Áp lực chi phí đè nặng làm giảm triển vọng doanh nghiệp ngành dược
Nửa đầu năm 2023, một số doanh nghiệp ngành dược rơi vào tình cảnh thua lỗ, hoàn toàn trái ngược với bức tranh tươi sáng chung của toàn ngành.
>>> Lợi nhuận doanh nghiệp dược phân hóa
Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược
Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định lợi nhuận ròng quý 2/2023 toàn thị trường sẽ giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ngành công nghệ thông tin và dược phẩm sẽ là điểm sáng trong quý 2/2023 với mức tăng trưởng dự báo bền bỉ từ 20%-25% so với quý 2/2022, dẫn dắt bởi FPT, DHG, DBD, IMP.
Thực tế cho thấy, kết thúc quý 2/2023, trong khi kết quả kinh doanh của nhiều nhóm ngành "thụt lùi" so với cùng kỳ thì đa phần các doanh nghiệp ngành dược phẩm lại tỏa sáng, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh nhờ triển vọng khả quan của ngành.
>>> Lợi nhuận chuỗi bán lẻ dược phẩm 6 tháng đầu năm: An Khang hụt hơi, Long Châu thẳng tiến

Điển hình như CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG) quý 2/2023 ghi nhận lợi nhuận cao nhất trên sàn chứng khoán. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế công ty đạt 263 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, Dược Hậu Giang thu về 2.381 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 680 tỷ và 624 tỷ, tương ứng tăng 24% và 27% so với cùng kỳ.
Quý vừa qua, CTCP Dược phẩm Imexpharm (Mã: IMP) cũng đạt mức lợi nhuận cao kỷ lục (80 tỷ đồng) kể từ khi lên sàn. Sau 6 tháng đầu năm, Imexpharm đạt 925 tỷ đồng doanh thu, tăng 37,6% so với cùng kỳ, 199 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 158 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt và 58,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Không chỉ Imexpharm và Dược Hậu Giang, nhiều doanh nghiệp dược phẩm khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2/2023 và 6 tháng đầu năm như Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm – Mã: DVN); Dược phẩm Hà Tây (mã DHT); Dược phẩm Trung ương 3 (DP3);…
Trái lại với bức tranh tích cực của ngành, có một số doanh nghiệp ngành dược ghi nhận lợi nhuận quý 2 "thụt lùi" so với cùng kỳ, thậm chí là thua lỗ nặng do áp lực chi phí đè nặng.
Điển hình tại CTCP Dược Lâm Đồng - Ladophar (Mã: LDP) đã ghi nhận 5 quý lỗ liên tiếp, kể từ quý 2/2022. Cuối năm 2021, Ladophar chính thức về tay nhóm Louis Holdings. Đến tháng 4/2022, sau vụ việc ông Đỗ Thành Nhân bị bắt thì tình hình kinh doanh của Ladophar bắt đầu lao dốc. Năm ngoái, công ty lỗ luỹ kế gần 39 tỷ đồng.
>>> Ông lớn ngành dược Traphaco lột xác ra sao sau 1 năm tái cấu trúc?

Cùng cảnh ngộ, Hóa - Dược phẩm Mekophar (mã MKP) báo lợi nhuận quý 2/2023 tăng trưởng âm với mức lỗ sau thuế 104 triệu đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi dù mức lãi chỉ 763 triệu đồng. Quý đầu năm, hoạt động kinh doanh của Mekophar cũng khá ảm đạm với LNST vỏn vẹn 4,5 tỷ đồng. Kết quả, 6 tháng đầu năm lãi sau thuế của công ty đạt 4,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 23,2 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Quý 2/2023, Công ty Cổ phần Traphaco (mã: TRA) báo doanh thu thuần giảm 12% xuống 518 tỷ đồng, mặc dù công ty đã tiết giảm các chi phí nhưng lãi sau thuế vẫn thu hẹp 5% xuống 78,5 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Traphaco đạt 1.136 tỷ đồng, giảm 6% so cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong kỳ doanh nghiệp đã chi 83,6 tỷ đồng cho quảng cáo, tăng 12% so với cùng kỳ nhưng các chi phí đều ở mức cao khiến doanh nghiệp báo báo lãi sau thuế giảm 8% so với cùng kỳ xuống 158 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp ngành dược khác là Dược phẩm Cửu Long (mã: DCL) báo lãi sau thuế quý 2 giảm 32% xuống 17,8 tỷ đồng dù doanh thu tăng 23%. Nửa đầu năm, Dược Cửu Long báo doanh thu thuần giảm 16% so với cùng kỳ xuống 495,5 tỷ đồng, dù đã tiết giảm các chi phí nhưng giá vốn hàng bán tăng 30% lên 402 tỷ đồng khiến doanh nghiệp báo lợi nhuận sau thuế gần 32,5 tỷ đồng, thu hẹp 18% so với cùng kỳ.
Ngành dược còn triển vọng?
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam năm 2022 đạt hơn 20 tỷ USD, chiếm 6% GDP, dự báo tăng đến 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ USD năm 2030. Riêng về thị trường dược phẩm, Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với tổng giá trị từ 3,4 tỷ USD năm 2015 lên đến gần 7 tỷ USD năm 2022.
Theo BMI Research dự báo, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam. Dự báo đến năm 2030, tổng giá trị thị trường thuốc của Việt Nam sẽ lên đến trên 13 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2022 đạt khoảng 75 USD.
Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn 2040 được Chính phủ phê duyệt tháng 3/2021 đặt mục tiêu đến năm 2025 thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường.
Mục tiêu đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường. Đồng thời, cấp giấy chứng nhận sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được.
Trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực, phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD.
Đây sẽ là tiền đề để quy hoạch và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.
Ở một diễn biến khác, trong báo cáo phân tích về ngành dược cuối tháng 3, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, thị phần kênh OTC (kênh bán lẻ ở tiệm thuốc) sẽ bị thu hẹp khi Bộ Y tế ban hành chính sách mới tạo điều kiện cho kênh ETC (kênh đấu thầu tại cơ sở và bệnh viện) phát triển trong dài hạn.
Còn theo dự báo của Fitch Solutions, doanh thu kênh ETC sẽ 5,46 tỷ USD (tăng 7%) cho năm 2023 và 6,81 tỷ USD (tăng 7,7%) cho năm 2026, tốc độ tăng trưởng kép 5 năm đạt 8% dựa trên cơ sở về việc mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế toàn dân và dự báo tốc độ tăng trưởng nhanh của thuốc biệt dược gốc, thuốc generics đã được cấp giấy phép sản xuất.
TIN LIÊN QUAN
-
Những điều cần lưu ý về đấu giá biển số sau ngày 15/8
-
Đất được miễn tiền thuê đất có được thế chấp không?
-
Dự báo GDP Việt Nam chỉ tăng 4,7% trong năm 2023
-
Bộ Công Thương công bố quy hoạch năng lượng và khoáng sản quốc gia
-
Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang bị phạt và truy thu hơn 300 triệu đồng
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở...
PVN và công ty liên danh ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) vừa ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4.
Liên danh C47 trúng gói thầu thủy điện hơn 1.451 tỷ đồng, khởi đầu 2025 bứt phá với lợi nhuận tăng gấp 8 lần
Tham gia liên danh trúng gói thầu hơn 1.451 tỷ đồng tại Trị An, C47 tiếp tục khẳng định năng lực thi công các...
Tập đoàn Bamboo Capital tiếp tục kiện toàn ban điều hành
Ngày 06/06/2025, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã ban hành nghị quyết thông qua các quyết định liên quan đến công tác nhân sự...
VEC E thắng lớn, gói thầu cao tốc 103 tỷ đồng chính thức về tay
Với gói thầu vừa trúng, VEC E đã có thêm nguồn lực để hiện thực hóa kế hoạch tăng trưởng 3 chỉ tiêu chủ lực trong năm tới.
Khẳng định năng lực quản trị, PVCFC vào Top 5 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã DCM) đạt kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng, cho thấy sự điều hành linh hoạt...
Xem nhiều



