Thương hiệu Miniso đang ấp ủ tham vọng thống trị thế giới
Thương hiệu Miniso Nhật nhái đến từ Trung Quốc vốn đã nổi tiếng ở thị trường nội địa nhưng nay còn ấp ủ kế hoạch thống trị thế giới không tưởng.
Thương hiệu Miniso "Nhật nhái" đến từ Trung Quốc vốn đã nổi tiếng ở thị trường nội địa nhưng nay còn ấp ủ kế hoạch "thống trị thế giới" theo nhiều khách không tưởng.
Thương hiệu Miniso đặt mục tiêu "xâm chiếm" 100 quốc gia
Với 2.533 cửa hàng trên khắp Trung Quốc tính tới tháng 6, Miniso có trụ sở tại Quảng Châu đang dựa vào các thị trường nước ngoài để giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong tương lai.
Công ty "Nhật nhái" này hiện đã tấn công 80 quốc gia và vùng lãnh thổ ở nước ngoài. Mục tiêu đầy tham vọng của họ là đạt được con số 100 quốc gia, hướng tới doanh thu hàng năm của toàn chuỗi đạt 100 tỷ NDT (15,2 tỷ USD) trong năm 2022.
Đại lộ Champs-Elysees ở Paris, Pháp nổi tiếng là phố thời trang xa xỉ bậc nhất thế giới với vô số cửa hàng của các thương hiệu cao cấp. Miniso nghe qua có vẻ không đứng cùng hàng ngũ với những thương hiệu kể trên.
Tuy nhiên vào tháng trước, tân binh mới trên sàn giao dịch chứng khoán New York đã mở cửa hàng tại Pháp đầu tiên trên chính Đại lộ tưởng chừng như không thể này. Họ bán vô số những mặt hàng với giá cả vừa rẻ, vừa hợp mốt thông qua một thương vụ nhượng quyền thương hiệu cùng Jonathan Siboni – Chủ một công ty tư vấn bán lẻ xa xỉ ở địa phương.
"Tôi dự định mang thương hiệu nổi tiếng này tới thị trường Pháp ngay khi nhìn thấy các sản phẩm rất thời trang với giá cả phải chăng cùng với sự quản lý cửa hàng tiên tiến của họ", Siboni nói trong tuyên bố hợp tác.
Cũng trong một tuyên bố vào tuần này, Miniso vui mừng cho biết kế hoạch sắp tấn công thị trường Italy và Iceland và một loạt cửa hàng mới tại Tây Ban Nha, nâng tổng số cửa hàng mới ra mắt sau khi IPO lên 100.
Hiện tại, ở mức doanh thu đạt 19 tỷ NDT trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6, Miniso chỉ thu được 8 tỷ NDT từ thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hãng nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan, Số liệu đó đủ biến Miniso trở thành "nhà bán lẻ đa dạng có thương hiệu toàn cầu lớn nhất thế giới".
Âm mưu "thống trị thế giới" của thương hiệu Miniso liệu có thành công?
Giữa bối cảnh dịch Covid-19, liên minh Australia của hãng cũng phải nộp đơn phá sản ra tòa trong khi đó công ty cũng đã lặng lẽ đóng cửa ở Đức. Đó là chưa kể tới việc áp lực cạnh tranh từ quê nhà Trung Quốc, một vài câu hỏi đặt ra là liệu Miniso có thể đạt được mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng của mình hay không?
1. Mô hình tăng trưởng của thương hiệu Miniso đang gặp trục trặc
Thực chất, mô hình tăng trưởng của Miniso đang gặp biến động. Xung đột với các bên nhượng quyền đã khiến công ty phải rút lui khỏi một số quốc gia trong năm nay và căng thẳng cũng khiến công ty liên kết ở Canada gặp trục trặc.
Theo đánh giá của chuyên gia phân tích Devi Subhakesan: "Những thương hiệu na ná như Miniso, bán các dòng sản phẩm giống như vậy hiện đã có tại các trung tâm mua sắm địa phương trên khắp châu Á. Chưa kể nó cũng không có tính bền như các sản phẩm của Muji. Nếu không giải quyết được những nhu cầu đặc biệt của người mua, thương hiệu lại không đủ mạnh, Miniso sẽ có nguy cơ bị tệp khách hàng chính của họ là nhóm những phụ nữ trẻ - vốn có năng lực chi tiêu giới hạn xa lánh ngay khi thị trường ra mắt sản phẩm "ngầu hơn"."
Chưa dừng lại ở đó, tại những thị trường đang phát triển nhanh như Bangladesh, các đối thủ cạnh tranh cũng đang đuổi theo sát nút Miniso. Fakir Apparels – một nhà sản xuất áo len vào tháng 6 đã mở cửa hàng ở Dhaka – một chuỗi cung cấp những dòng sản phẩm giá cả phải chăng giống Miniso. Fakir lên kế hoạch mở ít nhất thêm10 cửa hàng nữa theo hình thức nhượng quyền. Một vài chuỗi khác đang nổi từ Trung Quốc gồm MiniGood, Mumuso, Usupso và Ximiso.
Bất kỳ thách thức nào cũng có thể khiến Miniso phải cân nhắc lại về giá để có thể thu hút được khách hàng. Hasan Murad – một doanh nhân từ Chittagong – đã tới thăm cửa hàng Miniso ở Dhaka để mua nước hoa và bông tai cho vợ mình nhưng không thể tìm được một con búp bê cho con gái. "Nhiều sản phẩm tôi thích thì giá lại không được tốt".
2. Áp lực kép đè mạnh lên thương hiệu Miniso
Dưới áp lực kép vừa cạnh tranh khốc liệt, vừa đại dịch Covid-19, doanh thu mỗi cửa hàng của Miniso giảm 198,8% xuống 2,2 triệu NDT trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6. Đại dịch đã khiến hoạt động vận chuyển bị gián đoạn, gây ảnh hường tới khả năng của Minsio để có thể giữ cho mạng lưới cửa hàng toàn cầu luôn có đủ hàng hoá từ Trung Quốc. Trong khi đó trước dịch, vấn đề tồn kho với Miniso đã rất nan giải.
Báo chí địa phương ở Nam phi – nơi Miniso có 19 cửa hàng thì cho rằng các chủ cửa hàng không thể lấp đầy kệ với những hàng hóa được yêu cầu từ cuối năm 2018. Một vài chủ cửa hàng Miniso cũng đã kiện công ty này ra tòa nhưng cuối cùng họ đã bán mảng kinh doanh ở Nam Phi cùng với hoạt động ở Nigeria, Uganda và Tanzania cho Ye Guofu - chủ tịch công ty với giá 7 NDT.
Hoạt động kinh doanh tại Kenyan cũng đã được bán cho một đơn vị khác với giá 1 NDT. Sau khi trục trặc với chi nhánh Canada, Miniso đã thành công trong vụ kiện để tái cấu trúc vào năm ngoái ở thời điểm họ có 48 cửa hàng hoạt động.
Trong bản cáo bạch, Miniso nói rằng các nhà phân phối Canada của họ "liên đới tới các hoạt động gian lận và gây tổn hại tới danh tiếng, hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động của công ty". Bản chất rắc rối của Miniso tại Đức thì chưa rõ ràng.
Sau hi tới Berlin vào năm 2017, những cửa hàng Miniso mới vẫn mở cho tới gần đây khoảng tháng 12 nhưng vào cuối tháng 6 vừa qua, tất cả đã buộc phải đóng cửa. Hoạt động kinh doanh tại Đức cũng bao gồm trong thương vụ bán mình trị giá 7 NDT cho Ye.
Ở Australia, đơn vị nhượng quyền lớn nhất của Miniso đã nộp hồ sơ xin bảo hộ lên tòa án vào tháng 7 với khối nợ 18 triệu đôla Australia (13,24 triệu USD) sau khi các trung tâm mua sắm gần như vắng vẻ vì đại dịch Covid-19. Các cửa hàng được điều hành bởi những đơn vị nhượng quyền phụ vẫn sẽ mở và Miniso dự kiến sẽ tăng 15 cửa hàng so với con số 30 hiện tại tới cuối năm sau.
Ở Ấn Độ, tòa án Delhi vào tháng 8 đã giải quyết vụ việc một đơn vị điều hành cửa hàng Miniso không chịu trả tiền thuê mặt bằng.
Tuy nhiên công ty này vẫn tiếp tục mở thêm 1 cửa hàng vào ngày 18/10 vừa qua. Các xung đột chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng gây ra rắc rối mới cho Miniso.
Cửa hàng Miniso tại Bình Nhưỡng là một cơn đau đầu khác. Miniso được nêu tên trong hai báo cáo của Liên Hợp Quốc vì có thể vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của tổ chức này đối với Triều Tiên. Miniso thì nói trong bản cáo bạch rằng đối tác cũ của họ ở Triều Tiên tiếp tục sử dụng thương hiệu mà không được cấp phép từ sau ngày 8/2017 mặc dù cả 2 bên đã xóa bỏ các thỏa thuận.
Thương vụ IPO trên sàn Mỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công ty này rất có thể buộc phải hủy niêm yết cổ phiếu của mình khỏi Thị trường Chứng khoán New York vào năm 2022 do các yêu cầu thắt chặt đối với các công ty Trung Quốc.
Các nhà đầu tư dường như cũng đã bớt hấp dẫn với Miniso. Cổ phiếu công ty, đã có lúc tăng cao tới 24,90 USD vào ngày giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, trong phiên đóng cửa vào ngày 25/11, cổ phiếu của Miniso chỉ ở mức 20 USD - bằng với giá IPO.
Vậy với những phân tích trên, theo bạn âm mưu "thống trị thế giới" của thương hiệu Miniso liệu có thành công? Hãy cùng chia sẻ ý kiến nhé!
TIN LIÊN QUAN
Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng
Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc...
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hơn 7 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) vừa bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 7,3 tỷ đồng.
Becamex muốn phát hành 300 triệu cổ phiếu huy động 15.000 tỷ đồng để làm gì?
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa khởi động kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng...
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu hoán đổi trái phiếu, CII vừa nâng vốn điều lệ lên hơn 3.197 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200...
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn...
PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống...
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...
Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa
Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh...
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...