“Soi” năng lực hoạt động của Đức Long Gia Lai trước khi bị Lilama kiện ra tòa
Sau 6 tháng đầu năm 2023, Công ty Cổ phần (CTCP) Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Đức Long Gia Lai, HOSE: DLG) đã thoát được mức lỗ “khủng” so với cùng kỳ năm ngoái và đưa về 34,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, DLG bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động, cổ phiếu nằm trong diện cảnh báo và gần đây nhất là bị công ty đối tác Lilama yêu cầu mở thủ tục phá sản.
>>> Doanh nghiệp bất động sản với cái tên khá 'lạ lẫm' tung trái phiếu mới, hút hàng ngàn tỷ
Thoát lỗ khủng trong 6 tháng đầu năm, cổ phiếu “rẻ hơn rau”
Theo báo cáo soát xét báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 511,6 tỷ đồng, giảm 29,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 112 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí tài chính và chi phí bán hàng lần lượt giảm còn 179,9 tỷ đồng và 3,2 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 21,8% và 37,6%. Đáng chú ý, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ ghi nhận lỗ 4,6 tỷ đồng so với con số 392 tỷ đồng trong kỳ này năm trước.
6 tháng đầu năm 2023, DLG ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 49 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm trước báo lỗ gần 349 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế DLG ghi nhận trong kỳ đạt 43,6 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí liên quan và thuế thu nhập hiện hành, Đức Long Gia Lai đưa về 34,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 395,7 tỷ đồng so với con số lỗ cùng kỳ năm ngoái 361 tỷ đồng.
Năm 2023, Đức Long Gia Lai đặt ra kết quả kinh doanh với doanh thu 1.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại DLG mới chỉ đạt được 30,6% kế hoạch doanh thu và 34,4% kế hoạch lợi nhuận. Tính tới thời điểm ngày 30/6/2023, DLG có tổng cộng tài sản đạt 5.701 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với con số hồi đầu năm.
Tài sản ngắn hạn của DLG tính tới 30/6/2023 đạt 1.501 tỷ đồng, giảm 146 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó, hàng tồn kho giảm 13 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tài sản dài hạn của DLG chiếm phần lớn tổng tài sản với 4.200 tỷ đồng, tăng 236 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Trong tài sản dài hạn, đáng chú ý, các khoản phải thu dài hạn của DLG tăng mạnh 33%, đạt 1.296 tỷ đồng. Tài sản dở dang dài hạn của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai tăng 46 tỷ đồng, đạt 86,6 tỷ đồng. Ngoài ra, đầu tư tài chính dài hạn của DLG tăng 40,5%, đạt 22,7 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Đức Long Gia Lai tính tới ngày 30/6/2023 đạt 4.568 tỷ đồng, tăng 66 tỷ đồng so với con số hồi đầu năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 1.133 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng cộng nguồn vốn.
>>> Bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, Đức Long Gia Lai nợ nần ra sao?
Mặc dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của DLG có nhiều cải thiện, đã thoát lỗ khủng, tuy nhiên trên sàn giao dịch chứng khoán, cổ phiếu DLG vẫn chỉ được giao dịch ở vùng giá thấp quanh ngưỡng 3.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, thị giá gần như không tăng trưởng trong một năm vừa qua.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/9/2023, mã DLG đang được giao dịch ở mức giá 2.860 đồng/cổ phiếu, giảm 4,67%. Cổ phiếu DLG đang nằm trong diện cổ phiếu bị cảnh báo từ 13/4/2023 đến nay.
Bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động
Trên báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất, kiểm toán đưa ra ý kiến nợ ngắn hạn của Đức Long Gia Lai đã vượt qua tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Tập đoàn đã đưa ra kế hoạch về việc thanh lý, nhượng bán tài sản đảm bảo, tài sản được bảo lãnh và dòng tiền để trả nợ cho ngân hàng giai đoạn từ 2023 – 2025, tuy nhiên kiểm toán cho biết chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp tại thời điểm đưa ra ý kiến là ngày 30/6/2023 để xác định giá trị của các tài sản đảm bảo, tài sản được bảo lãnh có phù hợp với kế hoạch của Công ty hay không. Vì vậy, kiểm toán nhận định điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Giải trình từ phía Đức Long Gia Lai khẳng định tình hình sản xuất kinh doanh vẫn đang hoạt động ổn định, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận hàng năm theo kế hoạch. Ngoài ra, tại thời điểm ngày 30/6/2023, Công ty cũng cho biết đã nhận được sự cam kết chính thức tới từ phía các cổ đông lớn, nhà đầu tư về việc cung cấp cho Công ty nguồn tài chính cần thiết để có thể thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ đến hạn trong thời gian sắp tới.
Bị đối tác yêu cầu mở thủ tục phá sản do nợ
Mặc dù vào thời điểm ngày 30/6/2023, Công ty đã khẳng định có nguồn tài chính cần thiết để thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn vào thời gian tới. Tuy nhiên, vào cuối tháng 7/2023, Công ty Cổ phần Lilama 45.3 (Quảng Ngãi) đã bất ngờ gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Đức Long Gia Lai. Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã thụ lý đơn và đã gửi thông báo tới Đức Long Gia Lai và yêu cầu trong 30 ngày phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của doanh nghiệp đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản và các tài liệu kèm theo.
Ngoài ra, trong 15 ngày, Đức Long Gia Lai phải xuất trình các giấy tờ gồm: Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục công ty mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán; bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của công ty; danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ; giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thành lập công ty; kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại.
Trước thông tin bị Công ty Cổ phần Lilama 45.3 yêu cầu mở thủ tục phá sản, DLG đã công bố văn bản Công bố thông tin bất thường vào ngày 1/9/2/2023.
Về việc giải trình chậm công bố thông tin Thông báo mở thủ tục phá sản của Tòa án, DLG cho biết: “Ngày 29/7/2023, sau khi nhận được Thông báo số 210/PS-TBTA của Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai, Trưởng bộ phận pháp chế có người thân bị ốm nặng, đã phải về quê chăm sóc, cho đến nay vẫn chưa trở lại làm việc, không kịp thời báo cáo cho Ban lãnh đạo Công ty và bàn giao lại văn bản để thực hiện việc công bố thông tin theo quy định”.
Đức Long Gia Lai cho hay, hiện doanh nghiệp gặp phải khó khăn tài chính tạm thời do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ năm 2020 - 2023, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng do xung đột Nga - Ukraine kéo dài. Trong nước, chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng tăng cao, việc tiếp cận vốn khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp trong nước đối diện khó khăn và DLG cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, công ty đang khắc phục và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nộp ngân sách đầy đủ và có trách nhiệm với cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng.
Trong văn bản, công ty cho biết DLG không bị mất khả năng thanh toán và có tổng tài sản gần 6.000 tỷ đồng, nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công nợ phải thu từ các đối tác.
Trong khi đó, khoản nợ của Lilama 45.3 là rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 0,3% tổng tài sản của công ty, hoàn toàn nằm trong khả năng thanh toán của công ty, do đó, công ty không thuộc đối tượng phải áp dụng Luật Phá sản.
Cùng đó, Đức Long Gia Lai cho biết, đã làm việc, đưa ra lộ trình trả nợ và sẵn sàng trả nợ cho Lilama 45.3 sau khi hai bên thống nhất lộ trình thanh toán, nhưng phía Lilama 45.3 chưa đồng ý.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang tập trung hoàn thành yêu cầu của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, xuất trình các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đế làm rõ việc không bị mất khả năng thanh toán và đề nghị Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Lilama 45.3.
Chứng khoán Thành Công phát hành 4 triệu trái phiếu nhằm cơ cấu nợ
Chứng khoán Thành Công sẽ phát hành 4 triệu trái phiếu riêng lẻ với giá trị 400 tỷ đồng, nhằm cơ cấu lại nợ của công ty.
Doanh nghiệp lớn hé lộ lợi nhuận "khủng" quý 3/2024 và 9 tháng đầu năm 2024
"Ông lớn" hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã: HHV), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (mã: VGT),... ước tính lợi nhuận quý 3/2024 và 9 tháng đầu năm nay tăng nghìn tỷ đồng.
Dự án Waterpoint của Nam Long đang thế chấp tại ngân hàng?
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã: NLG) thành lập thêm 2 công ty con nhằm nhận chuyển nhượng khu đất thuộc dự án Waterpoint...
Doanh thu Rạng Đông tăng 35,2% trong nửa đầu năm 2024 nhờ thực hiện chuyển đổi số
Tại buổi họp báo với chủ đề “Rạng Đông chuyển mình trong kỷ nguyên mới” diễn ra sáng ngày 02/10, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng...
Đèo Cả dự báo đã hoàn thành khoảng 90% kế hoạch kinh doanh năm 2024
9 tháng đầu năm, HHV dự kiến doanh thu đạt 2.277 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và thực hiện được 72% kế hoạch năm.
Prudential Việt Nam hoạt động ra sao?
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (thuộc tập đoàn tài chính Prudential Plc), được thành lập tại Việt Nam vào năm 2011.
Dư nợ margin công ty chứng khoán cao kỷ lục
Liên tục trong những năm gần đây, dư nợ margin của nhiều công ty chứng khoán được đẩy lên mức kỷ lục. Các công ty chứng khoán cũng đang trở thành điểm hấp thụ...
Chủ tịch và Thành viên HĐQT Dược phẩm Hà Nội đồng loạt từ nhiệm
HĐQT Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Hanoi Pharma - UPCoM: DHN) công bố thông tin bất thường vừa nhận đơn từ nhiệm của bà Bùi Thị Minh Tâm, Chủ tịch HĐQT...
Một thương hiệu bán lẻ thiết bị di động và sản phẩm công nghệ nợ phải trả cao gấp 9 lần vốn chủ sở hữu
Mới đây, Công ty cổ phần Xây dựng và đầu tư thương mại Hoàng Hà (Hoàng Hà Mobile) công bố báo cáo tài chính với doanh thu gần 4.860 tỷ đồng trong năm 2023...
Chứng khoán An Bình bị phạt hơn 1,9 tỷ đồng do kê khai sai thuế
Chứng khoán An Bình đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế...
FPT Retail (FRT) bổ nhiệm thêm một Phó tổng giám đốc 8x
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã chứng khoán FRT) vừa công bố thông tin bổ nhiệm bà Nguyễn Đỗ Quyên làm Phó Tổng Giám đốc công ty.
Google 'rót' 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu ở Thái Lan
Theo Reuters , Google ngày 30 9 cho biết công sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Thái Lan để xây dựng một trung tâm dữ liệu và đám mây.
Phó Chủ tịch thường trực FLC Vũ Đặng Hải Yến từ nhiệm
CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) ngày 30 9 công bố đơn từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch thường trực và Thành viên HĐQT của bà Vũ Đặng Hải Yến.
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn có mức đầu tư hơn 5 tỉ USD chính thức vận hành thương mại
Chiều 30/9, Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP, thuộc Tập đoàn SCG, Thái Lan) phát đi thông báo tổ hợp hóa dầu Long Sơn chính thức vận hành thương mại.
Sao Thái Dương (SJF) thoái vốn khỏi Tona
Hội đồng Quản trị CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (HoSE: mã chứng khoán SJF) đã quyết định thoái toàn bộ vốn tại CTCP Đầu tư và Xây dựng TONA.
Vừa thu nghìn tỷ từ trái phiếu, Nam Long bị phạt nhiều lỗi vì không công bố thông tin
Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm liên quan đến vấn đề công bố thông tin...
Saudi Aramco dịch chuyển cấu trúc hoạt động như thế nào? (Kỳ II)
Saudi Aramco là công ty năng lượng và hóa chất tích hợp lớn nhất thế giới đã hiện diện tại KSA suốt hơn 90 năm qua. Saudi Aramco được coi là gã khổng lồ...
Saudi Aramco dịch chuyển cấu trúc hoạt động như thế nào? (Kỳ I)
Saudi Aramco hiện đã bắt đầu hành trình đa dạng hóa dầu mỏ và sự phụ thuộc vào thượng nguồn cũng như duy trì lợi thế cạnh tranh với chi phí khai thác dầu toàn cầu thấp nhất, giúp đem lại lợi nhuận và lợi nhuận cao chưa từng có.
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty...