Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra vi phạm về cổ phần hóa tại VIVASO
Thanh tra Chính phủ kết luận hàng loạt sai phạm trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại Tổng công ty Vận tải thủy. Trong đó, hồ sơ hai vụ việc nội dung cổ phần hóa, thoái vốn sai mất vốn nhà nước được chuyển sang Bộ Công an để xác minh.
Theo kết luận, tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải, trong đó có việc cổ phần hóa Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO).
Từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2016, Bộ Giao thông vận tải thực hiện 2 lần thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP. Lần 1 thoái 6.554.740 cổ phần tương ứng 20% vốn điều lệ vào tháng 4/2015 và lần 2 thoái 7.349.131 cổ phần tương ứng 22,42% vốn điều lệ vào tháng 3/2016.
Từ tháng 4/2016 đến nay, Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP không còn vốn Nhà nước đầu tư và hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, VIVASO phải thực hiện việc xác nhận, đối chiếu công nợ và phải được khách nợ, chủ nợ ký biên bản, nhưng trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp chưa đảm bảo các yêu cầu này. Cảng Hà Nội không theo dõi khoản công nợ phải thu của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng trên sổ sách kế toán với số tiền hơn 16,3 tỷ đồng là vi phạm quy định, dẫn đến việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, thoái vốn sai, mất vốn Nhà nước số tiền tương ứng.
Đối với việc kiểm kê cảng Việt Trì (Phú Thọ), cảng Ninh Phúc (Ninh Bình), Thanh tra Chính phủ cho rằng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng không có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án khai thác sử dụng của dự án.
Bên cạnh đó, Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam, Tổng công ty Vận tải thủy thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản thiếu danh mục cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc (dự án WB6) và chưa xử lý dứt điểm tài sản đối với quyền sử dụng đất.
Đáng chú ý, cơ quan thanh tra cho rằng không thể đồng thời thực hiện cổ phần hóa VIVASO và Công ty TNHH MTV Vận tải và Xếp dỡ đường thủy nội địa với việc đầu tư nâng cấp cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc bằng nguồn vốn WB6.
![]() |
Ban chỉ đạo cổ phần hóa, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa nhưng "thiếu trách nhiệm không phát hiện hoặc cố tình không báo cáo Thủ tướng" về việc trên, kết luận nêu.
Thanh tra Chính phủ còn phát hiện Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép đã tự ý khai thác, sử dụng một phần cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc (trong giai đoạn 2015-2020). Việc này bị cho là vi phạm Luật xây dựng "cần phải được cơ quan chức năng xem xét, xử lý, thu về ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận thu được".
Những việc nêu trên đã dẫn đến hậu quả là phương án cổ phần hóa của VIVASO thiếu chính xác, tài sản cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay chưa được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định, nguy cơ lãng phí vốn đầu tư với số tiền gần 135 tỉ đồng khi không đưa vào sử dụng.
Để xảy ra tồn tại và hậu quả nêu trên, theo thanh tra, thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải khi thực hiện đầu tư xây dựng không có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án khai thác sử dụng của dự án.
"VIVASO, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khi thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án cổ phần hóa không đúng quy định", kết luận nêu.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận hồ sơ hai vụ việc sai phạm đã được kết luận liên quan gây lãng phí và thất thoát số tiền lớn để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, Thanh tra Chính phủ chuyển nội dung cổ phần hóa đối với các tài sản hình thành từ việc sử dụng nguồn vốn WB6 (cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc) với tổng giá trị đầu tư gần 135 tỉ đồng.
Thứ hai, việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn sai mất vốn nhà nước tại cảng Hà Nội với số tiền trên 16 tỉ đồng.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ tổ chức buổi công bố kết luận thanh tra nói trên. Đại diện UBND TP.Hà Nội, UBND tỉnh Hòa Bình khẳng định sẽ nghiêm túc, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện kết luận thanh tra một cách sớm nhất.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho biết, ngay sau khi nhận được kết luận thanh tra, lãnh đạo bộ đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Bộ GTVT rất mong nhận được sự quan tâm của Thanh tra Chính phủ.
Ông Dương Quốc Huy, Vụ trưởng Vụ I (Thanh tra Chính phủ), đề nghị Bộ GTVT và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm kết luận thanh tra; chỉ đạo việc xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân sai phạm; có phương án xử lý, thu hồi kinh tế cho ngân sách nhà nước; có biện pháp xử lý dứt điểm đối với tài sản thuộc nguồn vốn vay.
HoREA đề nghị cho doanh nghiệp vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn
HoREA đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước...
Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, quyết đạt mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch
Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tháng, quý; Tăng cường công tác kiểm tra,...
Yêu cầu có giá điện cho dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 31/3
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023.
Gỡ khó cho ngành xây dựng: Mấu chốt là chính sách bảo vệ quyền lợi nhà thầu
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, một số nhà thầu
Tái định vị doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững
Là nền kinh tế có độ mở lớn và trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, cơ hội đan xen thách thức, Việt Nam không thể đứng yên...
Nguyên nhân khiến Công ty cổ phần Licogi 166 xin ngừng kinh doanh?
Công ty Cổ phần Licogi 166 (HNX: LCS) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc tạm ngừng kinh doanh một năm kể từ ngày 15/3/2023 đến 14/3/2024.
Tập đoàn Novaland đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, NVL) và các công ty con đều tích cực đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn sau tâm thư...
Trúng thầu nghìn tỷ, Công ty Trung Chính của ông Hồ Sỹ Hòa kinh doanh ra sao?
Với tổng giá trị trúng thầu lên đến 26.405 tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính được coi là "ông lớn" trong ngành xây dựng cầu đường....
Tập đoàn Hoa Sen bị phạt và truy thu gần 3 tỷ đồng tiền thuế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) bị phạt, truy thu thuế hơn 2,8 tỷ đồng theo Quyết định số 589 QĐ-CTBDU ngày 13 3 2023 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Chính phủ sẽ tiếp sức, đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính phủ chia sẻ với những khó khăn, thách thức; tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tiếp sức đội ngũ doanh nhân,...
PVOIL lên tiếng về việc cổ phiếu OIL bị đưa vào diện cảnh báo
Liên quan đến sự việc này, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa có thông tin cụ thể đến các cổ đông và nhà đầu tư.
Chỉ 17% doanh nghiệp Việt sẵn sàng chống lại các mối đe dọa an ninh mạng
Theo Cisco, chỉ 17% tổ chức ở Việt Nam có chỉ số sẵn sàng cần thiết ở mức “Trưởng thành” để có thể chống lại các rủi ro an ninh mạng...
Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp
Năm 2022, chỉ số ROE tại Tập đoàn Hòa Phát (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ghi nhận mức thấp từ 38% năm 2021 xuống còn 8,8%.
Vì sao Công ty cổ phần Licogi 166 xin ngừng kinh doanh?
Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Licogi 166 (Licogi 166; mã LCS) vừa công bố nghị quyết tạm ngừng kinh doanh 1 năm,...
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,3% năm 2023
Theo Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chậm lại ở mức 6,3% vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ...
Con trai Chủ tịch HĐQT DIC Corp mua thành công 5 triệu cổ phiếu DIG
Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch HĐQT DIG thông báo đã mua vào thành công toàn bộ 5 triệu cổ phiếu DIG vào phiên 17 3. Tạm lấy giá chốt phiên 17 3 làm giá mua, ông Nguyễn Hùng Cường đã phải chi ra hơn 62 tỷ đồng để mua được số cổ phiếu này.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt gần 123 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2023 đạt 122,95 tỷ USD, giảm 13%, tương ứng giảm 18,39 tỷ USD...
“Mập mờ” công bố thông tin, Tổng Công ty Khí Việt Nam bị phạt 270 triệu đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa chỉ ra hàng loạt vi phạm chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tổng Công ty Khí Việt Nam.
Hà Nội: Những doanh nghiệp nào bị thanh tra chậm đóng bảo hiểm xã hội?
Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố, Công an Hà Nội công bố quyết định thanh tra hàng loạt đơn vị chậm...