Chính phủ quyết nghị về 5 dự án luật, 5 đề nghị xây dựng luật
Tại Nghị quyết số 26/NQ-CP, Chính phủ đã quyết nghị 10 nội dung, trong đó có 5 dự án luật và 5 đề nghị xây dựng luật.
![]() |
5 dự án luật gồm: Dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
5 đề nghị xây dựng luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Bảo đảm tối đa quyền tiếp cận thuốc của người dân
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Chính phủ đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
Thể hiện rõ chủ trương phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; loại bỏ cơ chế xin cho, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Có cơ chế để bảo đảm tối đa quyền tiếp cận thuốc của người dân, nhất là những thuốc mới trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả trong đăng ký, sản xuất, lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc; thể chế hóa các chính sách phát triển dược liệu, khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước theo Chiến lược phát triển ngành dược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Cần thống nhất, đồng bộ với các luật khác có liên quan nhưng vẫn bảo đảm công tác quản lý chuyên ngành, trong đó về vấn đề quản lý giá thuốc cần tuân thủ theo đúng quy định tại Luật giá và yêu cầu quản lý chuyên ngành để kiểm soát, tránh tăng giá đột biến, bất thường gây ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như quyền lợi của người bệnh.
Khuyến khích hoạt động bảo tàng ngoài công lập
Về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
Dự thảo Luật phải thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa hợp tác công tư nhằm khai thác và sử dụng di sản hợp lý, thúc đẩy, phát triển có kiểm soát bằng công cụ thuế, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động này; khuyến khích hoạt động bảo tàng ngoài công lập; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn tiếng nói, văn hóa của các dân tộc.
Dự thảo Luật cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Theo đó, quy định bảo đảm cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh, mua bán, không để mất cổ vật, mất giá trị di sản.
Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi): Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ phối hợp để thống nhất quy định, tránh chồng chéo.
Phát triển ngành công nghiệp hàng không đồng bộ, hiện đại
Đối với Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi), Chính phủ thống nhất về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Hàng không dân dụng Việt Nam nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với các Điều ước quốc tế, quy định, khuyến cáo mới của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực hàng không dân dụng; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành Luật Hàng không dân dụng về: an toàn hàng không; an ninh hàng không; đầu tư, khai thác cảng hàng không, sân bay; vận chuyển hàng không và công tác quản lý Nhà nước về hàng không...
Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) bảo đảm các yêu cầu:
Tiếp tục tổng kết kỹ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam hiện hành, xác định rõ những khó khăn, vướng mắc từ quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành, đề xuất các chính sách nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, phát triển ngành Hàng không Việt Nam hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Nghiên cứu, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện để tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư, xây dựng cảng hàng không, sân bay và phát triển ngành công nghiệp hàng không đồng bộ, hiện đại; quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng; quyền sở hữu, quản lý, vận hành, khai thác công trình, dự án; quản lý, sử dụng hiệu quả, phát huy tính lưỡng dụng của sân bay; định giá tài sản kết cấu hạ tầng cảng hàng không; cơ chế sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thuộc sở hữu Nhà nước để phát triển dự án kết cấu hạ tầng cảng hàng không; làm rõ cơ chế đầu tư, xây dựng, sở hữu của doanh nghiệp cảng hàng không, quản lý đất đai, tài sản kết cấu hạ tầng cảng hàng không, đồng bộ với pháp luật có liên quan; hoàn thiện các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ hàng không, bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư, người khai thác, hãng bay và khách hàng; phát triển ngành hàng không cạnh tranh lành mạnh, bền vững và hiệu quả...
TIN LIÊN QUAN
-
Tin ngân hàng ngày 8/3: Giao dịch qua phương thức QR code tăng vọt
-
Làm gì để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng?
-
Nợ vay tăng mạnh, Taseco Land thế chấp loạt tài sản lớn
-
VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp
-
Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín công bố lãi đậm
-
Áp lực nợ vay tại "trùm BOT" Tasco đang tăng cao?
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Xem nhiều




