Ba kịch bản điều hành giá từ nay đến cuối năm 2024
Bộ Tài chính dự báo ba kịch bản điều hành giá từ nay đến cuối năm. Ở kịch bản cao nhất, CPI bình quân năm 2024 dự báo tăng khoảng 4,5% so với năm 2023. Ngược lại, kịch bản thấp nhất dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64%.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Bình quân quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023.
Thị trường bán lẻ vẫn được kỳ vọng trên đà phục hồi. Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1.537 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch lữ hành tăng 46,3%...
Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2024, Bộ Tài chính dự báo ba kịch bản điều hành giá từ nay đến cuối năm.
Theo đó, ở kịch bản thấp, dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,64% so với năm 2023. Kịch bản thứ hai, dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 4,05% so với năm 2023. Kịch bản dự báo mức cao nhất, CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 4,5% so với năm 2023.
Với các kịch bản trên, Bộ Tài chính cập nhật kịch bản CPI bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 3,64 - 4,5%.
Bộ Tài chính giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,26% - 0,39% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4,0% - 4,5%.
Theo Bộ Tài chính, trong quý II/2024, một số yếu tố dự kiến có thể gây áp lực lên mặt bằng giá, như: Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa nắng nóng cùng với việc có kỳ nghỉ lễ dài ngày nên theo quy luật hàng năm giá các dịch vụ đi lại, lưu trú, ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ cá nhân... có thể tăng.
Giá một số nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng tăng do vào mùa xây dựng hoặc do chi phí đầu vào tăng. Nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao hơn làm tăng hóa đơn chi trả theo bảng giá lũy tiến…
Kiến nghị biện pháp quản lý, điều hành giá, Bộ Tài chính cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý với mức độ và liều lượng phù hợp; đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, triển khai thi hành Luật Giá có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
TIN LIÊN QUAN
-
Tọa đàm “Bất động sản dòng tiền Cash-Home: Phân khúc căn hộ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024”
-
Giá cà phê liên tục lập đỉnh, Việt Nam giữ vững ngôi đầu
-
Luật Đất đai sửa đổi 2023: Khai thông ách tắc thị trường bất động sản
-
Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu "cơn sốt" vé máy bay có "hạ nhiệt"?
-
Chung cư Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới
-
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?
-
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng
-
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu
Giá dầu trong tuần (7/10-13/10): Ghi nhận tuần tăng giá
Giá dầu thế giới trong tuần (7/10-13/10) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá dầu quay đầu giảm...
Giá dầu hôm nay (12/10): Tiếp tục giảm trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (12/10) giảm trong phiên và ổn định so với cùng thời điểm ngày 11/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc các yếu tố...
Giá dầu hôm nay (11/10): Dầu thô giảm trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (11/10) giảm trong phiên nhưng tăng so với cùng thời điểm ngày 10/10. Các nhà đầu tư đang cân nhắc những tác động của thiệt hại...
Giá xăng dầu tăng vọt hơn 1.200 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu từ ngày 10/10 cho biết, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng cao từ 908 - 1.258 đồng/lít.
Người lao động "thắt chặt" chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%
Thu nhập bình quân người lao động quý III và 9 tháng năm 2024 tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt trung bình 7,6 triệu đồng,...
Giá dầu hôm nay (8/10): Dầu thô giảm trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (8/10) giảm trong phiên nhưng tăng so với cùng thời điểm ngày 7/10. Các nhà giao dịch đã chốt lời sau khi giá dầu tăng...
Giá dầu khí sẽ ra sao khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang?
Giá dầu tăng trong tuần này khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang. Iran phóng tên lửa vào Israel và Israel đe dọa trả đũa, làm tăng khả năng gián đoạn dòng cung...
Giá dầu trong tuần (30/9-6/10): Ghi nhận tuần tăng giá
Giá dầu thế giới trong tuần (30/9-6/10) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá dầu tăng ở đầu phiên sau đó quay đầu giảm...
Những điểm mới của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu
Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã có những trao đổi với báo chí để làm rõ những vấn đề mới...
Giá dầu hôm nay (4/10): Dầu thô tiếp tục tăng giá
Giá dầu thế giới hôm nay (4/10) tăng khi các nhà đầu tư cân nhắc về khả năng gián đoạn nguồn cung do căng thẳng xung đột Trung Đông tiếp tục leo thang.
Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo cao kỷ lục?
Lũy kế 9 tháng, Việt Nam đã chi tổng cộng 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3%...
Giá xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít
So với kỳ điều hành trước đó, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 710 đồng, xuống 19.800 đồng một lít. Xăng E5 RON 92 ở mức 18.850 đồng một lít, hạ 770 đồng.
Dự báo tiêu thụ xăng dầu đến 2030 tiếp tục tăng dù xe điện đang trở nên phổ biến
Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo đến năm 2028, Việt Nam có khoảng 1 triệu xe điện, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số phương tiện động cơ truyền thống, nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam tới 2030 vẫn sẽ tăng.
Giá dầu hôm nay (3/10): Dầu thô tăng trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (3/10) tăng trong phiên nhưng giảm so với cùng thời điểm ngày 2/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư...
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam quay trở lại quỹ đạo
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 4 năm bị xáo trộn bởi đại dịch Covid-19, chiến tranh, lạm phát,...
Giá dầu hôm nay (2/10): Dầu thô tăng trở lại
Giá dầu thế giới hôm nay (2/10) tăng khi thị trường lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể lan rộng hơn và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực,...
VPI dự báo giá xăng quay đầu giảm trên 3% trong kỳ điều hành ngày 3/10
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) dự báo, tại kỳ điều hành ngày 3/10/2024, giá xăng quay đầu giảm từ 3,1 - 3,4%...
Giá dầu hôm nay (1/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (1/10) WTI tăng, Brent giảm trong phiên. Cả hai loại dầu chuẩn giảm so với cùng thời điểm ngày 30/9 trong bối cảnh nhu cầu dầu toàn...