Phát Đạt tự tin kế hoạch lãi tăng trưởng 55%, nhiều dự án theo đuổi có thể mang về cả tỷ USD
Sáng 26/3, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR: HOSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.
Sáng 26/3, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR: HOSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.
Chia sẻ tại Đại hội, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT PDR cho rằng, đặt mục tiêu lọt Top doanh nghiệp bất động sản hay vốn hoá không quan trọng bằng việc phải chiến thắng chính mình. Hiện Công ty đang tiếp cận nhiều quỹ đất, nếu trúng (quy trình đấu thầu mất nhiều thời gian) thì tới 2025 giá trị vốn hoá Công ty phải là 5 - 7 tỷ USD, lợi nhuận 2025 vào khoảng 9.000 - 10.000 tỷ đồng.
Với các dự án theo đuổi hiện nay, nếu xong hết, đều mang về lợi nhuận không nhỏ, không dưới 1 tỷ USD/ dự án.

Năm 2022, PDR đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng ấn tượng với doanh thu 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.635 tỷ đồng, tăng 55% so với thực hiện năm 2021. Nếu hoàn thành kế hoạch, năm 2022 sẽ là năm đầu tiên PDR vượt ngưỡng lợi nhuận 3.500 tỷ đồng.
Kế hoạch tăng trưởng dĩ nhiên khiến cổ đông vui mừng nhưng cũng có ý kiến đặt ra, liệu có tạo ra áp lực tăng trưởng trong dài hạn của công ty không. Ông Đạt chia sẻ, mỗi năm PDR tăng trưởng vượt ngưỡng, và đã đề ra mục tiêu lợi nhuận 5 năm tới là 14.270 tỷ đồng, năm 2022 là năm thứ 4 của kế hoạch và năm thứ 5 (2023) mục tiêu đạt 5.700 tỷ đồng.
Theo ông Đạt, PDR có lợi thế về quỹ đất, chú trọng chiến lược ngắn và dài hạn, Công ty mua quỹ đất pháp lý đầy đủ, triển khai nhanh, lợi nhuận tốt, nên kế hoạch 5 năm là sẽ đạt được. Hiện PDR có rất nhiều quỹ đất mà hiện chưa kịp đưa vào danh mục của công ty.
"Kế hoạch lợi nhuận 5 năm 2019 - 2023, Công ty đã có sẵn rồi. Hiện, PDR vẫn tiếp tục cập nhật thêm dự án mới, nên khả năng là làm tốt hơn chứ không giảm. Công ty đang tiếp tục làm kế hoạch cho 2022 - 2026. Việc điều chỉnh lợi nhuận là không có trong suy nghĩ, cứ vài tháng có thêm dự án nên chỉ có tăng chứ không giảm", ông Đạt nói.
Về cơ sở của kế hoạch 2022, được đóng góp phần lớn đến từ 4 dự án trọng điểm, bao gồm Khu đô thị du lịch Nhơn Hội (Bình Định), dự án cao tầng phân khu 9, dự án Astral City, dự án Serenity Phước Hải.
Trong đó, dự án Astra (Bình Dương), đã có phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, cấp phép xây dựng, PDR đã triển khai và hoàn tất phần móng, phần ngầm sàn hầm một số phân khu. Dự kiến dự án này được bàn giao từ quý IV/2022.
Còn dự án Serenity Phước Hải, sau khi hoàn tất công tác khảo sát địa chất khu vực dự án, PDR sẽ triển khai thi công vào tháng 03/2022 và dự kiến sẽ chào bán ra thị trường trong tháng 5/2022.
Theo báo cáo, hiện PDR đang có các quỹ đất lớn Đà Nẵng (535,27 ha), Quảng Ngãi (4.173 ha), Bình Định (159,35 ha), Bình Dương (282,7 ha), TP. Hồ Chí Minh (28,79 ha), Bà Rịa - Vũng Tàu (51,53 ha), Phú Quốc (179,46 ha), Đồng Tháp (394,34 ha).
Ông Lê Quang Phúc, thành viên HĐQT không điều hành PDR chia sẻ tại Đại hội, năm 2022 là năm đầu tiên lợi nhuận của Công ty lên con số 3.500 tỷ đồng, và mỗi năm tăng thêm tối thiểu 1.500 tỷ đồng, đây là những con số thách thức trong bối cảnh phức tạp sau đại dịch, vì vậy cần kiên định với chiến lược phát triển và triển khai linh hoạt. Ngoài sản phẩm căn hộ, đất nền, thì phát triển thêm bất động sản nghỉ dưỡng, khu công nghiệp nên cần chú trọng và nhất quán trong quá trình triển khai dự án là pháp lý, dòng tiền, đúng tiến độ, hiệu quả cao.
Về mặt nguồn vốn, PDR dự kiến cũng sẽ đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, bao gồm cả trái phiếu quốc tế, nhằm đảm bảo chi phí vốn vay ở mức thấp và thời gian vay phù hợp với dòng đời phát triển dự án.
Tuy nhiên, tại đại hội, cổ đông cho rằng, hầu hết các khoản của PDR đều ngắn hạn, trong khi thời gian khai thác, triển khai dự án bất động sản kéo dài vài năm và cần nguồn tiền lớn. Liệu có chăng sẽ tăng áp lực rủi ro cho công ty?
Theo ông Đạt, năm nay có nguồn thu từ dự án Astra trên 10.000 tỷ đồng, dự án Nguyễn Thị Minh Khai 10.000 tỷ đồng, dự án Phước Hải mới động thổ tuần trước cũng dự có nguồn thu trên 10.000 tỷ đồng. Tổng cộng 3 dự án trên mang về cho PDR nguồn trên 30.000 tỷ đồng, mà đây chưa phải là các dự án lớn của công ty.
Phát Đạt phát triển nhưng bền vững và chú trọng vào dòng tiền. Trước nay Công ty vay ngắn hạn nhiều, giờ đang chuyển dần qua vay trung hạn và năm nay sẽ huy động vốn nước ngoài tài trợ các hoạt động trung và dài hạn.
"Dòng tiền của công ty cũng được đảm bảo bằng chiến lược phát triển dự án phải có vị trí tốt, pháp lý sẵn sàng để có thể triển khai nhanh, để các dự án ngắn hạn có thể đưa dòng tiền về nhanh. Với các dự án dài hạn, các cổ đông cũng sẽ thấy dần, công ty làm song song cho các kế hoạch cả ngắn và dài hạn. Và các dự án dài hạn này, mang về lợi nhuận không hề ít, trải dài ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Dương, Vũng Tàu…", ông Đạt khẳng định tại đại hội.
Ông Đạt chia sẻ thêm, mới đây, PDR đã ký kết hợp tác cùng ACA Investment Pte Ltd (ACA), một công ty quản lý quỹ thuộc Tập đoàn Daiwa Securties Nhật Bản. Theo đó, ACA quyết định đầu tư 30 triệu USD vào PDR thông qua hình thức khoản vay không tài sản đảm bảo, có quyền chuyển đổi thành cổ phần phổ thông, theo phương thức chuyển đổi phát hành riêng lẻ cho đối tác nhà đầu tư. Khoản vay chuyển đổi không tài sản đảm bảo với lãi suất 8%/năm. Với mức giá chuyển đổi là 120.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa khoảng 60.000 tỷ đồng.
Theo đó, ông Đạt cho biết, nguồn vốn và năng lực tài chính được Công ty chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về tiến độ các dự án BT chưa đạt kỳ vọng, cũng như dự án Everich 2 và Everich 3 mãi vẫn chưa hoàn tất chuyển nhượng cho đối tác, ông Đạt khẳng định, Công ty tiếp tục theo đuổi dự án và làm các thủ tục cần thiết để hoàn thiện pháp lý. Về thời gian, PDR phụ thuộc vào chính quyền, cơ quan chức năng, nhưng với hiện trạng pháp lý theo quy định hiện nay thì dự án này vẫn tiếp tục làm được, chỉ là chầm chậm một chút.
Với 2 dự án Everich 2 và Everich 3, Công ty không còn trách nhiệm và quyền lợi. Tất cả những vấn đề còn lại do đối tác phụ trách, chẳng hạn với Everich 2 thì đối tác sẽ cần hoàn tất nộp tiền sử dụng đất, đủ điều kiện thì PDR làm thủ tục sang nhượng, rồi xuất hoá đơn, còn tiền thì thu đủ rồi, nên việc trong hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả… chỉ là theo chuẩn mực kế toán, Công ty đã đưa ra khỏi danh sách từ lâu rồi.
Đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, ông Đạt chia sẻ, thời gian qua phát triển dự án có nhiều thay đổi lớn, phải đấu thầu hết. Những nơi mà PDR đưa ra như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Bình Dương… hiện Công ty đã có chủ trương lập quy hoạch nhưng chưa công bố được vì chưa là gì. Hiện, Công ty đang dần dần hoàn thiện đúng theo quy định pháp luật, năm 2022 có thể công bố được 1-2 dự án.
Còn vì sao làm Khu công nghiệp ở Đồng Tháp? Vì năm 2022 dự báo hạ tầng phía Nam sẽ phát triển, nên PDR cũng nhanh chân tìm kiếm các quỹ đất tại địa phương này. Nếu làm chậm thì sẽ không có chỗ để làm nữa. Đường cao tốc Cao Lãnh sắp triển khai, mình nắm quy hoạch phát triển giao thông thì mình xin làm Khu công nghiệp tại đây.
Về câu hỏi động lực tăng trưởng cổ phiếu PDR năm 2022 sẽ như thế nào? Ông Đạt cho rằng, cổ phiếu thì do thị trường quyết định. "Tôi chỉ có thể khẳng định nền tảng PDR là Công ty tốt. Chưa kể, những lợi nhuận mà ban điều hành đã ký công bố chưa bao gồm các dự án sắp tới”, ông Đạt nói.
Theo ông Đạt, Ban điều hành luôn luôn làm kế hoạch là 5 năm. PDR có lợi thế nhiều quỹ đất, phát triển theo lộ trình ngắn dài. Nên kế hoạch 5 năm tôi chắc chắn đạt được. Nên việc đầu tư cổ phiếu các bạn cứ tiếp tục đầu tư vì lợi nhuận chúng tôi tự tin đạt được.
TIN LIÊN QUAN
Vừa báo lãi gần 850 tỷ đồng, Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm chi ‘khủng’ thâu tóm một trường Đại học ở TP. HCM
Mới đây, Kinh Bắc bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực giáo dục khi thâu tóm Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM.
Báo lãi quý 1 tăng trưởng mạnh: Imexpharm mạnh tay rót 1.500 tỷ đồng xây đại bản doanh...
Không chỉ khởi đầu năm 2025 bằng mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số, Imexpharm còn nhanh chóng bước vào giai đoạn đầu tư lớn...
Chi gần 450 tỷ thâu tóm tòa nhà 19 tầng tại Hà Nội, SSI của "ông trùm" Nguyễn Duy Hưng gây sốc giới đầu tư
SSI vừa chi gần 447 tỷ đồng để sở hữu tòa nhà văn phòng cao 19 tầng tại Hà Nội, đánh dấu bước đi chiến lược quan trọng trong việc mở rộng...
Báo lãi quý 1 tăng trưởng hai chữ số: FPT Online trả cổ tức “khủng”, tỷ lệ 100% bằng tiền mặt
Với hơn 18 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 184 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Quốc tế Sơn Hà (SHI) sắp phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu tăng vốn, cơ hội lớn cho cổ đông hiện hữu?
SHI chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối, giữa lúc lợi nhuận quý I/2025 tăng mạnh và cơ cấu tài chính được cải thiện rõ nét.
Thuduc House bất ngờ báo lãi, cổ phiếu TDH tăng mạnh 5 phiên liên tục
Với mức lãi sau thuế hơn 5,6 tỷ đồng trong quý 1/2025 – trái ngược với khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái, Thuduc House (TDH) đang mang đến bất ngờ tích cực cho thị trường.
Đường Man - Doanh nghiệp từng làm nên tên tuổi đại gia Đường ‘bia’ tiếp tục thua lỗ
Công ty Cổ phần Đường Man – thành viên của Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group) – từng được biết đến là đơn vị tiên phong trong sản xuất malt bia tại Việt Nam...
Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
Hòa Phát ghi nhận quý khởi sắc đầu năm 2025 với doanh thu đạt gần 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vượt 3.300 tỷ đồng tăng 16%...
Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft (Nga) dự kiến xây nhà máy điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Thông tin này được công bố trong Tuyên bố chung trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Vietnam Airlines họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/5: Trình phương án tăng vốn, bàn thương vụ 50 máy bay thân hẹp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều 15/5 tại Hà Nội....
Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
PVCFC vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser). Với bước tiến mới này,...
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so...
Bức tranh trái chiều ngành xi măng Quý 1/2025: Bỉm Sơn, Hà Tiên thận trọng bám trụ, La Hiên bất ngờ lội ngược dòng
Trong khi các tên tuổi lớn như Bỉm Sơn (BCC), Hà Tiên (HT1) đang nỗ lực kiểm soát chi phí để thu hẹp thua lỗ, thì Xi măng La Hiên (CLH) lại gây bất ngờ...
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để PV Power phát triển bền vững
Trong bối cảnh ngành năng lượng đang chuyển dịch mạnh mẽ trước yêu cầu phát triển xanh và áp lực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Điện lực Dầu khí...
Ông Phạm Hữu Quốc giữ chức Tổng giám đốc Bamboo Capital
Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và Luật Kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM, ông Phạm Hữu Quốc được đánh giá cao bởi nền tảng kiến thức chuyên sâu và tư duy phân tích sắc bén.
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
Sáng ngày 13/5, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn đại biểu Quốc...
Bình Thuận "chốt hạ" cứ điểm sản xuất linh kiện ô tô hơn 2.000 tỷ, sẽ đón 1.000 lao động về làm việc
Với công suất dự kiến 12 triệu sản phẩm/năm, nhà máy mở ra cơ hội việc làm cho 1.000 lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế bền vững.
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%
VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
Xem nhiều




