Bán tài sản giá rẻ vẫn khó tìm người mua, làm sao để gỡ nút thắt thanh khoản thị trường vốn?
Để khơi thông dòng vốn trong ngắn hạn, chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất là xử lý về khủng hoảng về niềm tin trên thị trường.
Thời gian qua, thị trường chứng khoán liên tục giảm sâu trước nhiều thông tin rủi ro tắc nghẽn thanh khoản trên thị trường vốn. Do đó, những chính sách để hỗ trợ thanh khoản, lấy lại niềm tin trong thị trường trái phiếu nói chung và thị trường tài chính nói riêng đang được giới đầu tư rất quan tâm.

Theo thống kê của VBMA, tính đến thời điểm 21/10, đã có 142.458 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn, chiếm khoảng 11,8% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối 2021. Điều này đã làm giảm dư nợ đáo hạn năm 2023 và 2024 ước tính lần lượt còn lại ở mức 350.000 và 370.000 tỷ đồng.
Dù vậy, vẫn có lo ngại, con số này là “quá sức” với nhiều doanh nghiệp, khả năng đảo nợ trái phiếu thành công thấp do các nhà đầu tư đang mất niềm tin. Giải pháp nào để thị trường trái phiếu doanh nghiệp ổn định trở lại, từ đó gỡ vướng cho thanh khoản trên thị trường?
Tắc nghẽn thanh khoản do niềm tin suy giảm
Chia sẻ trong Talkshow “Chọn danh mục” do Báo đầu tư tổ chức, ông Cao Minh Hoàng – Giám đốc Đầu tư IPAAM cho rằng thanh khoản trên thị trường trái phiếu và thị trường đang bị sụt giảm nhanh chóng. Nguyên nhân là do tâm lý nhà đầu tư đang lung lay trước nhiều rủi ro khó lường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng vốn trong trung và dài hạn.
Riêng về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), thanh khoản của thị trường trái phiếu bị ảnh hưởng do những vụ việc xử lý vi phạm các tập đoàn lớn tác động đến tâm lý nhà đầu tư.
Theo thống kê của ông Hoàng, lượng trái phiếu sắp đáo hạn trong tháng 11 và 12 tới đây có thể lên đến vài chục ngàn tỷ đồng (trừ các ngân hàng). Sang đến quý 1/2023, lượng trái phiếu đáo hạn còn cao hơn như vậy.
Giám đốc đầu tư quỹ IPAAM nhận định, thời gian tới lượng tiền được bơm ra bởi NHNN theo kế hoạch là tiếp tục tăng trưởng, room tín dụng sẽ được mở lại vào khoảng tháng 1 năm sau để cấp vốn cho toàn nền kinh tế. Trong tháng 11 và tháng 12 sắp tới, thời điểm cuối năm và cận tết thì thanh khoản trên toàn hệ thống có phần giảm sút.
Ông Mai Cường, Phó giám đốc Khối Phát triển kinh doanh, PVI AM cũng đồng tình quan điểm rằng thanh khoản thị trường đang gặp khó khi dòng tiền bị rút qua các kênh đầu tư khác và niềm tin nhà đầu tư bị lung lay.
Theo chuyên gia, hiệu ứng domino đã xảy ra trên một phương diện nào đó, từ việc thị trường cổ phiếu bị suy giảm, các vấn đề giải chấp thường xuyên xảy ra.
Với việc tài sản đảm bảo chủ yếu là các bất động sản thì khi các bất động sản giảm giá, các nhà đầu tư phải bổ sung tài sản đảm bảo. Trong khi thanh khoản thị trường kém như hiện tại thì nhà đầu tư có bán ra bất kỳ tài sản nào cũng phải giá rất rẻ, nhưng tìm người mua tương đối khó.
Với kinh nghiệm một nhà quản lý quỹ, ông Cường cho rằng, thông thường thanh khoản cuối năm sẽ khá căng thẳng từ hệ thống ngân hàng, đến các quỹ đầu tư và các CTCK.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc PVI AM đưa ra kịch bản trung lập cho thị trường cuối năm. Theo đó, thị trường sẽ bình ổn trở lại trong vòng khoảng 1 tháng tới, hiện tượng bán tháo dừng lại khi có các chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước. Mặt khác, cần lưu ý một số yếu tố khác có thể tác động đến thị trường như vấn đề lãi suất và tỷ giá vẫn tiếp tục leo thang.
Làm sao để gỡ khó cho thanh khoản?
Bàn về giải pháp “gỡ rối” cho thị trường thời điểm hiện tại, ông Mai Cường nhấn mạnh yếu tố vĩ mô chỉ tác động dài hạn, để khơi thông dòng vốn trong ngắn hạn thì điều quan trọng nhất là xử lý về khủng hoảng về niềm tin trên thị trường.
Nhà đầu tư nên bình tĩnh và đánh giá lại các khoản đầu tư của mình. Bởi nếu hoảng loạn sẽ tiếp tục dẫn đến hiệu ứng domino và càng làm vấn đề thêm trầm trọng hơn.
Nhìn lại quá khứ năm 2011, ông Cao Minh Hoàng cho rằng thanh khoản trên thị trường cũng có phần bị giảm sút khi lượng tín phiếu của NHNN yêu cầu các NHTM mua vào cao khiến thanh khoản toàn hệ thống sụt giảm để kiềm chế lạm phát.
Thời điểm hiện tại, việc ưu tiên kiềm chế lạm phát được đặt lên hàng đầu, thì vấn đề thanh khoản của chúng ta chưa phải quá cạn kiệt. Tuy nhiên kết hợp với một số yếu tố phát sinh trong tháng 10 vừa qua khiến vòng quay tài sản có phần chậm lại, dẫn đến thanh khoản có một cú hẫng sụt xuống.
Về giải pháp cho vấn đề này, ông Hoàng dẫn theo đề xuất của Hiệp hội BĐS miền Nam là nên có một room tín dụng khoảng 1-2% được cấp bổ sung cho giai đoạn cuối của năm 2022. Điều này sẽ giải quyết khá êm thấm vấn đề thanh khoản trên thị trường vốn trong thời điểm hiện tại.
Đồng thời, cơ quan quản lý sẽ cân đối lại những mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được ưu tiên cũng như là vấn đề tỷ giá là điều rất quan trọng.
Kinh nghiệm nhìn từ thị trường trái phiếu quốc tế
Quy mô thị trường trái phiếu ở Maylaysia lên tới 57% GDP, các thị trường khu vực đều trên 25% GDP, trong khi Việt Nam hiện là 17% GDP. Kinh nghiệm quốc tế có thể tham khảo để gỡ rối cho thị trường trái phiếu?
Theo ông Cao Minh Hoàng, xét trên tỷ lệ trên GDP, quy mô thị trường trái phiếu của chúng ta còn rất rất nhiều tiềm năng phát triển. Và thực sự đây là kênh rất hấp dẫn để huy động nguồn vốn trong dân một các hiệu quả. Vấn đề duy nhất là khi thị trường trái phiếu tương đối non trẻ, những bước đi chập chững đầu tiên cần được dìu dắt và nâng đỡ rất kỹ càng của cơ quan quản lý.
Về vấn đề này, ông Cường đưa ra hai quan điểm chính. Thứ nhất, ở một số thị trường quốc tế thường lập ra các quỹ bình ổn trái phiếu, nhưng đối với Việt Nam, quỹ như vậy chưa có trên thị trường, chưa có cơ quan quản lý nào hay một tổ chức nào đứng ra để thành lập các quỹ này. Vị này cho rằng, chúng ta cũng nên nghiên cứu dần các mô hình có thể áp dụng trong tương lai để làm sao thị trường có kênh thanh khoản tốt khi gặp các biến động lớn trên thị trường.
Thứ hai, về phía từng chủ thể tham gia thị trường cần nhận định rõ các khoản đầu tư của chúng ta hiện nay đang như thế nào và chúng ta sẽ chịu trách nhiệm trên khoản đầu tư đó. Trước khi đầu tư cần nắm rõ thông tin và hiểu rõ khoản đầu tư của mình.
Bên cạnh đó, ông Cường cũng nhấn mạnh vấn đề thông tin minh bạch trên thị trường Việt. Cụ thể, các tin đồn xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn vừa qua, từ khoảng tháng 9,10. Liên tiếp các tin đồn thực sự đã làm cho nhà đầu tư rất hoang mang, không biết tin nào thật, tin nào giả.
"Do đó tính minh bạch của thông tin là cần thiết, các cơ quan quản lý sẽ là người ra các thông tin chính thống trên thị trường, đồng nghĩa các nhà phát hành phải có thông tin chính thống để nđt có thể an tâm hơn, qua đó mới có sự phát triển bền vững được. Khi niềm tin đã quay trở lại thì tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ quay trở lại", chuyên gia nhận định.
TIN LIÊN QUAN
-
HoREA: Sốt giá rồi đóng băng thanh khoản tương tự giai đoạn 10 năm trước nhưng thị trường BĐS hiện tại còn nỗi lo...
-
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Thanh khoản hệ thống vẫn tốt và có dư thừa
-
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường, OCB tăng trần với thanh khoản cao nhất từ đầu tháng 10
-
Chứng khoán tuần qua: Thanh khoản thấp kỷ lục, phiên cuối tuần “bốc hơi” 8 tỷ USD
Các ‘đại gia’ ngành thép báo lãi lớn, không ảnh hưởng trước cơn 'bão thuế' từ Mỹ
Bất chấp loạt chính sách thuế quan mới từ Mỹ và các cuộc điều tra chống bán phá giá từ châu Âu, các doanh nghiệp ngành thép đầu ngành Việt Nam vẫn ghi nhận...
PV Power: Kết quả kinh doanh ấn tượng, tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm
Không chỉ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2025, PV Power còn tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm trong năm....
Acecook Việt Nam vào Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam vào "Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2025" - Corporate Sustainability Awards 2025 (CSA 2025)...
Lợi nhuận Nhiệt điện Phả Lại “bốc hơi” 77% nửa đầu năm 2025
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) tiếp tục suy giảm mạnh so với cùng kỳ...
Novaland chuẩn bị hoán đổi số nợ hơn 2.645 tỷ đồng thành cổ phiếu
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã: NVL) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào đầu tháng 8 tới liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu...
Công ty chứng khoán của Techcombank báo lãi kỷ lục, chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phần
Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) - công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2025...
THACO đưa nông sản “của nhà trồng được” lên kệ chuỗi đại siêu thị Emart, tham vọng dẫn đầu thị trường bán lẻ
THACO đang tăng tốc mở rộng hệ sinh thái bán lẻ – nông nghiệp thông qua cú bắt tay giữa THISO và THACO AGRI, đưa nông sản chất lượng cao lên kệ...
Petrovietnam chủ động thích ứng, duy trì đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2025
Trong bối cảnh thị trường năng lượng, dầu khí có nhiều biến động và thách thức, đặc biệt là giá dầu thô, lợi nhuận lọc dầu sụt giảm và huy động điện khí thấp,...
Đối tác độc quyền cung cấp ắc quy cho VinFast báo lãi kỷ lục, cổ phiếu tăng kịch trần
Pinaco ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm 2025, với lợi nhuận trước thuế cao nhất ba năm qua và nhiều bước tiến chiến lược.
Doanh nghiệp Bộ Xây dựng đạt doanh thu hơn 30 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025
Sáu tháng đầu năm 2025 khép lại với nhiều tín hiệu tích cực từ khối doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục nỗ lực phục hồi...
Hòa Phát (HPG) lãi hơn 7.600 tỷ sau 6 tháng đầu năm, sắp xây nhà máy ray thép cho tàu cao tốc Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát công bố báo cáo cho biết, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận quý II/2025 cao nhất trong 13 quý trở lại đây, tăng tốc cả ở mảng thép lẫn nông nghiệp.
Đạt Phương "bơm vốn" cho dự án nhà máy kính siêu trắng 2.000 tỷ đồng tại Huế
Đạt Phương cho biết, trong giai đoạn 5 năm tới, tập đoàn sẽ đẩy mạnh phát triển ngành kính siêu trắng, kỳ vọng tạo nguồn doanh thu và lợi nhuận bền vững.
DRH Holdings buộc hoàn trả tiền mua chứng khoán và thu hồi phát hành sai mục đích
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra Quyết định số 387/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần DRH Holdings với tổng mức phạt...
Hà Nội đẩy mạnh lộ trình 'cấm xe xăng': Ông lớn nào sẽ thắng lớn trong sân chơi điện hóa phương tiện?
Lộ trình cấm xe máy xăng vào khu vực vành đai 1 Hà Nội không chỉ là biện pháp quản lý giao thông đô thị mà còn được xem là cú hích...
“Ông trùm” bất động sản Kinh Bắc (KBC) thông báo sở hữu gián tiếp 95,32% vốn của Trump International Việt Nam
Năm 2025, KBC lên kế hoạch đầy tham vọng với tổng doanh thu hợp nhất 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.200 tỷ đồng.
Idico (IDC) sắp phát hành gần 49,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức
Idico (IDC) lên kế hoạch phát hành gần 49,5 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2024, tương đương tỷ lệ 15%, kế hoạch dự kiến triển khai trong quý II/2025....
PV Power tăng tốc hoàn thành mục tiêu năm 2025
Vượt qua nhiều thách thức trong nửa đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã giữ vững nhịp sản xuất, đảm bảo vận hành an toàn...
Khi sáng tạo khởi nguồn từ tâm, đổi mới là hành trình gieo hạnh phúc
Khi sáng kiến bắt nguồn từ trái tim và được dẫn dắt bởi trí tuệ, giá trị mang lại không chỉ là hiệu quả công việc, mà còn là sự lan tỏa tích cực...
PVOIL: Vững vàng giữa biến động, bứt phá nhờ Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã cho thấy sự vững vàng...
Xem nhiều




