VnFinance
Chủ nhật, 15/12/2024, 09:06 AM

Viettel, FPT, Phenikaa là những doanh nghiệp tiên phong đầu tư các dự án bán dẫn

Thủ tướng cho biết, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin, nhà đầu tư tốt như Viettel, FPT, Phenikaa đang triển khai chiến lược phát triển, đẩy mạnh các dự án cụ thể trong lĩnh vực bán dẫn; bắt đầu có các startup tiềm năng về bán dẫn như Infrasen, VnChip, Hyphen Deux.

Thời gian vừa qua, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam hiện đang tham gia vào các công đoạn: Thiết kế, kiểm thử, đóng gói vi mạch, sản xuất thiết bị và nguyên liệu liên quan đến bán dẫn nhưng chưa có nhà máy sản xuất chip.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp thiết kế vi mạch với đội ngũ nhân lực ước tính hơn 6.000 kỹ sư, công đoạn đóng gói kiểm thử có 7 nhà máy, với khoảng 6.000 kỹ sư và hơn 10.000 kỹ thuật viên; các doanh nghiệp về sản xuất thiết bị và nguyên liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động. Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD.

thu-tuong20241214201214
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Những kết quả trên là mình chứng thể hiện sự nỗ lực và hành động quyết liệt của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo và cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn…

Nhiều lợi thế chiến lược về phát triển công nghiệp bán dẫn

Phát biểu tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban nêu rõ, phát triển công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

Trong giai đoạn tới đây, chúng ta phải thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước), đòi hỏi phải có bứt phá, đột phá, nhất là về tăng trưởng kinh tế.

Theo Thủ tướng, muốn thúc đẩy tăng trưởng thì cùng với làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế thông minh, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây, phát triển kinh tế sáng tạo để tạo ra lực lượng sản xuất mới, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Việt Nam có những lợi thế chiến lược về phát triển công nghiệp bán dẫn với trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 thế giới, vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi (nằm ở trung tâm của khu vực đang chiếm tới 70% sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu), nguồn nhân lực dồi dào và nhiều tiềm năng (1 trong 16 quốc gia đông dân nhất trên thế giới với dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao, xếp hạng 44/133 nền kinh tế về đổi mới sáng tạo).

Về chủ trương, chính sách, những việc Việt Nam đã, đang thực hiện, Thủ tướng cho biết Đảng ta đã xác định tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã xác định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo; ban hành Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 43/CT-TTg về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.

Cùng với đó là các cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong Luật Thủ đô, các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số thành phố như TPHCM, Đà Nẵng.

Thời gian tới, tiếp tục đột phá về các cơ chế chính sách như: Thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư; đề xuất cơ chế, chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân…

cong-nghiep-ban-dan20241214202858
Ảnh minh hoạ

Về cơ sở hạ tầng, đã thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế là Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cũng như các Khu công nghệ cao TPHCM, Hòa Lạc, Đà Nẵng cùng nhiều khu công nghiệp tiêu chuẩn, là điểm đến tiềm năng trong quá trình chuyển dịch chuỗi sản xuất bán dẫn và thu hút nguồn vốn FDI của các tập đoàn công nghệ bán dẫn lớn trên thế giới như: Amkor, Samsung, Hana Micron, Foxconn, LAM Research, Coherent, Intel.

Việt Nam có nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin, nhà đầu tư tốt như Viettel, FPT, Phenikaa đang triển khai chiến lược phát triển, đẩy mạnh các dự án cụ thể trong lĩnh vực bán dẫn; bắt đầu có các startup tiềm năng về bán dẫn như Infrasen, VnChip, Hyphen Deux.

Về hợp tác quốc tế, đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như triển khai các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Quỹ Đổi mới sáng tạo và an ninh công nghệ (ITSI) về phát triển hệ sinh thái và nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam đã chủ động tổ chức, kết nối đầu tư, kinh doanh thông qua đa dạng các hoạt động như Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam; mời gọi, đón tiếp các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như NVIDIA, Samsung, Qualcomm, LAM Research, Marvell, Qorvo sang để tìm hiểu môi trường đầu tư, hướng tới mở rộng sản xuất, kinh doanh và xây dựng cứ điểm tại Việt Nam.

Việt Nam đang tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các khuôn khổ hợp tác bán dẫn với các đối tác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Về khó khăn, thách thức, Thủ tướng cho biết nhu cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực bán dẫn là rất lớn, nhưng cơ chế ưu đãi đặc thù để hỗ trợ đầu tư, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực này còn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu phát triển, đào tạo, ươm tạo cũng như phục vụ sản xuất, kinh doanh; việc cung ứng điện của Việt Nam có nơi, có lúc chưa bảo đảm. Hạn chế về tiếp cận công nghệ tiên tiến và thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cần thiết để phát triển ngành này…

Thúc đẩy ngoại giao bán dẫn

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các công việc được giao, đặc biệt là triển khai "Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" và "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030".

Về quan điểm, Thủ tướng nhấn mạnh "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". Có bước đi, lộ trình, định hướng cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; phát huy trách nhiệm người đứng đầu, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào dứt việc đó.

Cùng với đó, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cấp dưới, gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; quá trình thực hiện phải kiểm tra, đôn đốc, nhân rộng mô hình tốt, kiểm điểm những nơi làm chưa tốt. Tăng cường truyền thông, tạo sự đồng thuận trong xã hội về phát triển công nghiệp bán dẫn.

nh 123 - VNF.Info.vn
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giao giải pháp, nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là phát triển các công nghệ lõi, sản phẩm chip chuyên dụng.

Về các nhiệm vụ chung, trọng tâm, Thủ tướng nêu rõ, phải nâng cao nhận thức với tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây; tiếp tục hoàn thiện thể chế thông thoáng, có ưu tiên cho các ngành lựa chọn; phát triển hạ tầng đồng bộ, thông suốt, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng đổi mới sáng tạo, hạ tầng điện… để giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh; có cơ chế, chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống quản trị, quản lý thông minh; thúc đẩy sớm ra đời Quỹ Hỗ trợ đầu tư; đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ công nghệ; tiếp tục thúc đẩy ngoại giao bán dẫn, có chính sách visa thuận lợi, phù hợp; nhanh chóng phát triển các trung tâm thiết kế, kiểm thử, đóng gói chip; tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn lớn; phát triển lĩnh vực này trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về vị trí địa lý, con người, ổn định chính trị, phát triển hài hòa và cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.

Thủ tướng lưu ý coi phát triển nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; phải triển khai, đầu tư cho xứng tầm đột phá chiến lược. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, rào cản về quy trình, thủ tục hành chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bán dẫn.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác công tư, hợp tác trong nước, quốc tế, khơi thông, tận dụng mọi nguồn lực cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Hợp tác trên tinh thần "cùng lắng nghe, thấu hiểu"; "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động"; "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển"; "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thủ tướng khẳng định, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta trong thời gian tới; là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Do đó, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế; quyết tâm phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, bài bản, khoa học, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc nấy, có sản phẩm, hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được. Có như vậy, chúng ta mới có thể hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực trọng tâm ưu tiên phát triển.


Loạt doanh nghiệp xây lắp nào sắp bị cấm thầu ở Quảng Ngãi?
Loạt doanh nghiệp xây lắp nào sắp bị cấm thầu ở Quảng Ngãi?
17/12/2024 Doanh nghiệp

Cơ quan thẩm định đề xuất Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) ban hành Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với 4 doanh nghiệp xây lắp...

Xây dựng VINA2: Lãi quý III/2024 mỏng, nợ nần nặng gánh còn bị “bêu tên” vì nợ bảo hiểm xã hội hơn 5 tỷ đồng
Xây dựng VINA2: Lãi quý III/2024 mỏng, nợ nần nặng gánh còn bị “bêu tên” vì nợ bảo hiểm xã hội hơn 5 tỷ đồng
16/12/2024 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng VINA2 (Xây dựng VINA2) có địa chỉ tại toà nhà B, Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai...

Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới
Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới
16/12/2024 Doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp (Governance) không chỉ là trụ cột quan trọng trong ESG, mà còn đóng vai trò như "hệ điều hành" đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững...

Quản trị mối quan hệ khách hàng là bệ phóng cho thương hiệu trong kỷ nguyên ESG
Quản trị mối quan hệ khách hàng là bệ phóng cho thương hiệu trong kỷ nguyên ESG
16/12/2024 Doanh nghiệp

Khách hàng không chỉ là nguồn doanh thu mà còn là đối tác chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Xây dựng doanh nghiệp xanh phải từ ý thức đến hành động
Xây dựng doanh nghiệp xanh phải từ ý thức đến hành động
16/12/2024 Doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu và áp lực từ các quy định môi trường ngày càng nghiêm ngặt, doanh nghiệp không chỉ đứng trước câu hỏi làm sao để tồn tại,...

Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
16/12/2024 Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần lựa chọn những phương pháp đo lường phù hợp và minh bạch để tạo dựng lòng tin và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đạo đức trong kinh doanh: Tạo dựng niềm tin, thúc đẩy thành công
Đạo đức trong kinh doanh: Tạo dựng niềm tin, thúc đẩy thành công
16/12/2024 Doanh nghiệp

Trong một môi trường kinh doanh ngày càng đề cao tính bền vững, quản trị đạo đức không chỉ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược ESG (Environmental, Social, Governance)...

Công bố báo cáo ESG: Nền tảng xây dựng niềm tin
Công bố báo cáo ESG: Nền tảng xây dựng niềm tin
16/12/2024 Doanh nghiệp

Trong bối cảnh phát triển bền vững trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, việc công bố thông tin ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) không chỉ là yêu cầu...

Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam
Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam
16/12/2024 Doanh nghiệp

Tài nguyên thiên nhiên không chỉ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế mà còn là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự bền vững của mọi quốc gia....

Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
16/12/2024 Doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu đang dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và hướng đến năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực chuyển đổi.

Doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời của Xuân Thiện Group 'lãi đậm'
Doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời của Xuân Thiện Group "lãi đậm"
16/12/2024 Doanh nghiệp

4 công ty con điện mặt trời của Xuân Thiện Group đều ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, Công ty cổ phần Ea Súp 3...

Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
16/12/2024 Doanh nghiệp

Là một trong những sự kiện sức khỏe cộng đồng quy mô lớn tại TP.HCM trong năm 2024, ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của Manulife diễn ra vào 15/12 tại phố đi bộ...

Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG
Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG
16/12/2024 Doanh nghiệp

Thế giới doanh nghiệp đã vượt qua thời kỳ mà lợi nhuận là mục tiêu duy nhất. Ngày nay, mục đích của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên những đóng góp...

Samsung, Intel đề nghị có điện sạch ổn định để đầu tư vào công nghiệp bán dẫn Việt Nam
Samsung, Intel đề nghị có điện sạch ổn định để đầu tư vào công nghiệp bán dẫn Việt Nam
15/12/2024 Doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các doanh nghiệp quốc tế đều rất quan tâm đến khả năng đáp ứng đủ và ổn định hạ tầng năng lượng tái tạo...

Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường bị loại tại nhiều gói thầu lớn do gian lận hồ sơ
Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường bị loại tại nhiều gói thầu lớn do gian lận hồ sơ
15/12/2024 Doanh nghiệp

Trong giới xây lắp, Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường cũng được đánh giá là có nhà thầu “máu mặt” khi liên tục trúng nhiều gói thầu có giá trị lớn...

Bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
15/12/2024 Doanh nghiệp

Ngày 11/12, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Ngô Hoàng Ngân đã ký Quyết định số 2386/QĐ-TKV bổ nhiệm...

Viettel, FPT, Phenikaa là những doanh nghiệp tiên phong đầu tư các dự án bán dẫn
Viettel, FPT, Phenikaa là những doanh nghiệp tiên phong đầu tư các dự án bán dẫn
15/12/2024 Doanh nghiệp

Thủ tướng cho biết, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin, nhà đầu tư tốt như Viettel, FPT, Phenikaa đang triển khai chiến lược phát triển...

Vì sao Tập đoàn Đất Xanh bị phạt 515 triệu đồng?
Vì sao Tập đoàn Đất Xanh bị phạt 515 triệu đồng?
14/12/2024 Doanh nghiệp

Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (MCK: DXG) vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt tổng số tiền 515 triệu đồng do không công bố đầy đủ...

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
13/12/2024 Doanh nghiệp

Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group)...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance