ phiếu. Đây là động thái mua lại cổ phần sau khi TNS Holdings bán đi toàn bộ 5 triệu cổ phần MSB trong năm 2019 với giá 8.500 đồng/cổ phần.
Về kết quả kinh doanh, năm 2018 MaritimeBank đạt 868 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, và tăng 20,2% vào năm 2019, lên 1.044 tỷ đồng. Tổng tài sản đến 30/9/2002 đạt hơn 166.000 tỷ đồng. Còn 9 tháng đầu năm 2020 MaritimeBank đạt 1.666 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 16% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.327 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 52% so với cùng kỳ. Trong đó riêng quý 3 MaritimeBank lãi sau thuế 589 tỷ đồng – cao nhất trong 3 quý đầu năm 2020.
MaritimeBank cũng đã lên kế hoạch bán 85,5 triệu cổ phiếu quỹ với mức giá 11.500 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 983 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) là cái tên thứ 2 và thứ 3 trong chuỗi ngân hàng lên sàn trong năm 2020 vừa qua. Tuy vậy cổ phiếu của ngân hàng này không đủ sức làm khuấy động sàn chứng khoán như một số ngân hàng khác.
Nông nghiệp Bình Thuận (ABS) tạo ấn tượng với 16 phiên tăng trần liên tiếp ngay khi lên sàn
Nông nghiệp Bình Thuận là một tân binh thật sự khi 28,8 triệu cổ phiếu ABS của công ty là lần đầu tiên lên giao dịch trên sàn chứng khoán. Chào sàn ngày 18/3/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.800 đồng/cổ phiếu.
Thời điểm lên sàn của Nông nghiệp Bình Thuận cũng là thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh đối với thị trường chứng khoán cũng như mọi mặt tại Việt Nam.
Thời điểm đó, dù nhiều "kịch bản" có thể nghĩ đến, tuy vậy có lẽ không nhà đầu tư nào có thể nghĩ đến việc cổ phiếu ABS tăng trần 16 phiên liên tiếp, lên 28.160 đồng/cổ phiếu, gấp 2,6 lần giá chào sàn. Tuy vậy, tăng sốc và ngay lập tức giảm sâu, ABS có 13 phiên giảm sàn trong tổng số 15 phiên giao dịch tiếp theo đó, đưa cổ phiếu về lại vùng giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Từ đầu tháng 12 vừa qua ABS đã "trở lại" với việc tăng giá mạnh liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 20.400 đồng/cổ phiếu.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2019 đạt 790 tỷ đồng, tăng trưởng 67% so với năm trước đó còn lợi nhuận sau thuế tăng 12% lên mức 33 tỷ đồng. Còn 9 tháng đầu năm 2020 doanh thu đạt 359 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế giảm hơn 35%, còn gần 11 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh không phải là "sức hút", vậy cũng có thể, tình hình đất đai công ty đang quản lý được "liệt kê" trong bảng công bố thông tin trước khi lên sàn đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nông Nghiệp Bình Thuận đang quản lý khoảng 20 đất, trong đó có nhiều lô đất chưa sử dụng. Lô đất rộng nhất tại xá Hàm Mỹ, huyện Hàm thuận Nam, tỉnh Bình Thuận rộng 14.380m2 – là tổng kho phân bón, vật tư nông nghiệp. Ngoài ra còn nhiều lô đất với hàng ngàn mét vuông...
Vinaconex ITC (VCR) vừa tăng vốn điều lệ lên gấp 5 lần
CTCP Đầu tư và phát triển du lịch năng lượng Vinaconex (Vinaconex ITC) lên giao dịch trên Upcom từ 12/5/2020. Trên thực tế, cổ phiếu của công ty đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên HNX do kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp.
"kịch bản" chung cho các cổ phiếu chuyển sàn dạng này thường là thanh khoản thấp, duy trì giao dịch quanh vùng giá ban đầu. VCR cũng không "ngoại lệ", 36 triệu cổ phiếu chào sàn Upcom với giá tham chiếu 8.200 đồng/cổ phiếu, và mấy tháng tiếp theo đều duy trì giao dịch quanh vùng mệnh giá.
"Bước ngoặt" của Vinaconex ITC là từ khi UBND tỉnh Hải Phòng đã đồng ý chủ trương để doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án Cái Bà Amatina – dự án bị đình trệ nhiều năm do vướng mắc các thủ tục. Ngay lập tức, Vinaconex ITC lên kế hoạch huy động vốn với việc vay vốn tại Sacombank với số tiền tối đa 2.500 tỷ đồng. Cổ phiếu VCR cũng bật tăng từ nửa cuối tháng 8.
Không chỉ huy động vốn qua kênh vay, mới đây Vinaconex ITC công bố đã hoàn tất việc phát hành và chào bán 144 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thu về 1.440 tỷ đồng để đầu tư vào dự án này. Sau phát hành, Vinaconex ITC tăng vốn điều lệ lên gấp 5 lần.
Vẫn còn nhiều cổ phiếu để lại ấn tượng, thanh khoản cao
Cổ phiếu CKG của CTCP Tập đoàn tư vấn đầu tư & Xây dựng Kiên Giang không gây ấn tượng trong giai đoạn đầu lên sàn về diễn biến giá. Tuy nhiên thanh khoản cổ phiếu này rất tốt. Thậm chí từ đầu tháng 12 đến nay bất ngờ có nhiều phiên có hàng triệu cổ phiếu khớp lệnh. Giá cổ phiếu cũng liên tục thiết lập đỉnh mới.
Loạt cổ phiếu khác cũng để lại ấn tượng sau khi lên sàn trong năm 2020 như AGG của Bất động sản An Gia, như TTA của CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển Trường Thành, PAS của Quốc tế Phương Anh, ASG của Tập đoàn ASG đã tăng trần 7 phiên liên tiếp ngay khi chào sàn.
Khép lại năm 2020, chào đón năm 2021
Năm 2020 đã khép lại, thị trường chứng khoán đã mở ra phiên giao dịch đầu tiên năm 2021, chúng ta hãy cùng theo dõi diễn biến của các "tân binh" này trong năm tiếp theo lên sàn, đồng thời, cũng chuẩn bị đón thêm những thành viên mới khác.
Ngay từ những ngày đầu năm 2021, sàn HoSE sẽ đón gần 128 triệu cổ phiếu VIX của Chứng khoán VIX chuyển sàn niêm yết từ HNX sang. Ngoài ra sàn Upcom đón nhận thêm 3 tân binh, trong đó có 80 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Bảo hiểm Hàng không và một doanh nghiệp ngành sữa sẽ đưa gần 59 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom cùng với Công ty tư vấn xây dựng Petrolimex trong ngày 7/1/2021.
Chưa kể, loạt ngân hàng hứa hẹn sẽ lên sàn sớm trong những ngày đầu năm mới 2021 này. Năm nay hứa hẹn sẽ là một năm sôi động tiếp theo của các tân binh trên sàn.
TIN LIÊN QUAN
-
Những doanh nghiệp đầu tiên lên sàn chứng khoán năm 2021
-
Từng bị phạt vì chây ì niêm yết, VNI lên sàn giữa lúc cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng
-
Động thái lên sàn của PGBank đặt dấu hỏi lớn về thương vụ 'về chung nhà' với HDBank?
-
Còn nhiều thông tin chưa được công bố khi ABBank đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM?
Chứng khoán tuần mới (từ 25 đến 29/11): Thắp lên hy vọng
Tuần giao dịch từ 18 đến 22/11 chứng kiến thị trường hồi phục nhẹ cùng thanh khoản thấp. Chỉ số VN Index chỉ xuyên thủng mốc hỗ trợ quan trọng 1.200 điểm...
Nhận định chứng khoán ngày 25/11: Nhà đầu tư cần thận trọng quan sát
Áp lực bán gia tăng khá mạnh trong khi bên mua vẫn thận trọng khiến thị trường gặp khó khi chinh phục lại mốc 1.230 điểm.
Quỹ ngoại liên tục bán ra cổ phiếu Dabaco Việt Nam (DBC)
Pyn Elite Fund - quỹ ngoại đến từ Phần Lan báo cáo đã bán khớp lệnh qua sàn 1,1 triệu cổ phiếu DBC của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam trong phiên ngày 7/11...
Thị trường chứng khoán ngày 22/11: Đà tăng chững lại, dòng tiền thận trọng
Thị trường có sự chững lại sau 2 phiên tăng điểm mạnh liên tiếp. Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn khi dòng tiền vào thị trường khá hạn chế,...
Ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ mua 85% lượng cổ phiếu MSN đã đăng ký
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do không đạt được thỏa thuận.
Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....