Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường giao thông kết nối 3 tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng và Ninh Thuận
Chiều 24/5, trong chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra về quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận (Dự án).
![]() |
Dự án đã được xác định trong quy hoạch và danh mục ưu tiên đầu tư
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Ủy ban tán thành với sự cần thiết đầu tư Dự án vì việc đầu tư Dự án sẽ hình thành tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Khánh Hòa. Dự án cũng đã được xác định trong danh mục các dự án ưu tiên của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Phá vỡ thế độc đạo về giao thông đường bộ giữa huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, tạo điều kiện và khả năng kết nối liên vùng giữa tỉnh Khánh Hòa với hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Việc đầu tư Dự án cũng sẽ góp phần tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy giao thương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của 2 huyện miền núi, trong số 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh trên cả nước, với hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trên 45%.
Dự án đồng thời góp phần tạo điều kiện chủ động về cứu hộ cứu nạn tăng cường an ninh, quốc phòng, hình thành thế trận phòng thủ vững chắc cho khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ và 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng.
Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho biết: Đến nay, hồ sơ Dự án đáp ứng các yêu cầu. Dự án đã tuân thủ yêu cầu của pháp luật về đầu tư công, tuân thủ quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp; quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Quốc hội, điều kiện khi phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên theo quy định tại Nghị định 83/2019/NĐ-CP; tuân thủ pháp luật về xây dựng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Dự án cũng phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đã được Bộ Chính trị thông qua; Phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch tổng thể sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Quốc hội thông qua; phù hợp với quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với các Quy hoạch, Kế hoạch có liên quan khác.
Về thời gian thực hiện Dự án từ năm 2022 đến năm 2027, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng: Nếu được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vào Kỳ họp thứ 5 và cho phép áp dụng cơ chế đặc thù thì tiến độ thực hiện Dự án theo Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp. Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá kỹ để rút ngắn thời gian xây dựng; cân nhắc điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án phù hợp với tiến độ giải ngân vốn.
![]() |
Dự án không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái rừng
Về chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Tổng diện tích đất có rừng tự nhiên khoảng 75,58ha, chiếm 58,6% tổng diện tích chiếm đất của Dự án; chỉ chiếm 0,027% diện tích rừng hiện có của tỉnh Khánh Hòa và diện tích rừng đặc dụng cần chuyển mục đích sử dụng chỉ chiếm 0,193% diện tích rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
Theo báo cáo kết quả điều tra rừng, trong 32,88ha diện tích rừng đặc dụng cần chuyển mục đích sử dụng đa số là rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi. Trong 27,07ha rừng phòng hộ đầu nguồn cần chuyển mục đích sử dụng không có rừng giàu, chỉ có rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng hỗn giao.
Như vậy, việc chuyển diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn của Dự án không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái rừng, môi trường tự nhiên, môi trường sống của các loài động, thực vật và chức năng phòng hộ đầu nguồn của rừng.
Hiện UBND tỉnh Khánh Hòa có phương án trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp đối với diện tích rừng phải chuyển mục đích sử dụng để thực hiện Dự án.
Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cập nhật các quy định mới của pháp luật và cân nhắc các phương án trồng rừng tối ưu để tránh phát sinh chi phí trồng rừng, dẫn đến tổng chi phí Dự án tăng, kéo dài thời gian triển khai Dự án.
Đề xuất của Chính phủ, kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong thực hiện Dự án
Về hướng tuyến, Chủ nhiệm Lê Quang huy cho biết: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đưa ra 03 Phương án về hướng tuyến của Dự án.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành hướng tuyến theo Phương án 2 như Chính phủ trình Quốc hội vì đây là phương án tối ưu. Theo đó, dự án có độ dài tuyến hợp lý (ngắn hơn phương án 1 là 3,3km), đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Vtk=60km/h. Riêng đoạn làm mới qua địa hình núi hiểm trở, khó khăn, khúc cua gấp, tốc độ thiết kế Vtk=40km/h. Hướng tuyến không đi vào phân khu bảo tồn nghiêm ngặt thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
Các khu tập trung đông dân cư, quy hoạch xây dựng hồ chứa nước Sông Cầu, phù hợp với địa hình, địa vật, thủy văn khu vực tuyến đi qua, hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng, chiếm dụng đất rừng, đất trồng lúa, nhờ đó giảm thiểu khối lượng đào đắp và phù hợp cảnh quan môi trường vùng đặt tuyến. Phương án có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng tán thành với đề xuất của Chính phủ, kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong thực hiện Dự án. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội cho phép giao UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo pháp luật về đầu tư công.
Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề phát sinh liên quan đến Dự án.
TIN LIÊN QUAN
3 dự án xây dựng nhà ở xã hội tại Phú Thọ được vay vốn gói 120.000 tỷ đồng
3 dự án nhà ở xã hội tại Phú Thọ bao gồm khu nhà ở thấp tầng Minh Phương, khu nhà ở xã hội công nhân của khu công nghiệp (KCN) Thụy Vân...
Công tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản: Chủ động và tích cực
Các nhiệm vụ quản lý Nhà nước trọng tâm của ngành Xây dựng đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó công tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản...
Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ
Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2023; Lai Châu thu hồi hơn 210ha đất để làm dự án; Phú Thọ công bố 3 dự án nhà ở...
Hơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm
5 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng 30,4% so cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm tới 61,4% so cùng kỳ năm trước.
Bình Phước: Đôn đốc triển khai đầu tư các dự án nhà ở xã hội
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn số 1855/UBND-KT về việc đôn đốc triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội...
Bình Định: Xử lý tồn tại, sai sót của dự án Phương Mai Bay Resort
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu Công ty cổ phần Phương Mai Bay, chủ đầu tư dự án Phương Mai Bay Resort xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể...
Sắp khởi công 4 tuyến giao thông quan trọng phía Nam và Tây Nguyên
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Báo cáo số 5835/BGTVT-CQLXD ngày 6/6/2023 gửi Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch khởi công các dự án đường bộ cao tốc, đường vành đai.
Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Đã nhiều năm kể từ khi dự án giãn dân phố cổ được hoàn thiện, tuy nhiên cho đến nay, 5 khối nhà trên tuyến đường Lý Sơn (Thượng Thanh, Long Biên)...
Bình Định chấn chỉnh loạt dự án lớn của Công ty Phát Đạt
Mới đây, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chủ trì buổi làm việc với Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt về một số dự án trên...
HoREA: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, bởi lẽ nếu là gói tín...
Quy định mới mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các đồ án quy hoạch
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 35/2023/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các đồ án quy hoạch.
Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi đầu tư bất động sản tại châu Á
Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận giảm. Tuy nhiên, trước những khó khăn...
Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình
Thừa Thiên Huế quy hoạch mới KĐT du lịch sinh thái biển Cảnh Dương; Đà Nẵng đấu giá 2 khu đất lớn ở quận Cẩm Lệ; Long An tìm nhà đầu...
Những điều kiện cần đáp ứng nếu muốn sang tên sổ đỏ cho người khác
Sang tên sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền...
Chủ tịch HĐQT ThuDuc House nộp đơn xin từ nhiệm
Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) vừa công bố thông tin về việc xin từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT cũng như thành viên ủy ban kiểm toán của ông Nguyễn Huy Hoàng.
Quốc Oai (Hà Nội): Quyết liệt kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm đất đai
Huyện Quốc Oai (Thành phố Hà Nội) là một trong những địa phương đang từng bước lập lại trật tự trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn...
Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tại phiên Quốc hội tiến hành chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm...
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Còn chờ điều gì để giải ngân?
Chương trình gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hướng tới các chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân (NƠCN), dự án cải tạo, xây dựng lại...
Đưa dự án KDC Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai vào diện theo dõi
Mới đây, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP. HCM vừa tổ chức cuộc họp định kỳ tháng 5, do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM chủ trì. Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo thống nhất đưa dự án KDC Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai vào diện theo dõi.