Sức sống mới của đảo hoang
Con đường đặc biệt không có trên bản đồ, hay hải đồ, nhưng nó thường xuất hiện, nối liền 3 hòn đảo với nhau. Trên miền thủy đạo đó có vợ chồng “chúa đảo” ngày ngày đem lại sức sống mới cho Điệp Sơn.
Gần trưa, vợ chồng ông Trịnh Minh Đại Anh - Đào Thị Long vẫy mọi người lên chiếc cano để ra đảo Điệp Sơn. Chỉ 15 phút, cano cao tốc đã đưa mọi người bước chân lên đảo. Cái nắng chói chang giữa mùa khô phần nào dịu mát bởi cơn gió biển nhẹ nhàng quanh núi Điệp.
Đôi vợ chồng ấy người xứ Bắc, nhưng người dân nơi đây và cả du khách vẫn quen miệng gọi là “chúa đảo”. Sự nồng hậu, nhiệt tình, thân thiện của vợ chồng “chúa đảo” gây thiện cảm đặc biệt với du khách.
Điệp Sơn đẹp mênh mang giữa nước và trời xanh ngắt. Trên đảo, trong làng chỉ vài chiếc xe máy, đường đi nhỏ hẹp. Đảo có 2 cảng biển là cảng Điệp Sơn và bến cảng tạm do công ty du lịch mới mở để đón du khách. Người dân đi bắt ốc, bắt sò điệp, con xúc... vẫn thường đi qua lại giữa các đảo. Các chuyến đò, cano của người dân và dịch vụ du lịch nối kết đất liền vẫn được thực hiện thường xuyên trong ngày.
Ông Đại Anh bảo Điệp Sơn thực chất là một cụm 3 đảo gồm Điệp Sơn (Hòn Bịp), Hòn Quạ và Hòn Ó (trên bản đồ gọi là Hòn Dút) thuộc xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nằm trong vịnh Vân Phong. Ở đây có một con đường đặc biệt, là thủy đạo độc đáo, dài khoảng 700m nối liền 3 hòn đảo nhỏ. Nơi đây, ban ngày có nước thì ban đêm sẽ khô cạn và ngược lại. Khoảng 15 giờ hằng ngày, thủy đạo bằng cát biển và đá ngầm dần trơ ra, rộng khoảng 10m.
Thủy đạo Điệp Sơn từ lâu đã giúp người dân tiết kiệm thời gian di chuyển giữa hai bờ của chuỗi 3 đảo. Nếu không có thủy đạo, hành trình sẽ kéo dài thêm khoảng 20-30 phút với các loại ghe gỗ. Cư dân Điệp Sơn thường dựa vào thủy đạo để đi lại giữa các đảo.
Không ai trong vùng trả lời được câu hỏi “vì sao có thủy đạo này?”. Nghề kiếm sống của người dân xứ đảo này là đào con xúc, bắt cá, nhặt rong biển và làm du lịch.
Đảo Điệp Sơn có 84 hộ với hơn 400 dân. “Trái tim ánh sáng” của hòn đảo nằm tại căn nhà tạm rộng vài mét vuông. Một máy phát điện cũ kỹ, đen vì khói, dầu và gió biển đang được bảo dưỡng để chờ chạy phát điện vào buổi tối phục vụ người dân và du khách.
Tại Điệp Sơn, điện chỉ có từ 18-21 giờ hằng ngày. Người trông coi máy được tính công 25.000 đồng/đêm. Xăng dầu chạy máy do người dân đóng góp.
Tại đây, người dân dùng 2 bóng điện và 1 chiếc tivi trả 120.000 đồng tiền điện một tháng. Nước ngọt không bao giờ thiếu ở Điệp Sơn, các hộ dân trên đảo sống vô tư với nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào trên đảo.
“Cơn sóng” khách du lịch đến Điệp Sơn vài năm qua đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của hòn đảo nằm giữa vịnh Vân Phong. Vài năm nay, Điệp Sơn đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch bắt đầu khai thác tour với giá khởi hành từ Nha Trang là 540.000 đồng/người.
Để có được màu xanh của đảo như ngày hôm nay là sự nỗ lực của nhiều người, trong đó có cặp vợ chồng “chúa đảo”.
Năm 2016, họ ra Điệp Sơn, ngẩn ngơ với vẻ đẹp của cụm đảo này. Rồi hai người quyết tâm ở lại, tái tạo lại cụm đảo để hướng tới du lịch.
Những ngày đầu, nơi đây tràn ngập rác thải. Đôi vợ chồng đã bỏ không ít tiền bạc, công sức và thời gian để dọn sạch rác trên đảo. Phải mất 3 tháng rác thải mới được thu gom hết, chở bằng ghe về đất liền. Từ đó đến nay đã hơn 4 năm, đều đặn mỗi ngày vợ chồng “chúa đảo” và các nhân công thường xuyên đi thu gom rác thải trôi dạt để các hòn đảo luôn sạch đẹp.
Du khách trước khi lên cano để đến đảo đều được khuyến cáo không mang đồ vật bằng nhựa ra đảo với phương châm “nói không với rác thải nhựa”. Vợ chồng “chúa đảo” chuẩn bị sẵn nước bình mang từ bờ ra đảo phục vụ miễn phí du khách. Vợ chồng ông Đại Anh luôn tâm niệm phải giữ được vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, gìn giữ màu xanh cho đảo thì mới níu giữ được du khách.
Vì thế, ngay từ đầu, họ đã chọn những vật liệu thân thiện với môi trường là gỗ, tre, lá... để làm chòi nghỉ mát cho du khách khi đến du lịch đảo Điệp Sơn.
Ông Đại Anh chia sẻ: Vợ chồng ông rất tâm huyết với môi trường thiên nhiên sạch đẹp. 4 năm ra đảo đầu tư, vợ chồng ông liên tục thu dọn rác, cải tạo cảnh quan, trồng thêm cây, hoa và tạo lập một số công trình tạm phục vụ du khách trên Hòn Ó và một phần Hòn Quạ.
Ông Lê Hoàng Vương, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, cho biết: Ngày nay, du khách đến đây dễ dàng sử dụng được các dịch vụ du lịch tiện nghi hơn trước. Đảo đã xây dựng nhà vệ sinh, có wifi, có điện (máy nổ) để sạc điện thoại. Đặc biệt là thực đơn ăn uống đa dạng từ các món hải sản đến các món rau, chế biến rất ngon miệng. Đảo cũng có đá lạnh được vận chuyển từ đất liền ra để phục vụ du khách...
Công sức của người dân và vợ chồng “chúa đảo” đã biến Điệp Sơn từ một ốc đảo đìu hiu trở thành điểm đến ưa thích của du khách. Du lịch phát triển, kéo theo đời sống của người dân được cải thiện. Điều đặc biệt nhất của Điệp Sơn là “dấu ấn sức người”, nơi những con người xứ đảo yêu biển đảo quê hương đã cùng nhau khai phá đảo hoang để làm du lịch, mang lại sức sống mới cho đảo.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...