Tin ngân hàng ngày 23/5: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng 57%
Thêm quy định về tiền điện tử e-money; IFC không còn là cổ đông của ABBank; MSB hoàn thành nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi mới… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng 57%
Tại hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, cho biết đến hết tháng 3/2024, có 15 tổ chức phát hành thẻ tín dụng nội địa. Số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến tháng 3/2024 đạt trên 904,7 nghìn thẻ (tăng 18,37% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng thẻ tín dụng quốc tế là 9,53%).
![]() |
“Với 900 hơn nghìn thẻ tín dụng nội địa trong khi quy mô dân số lên tới 100 triệu người thì đây là tiềm năng lớn để các tổ chức tín dụng có thể khai thác, đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa" - ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, tính đến hết quý 1/2024, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt được những kết quả tích cực so với cùng kỳ. Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 39,06% về số lượng và 20,64% về giá trị.
Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; qua kênh Internet tăng 48,81% về số lượng và 25,73% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 58,70% về số lượng và 33,12% về giá trị.
Ngoài ra, ông Dũng cho hay, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập người dân ngày càng tăng, xu hướng thương mại điện tử, hoạt động kinh tế số thịnh hành thì thị trường thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tiềm năng phát triển nữa. Bên cạnh tiềm năng lớn từ thị trường thẻ tín dụng, sản phẩm thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tính năng, tiện ích, ưu đãi hấp dẫn không kém gì thẻ tín dụng quốc tế.
Theo TS. Đỗ Thị Hà Thương - Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, thẻ tín dụng nội địa được coi là sản phẩm chủ lực cho chiến lược tài chính toàn diện mà Chính phủ và NHNN theo đuổi nhằm giúp người dân, đặc biệt người dân thuộc nhóm khách hàng yếu thế tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức và gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Ông Nguyễn Quang Minh - Tổng giám đốc NAPAS, cho biết thẻ tín dụng nội địa có các tính năng của thẻ tín dụng thông thường (như khách hàng chi tiêu trước trả tiền sau, thời gian miễn lãi dài từ 45 đến 55 ngày...), không chỉ thanh toán rộng rãi ở các điểm chấp nhận thanh toán trong nước mà còn sử dụng thanh toán/rút tiền ở một số quốc gia.
Ngoài ra, một số tiện ích, tính năng của thẻ tín dụng nội địa có thể là điểm hấp dẫn nhóm khách hàng phổ thông hoặc lần đầu tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: thủ tục mở thẻ đơn giản, chi phí phát hành và thanh toán thấp.
Thêm quy định về tiền điện tử e-money
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).
Nghị định số 52/2024/NĐ-CP được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tham mưu, trình Chính phủ ban hành theo quy định pháp luật.
Tại Nghị định này đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử (e-money). Trong đó, định nghĩa, làm rõ bản chất của tiền điện tử; Quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước.
Đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cung ứng dịch vụ vĩ điện tử và thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cung ứng dịch vụ ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng).
Nghị định 52 cũng bổ sung quy định về thanh toán quốc tế, trong đó quy định vai trò quản lý Nhà nước của NHNN đối với thanh toán quốc tế; quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài; thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế; quy định việc chấp thuận tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho các giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu, chi theo quy định của pháp luật;
Quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Quy định về biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt…
Nghị định số 52/2024/NĐ-CP được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Dự kiến Nghị định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thanh toán, giảm thiểu rủi ro trong giao dịch và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
IFC không còn là cổ đông của ABBank
Ngày 22/05/2024, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã thực hiện bán toàn bộ gần 85 triệu cp của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB), tương đương 8.2% vốn và chính thức không còn là cổ đông của ABBank.
Phiên 22/05 ghi nhận hơn 100.6 triệu cp ABB được giao dịch. Trong đó, gần 85 triệu cp bị khối ngoại bán thỏa thuận, giá trị gần 883 tỷ đồng, tương đương 10,400 đồng/cp.
Trong khi đó, giá ABB kết phiên 22/05 giảm về 8,500 đồng/cp, đồng nghĩa mức giá thỏa thuận khối ngoại vừa giao dịch trong phiên cao hơn 22% thị giá cổ phiếu ABB.
Sau khi hoàn thành giao dịch, cổ đông lớn nước ngoài tại ABBank hiện có Maybank - Ngân hàng Malaysia với tỷ lệ sở hữu là 16.4%.
ABBank cho biết, lộ trình thoái vốn của IFC tại Ngân hàng đã được hoạch định từ trước và được IFC thực hiện trong tháng 5/2024. Trước đó, cổ đông lớn nước ngoài tại ABBank gồm: Maybank - Ngân hàng Malaysia và Tổ chức Tài chính Quốc tế - IFC (thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới).
Với tư cách là cổ đông chiến lược, trong gần 14 năm hợp tác, IFC đã hỗ trợ hiệu quả cho ABBank về nguồn vốn, các sản phẩm cho vay trung, dài hạn và tài trợ thương mại cũng như tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho ABBank, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, phát triển bền vững và thúc đẩy tài trợ cho các doanh nghiệp SME - một động lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, IFC đã hỗ trợ tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình ABBank triển khai các dự án nhằm đảm bảo tuân thủ về quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel III.
Chia sẻ về kế hoạch thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài, đại diện ABBank cho biết: “Trong tương lai, việc thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là phương án mà ABBank sẽ xem xét khi có cơ hội tốt, đối tác chiến lược phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của ABBank”.
MSB hoàn thành nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi mới
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa thực hiện chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi mới (Core Banking) nhằm mang đến nền tảng công nghệ hiện đại hàng đầu cho hoạt động nghiệp vụ, hỗ trợ mạnh mẽ hành trình chuyển đổi số và thu hút - kết nối - giữ chân khách hàng bằng trải nghiệm vượt trội.
![]() |
Đến nay, MSB đã chính thức hoàn thành dự án chiến lược này sau những bước kiểm định cuối cùng.
Dự án hiện đại hóa hệ thống ngân hàng lõi là một trong những dự án công nghệ lớn nhất và phức tạp nhất từ trước tới nay mà MSB quyết định đầu tư, đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược phát triển lấy số hóa làm động lực tăng trưởng chính. Là phiên bản hiện đại hàng đầu hiện nay, core banking mới cung cấp bởi Tập đoàn Temenos hướng tới đáp ứng tốt và linh hoạt tất cả các yêu cầu trong vận hành, triển khai sản phẩm - dịch vụ ngân hàng như tiền gửi, tín dụng, tài trợ thương mại, nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng điện tử… Với khả năng xử lý khối lượng giao dịch lớn, hệ thống mới dễ dàng đáp ứng sự tăng trưởng của quy mô và tốc độ kinh doanh, đảm bảo khả năng sẵn sàng phục vụ khách hàng, hạn chế những phát sinh do quá tải trong các giai đoạn cao điểm.
Hệ thống này cũng tác động trực tiếp tới các kênh giao dịch, đảm bảo quy trình hoạt động thông suốt, liên tục, được tự động hóa hoặc số hóa tối đa nhưng vẫn đảm bảo quản trị tốt các yếu tố rủi ro. Nền tảng mới đòi hỏi tính an ninh - bảo mật cao hơn thông qua việc phân quyền chặt chẽ và xác thực đa nhân tố khi truy cập, sử dụng dữ liệu trên ngân hàng lõi mới. Điều này nâng mức độ an toàn thông tin của cả khách hàng và MSB lên mức cao nhất, ngăn chặn sự tấn công của hacker cũng như những sự cố an ninh mạng khác.
Nền tảng Core Banking T24 của Temenos được kì vọng mang lại hiệu quả cho MSB trong việc thúc đẩy phát triển sản phẩm - dịch vụ mới nhanh hơn với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố nền tảng giúp hoàn thiện và nâng cao hành trình trải nghiệm của khách hàng, gia tăng khả năng tương tác giữa người dùng - nhân viên MSB và hệ thống. Từ đó, khách hàng có thể nhận hỗ trợ thuận tiện và dễ dàng từ ngân hàng.
-
Lãi suất huy động loạt ngân hàng cổ phần "dần hồi phục" do đâu?
-
Giá vàng tăng phi mã, hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng ra sao?
-
3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?
-
"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng
-
Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ
TIN LIÊN QUAN
-
Tập đoàn Masan kiếm bao nhiêu tiền từ mảng khoáng sản?
-
Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?
-
Taseco Land sắp khởi công loạt dự án, liên danh với đối tác làm dự án 800 tỷ
-
"Soi" khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land
-
Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?
Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng quý I/2025 dự báo phân hóa mạnh; Agribank rao bán tài sản để thu hồi nợ xấu hơn 100 tỷ đồng; Phân hóa chiến lược ngân hàng - Thách thức mới...
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Giá vàng phi mã lên kỷ lục mới
Giá vàng đồng loạt leo thang, cán mốc kỷ lục mới, giá vàng trong nước tăng vượt 101 triệu đồng/lượng.
Tình hình lãi suất huy động tuần mới tháng 3/2025: Đã có 20 ngân hàng đồng loạt điều chỉnh
Tính từ đầu tháng 3 đến nay, đã có 20 ngân hàng giảm lãi suất, gồm: BIDV, Techcombank, VietinBank, Eximbank, IVB, LPBank, Nam A Bank...
BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV
Ngày 27/03/2025, tại Trụ sở BIDV Thanh Xuân (Hà Nội), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức lễ chi trả quyền lợi bảo hiểm Tai nạn và sức khỏe con người (BIC Bình...
Điểm tin ngân hàng ngày 29/3: Dự báo nợ xấu có thể tăng nhẹ trong năm 2025
Agribank bất ngờ hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm; Năm 2025, Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng; Kiểm soát chặt dòng vốn 2,5 triệu tỷ đồng vào bất động...
ĐHĐCĐ NCB thông qua mục tiêu kinh doanh 2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực
Ngày 29/3/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB (mã ck: NVB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2025...
Cảnh giác với những hình thức tấn công, lừa đảo bằng mã QR
Hiện nay, mã QR đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống nhờ tính tiện lợi, tuy nhiên, chính điều này lại khiến người dùng dễ rơi vào bẫy của tội phạm mạng.
Giá vàng lại vượt 100 triệu đồng
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng không ngừng vào cuối tuần trong bối cảnh cùng giá vàng thế giới tăng mạnh.
Điểm tin ngân hàng ngày 28/3: Vietcombank xác lập kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam
VIB đặt mục tiêu lợi nhuận 11.000 tỷ đồng năm 2025; Agribank đấu giá khoản nợ gần 134 tỷ đồng của chủ nhà hàng nổi Elisa; Phát hành gần 10.700 tỷ đồng trái phiếu doanh...
VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Với quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng và mức lãi suất vay đặc biệt hấp dẫn, gói Lãi suất vàng hứa hẹn sẽ là bệ đỡ chắp cánh cho thành công doanh nghiệp xuất...
Ngân hàng đua nhau chia cổ tức “khủng” bằng cổ phiếu
Mùa đại hội đồng cổ đông sắp đến, kế hoạch trả cổ tức của các ngân hàng đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Năm 2025, nhiều ngân hàng dự kiến chia...
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng miếng SJC duy trì trạng thái đi ngang tại 98,4 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiếp tục tăng vượt vàng miếng gần 1 triệu đồng, lên mốc 99 triệu đồng/lượng.
Điểm tin ngân hàng ngày 27/3: Điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND do thay đổi kinh tế toàn cầu
Thương hiệu MB được định giá đạt gần 1,6 tỷ USD; Con gái Chủ tịch Ngân hàng OCB bán gần nửa số cổ phần, thu về 500 tỷ đồng; BIDV rao bán lần 5 khoản...
Sacombank hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Hội Sinh viên Việt Nam nâng cao kiến thức tài chính số cho giới...
Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028...
Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng
Khách hàng của Sacombank nay có thể cập nhật sinh trắc học nhanh chóng và thuận tiện thông qua kết nối trực tiếp với VNeID, bên cạnh các phương thức như quét chip thẻ căn...
Lọt Top 500 nhà băng có giá trị thương hiệu cao nhất thế giới 2025, Vietcombank làm ăn ra sao?
Vietcombank tăng 6 bậc trong bảng xếp hạng ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất trên toàn cầu năm 2025. Trong năm 2024, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế ...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Điểm tin ngân hàng ngày 26/3: SaiGonBank rao bán 4 bất động sản tại Hà Nội, giá từ hơn 1 tỷ đồng
Yêu cầu VDB tập trung thu hồi nợ vay, đặc biệt là nợ xấu kéo dài; Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long phải vay ngoài để trả nợ ngân hàng; PGBank đặt mục...
Xem nhiều




