CTCP Tổng Bách Hóa đóng vai trò lớn trong dự án trở lại của Tân Hoàng Minh
CTCP Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa khởi công dự án Khu nhà ở tại số 486 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. Liệu dự án này có thể tác động như thế nào đến cục diện thị trường bất động sản khu Nam Hà Nội?
Ngày 10/3, CTCP Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh khởi công dự án Khu nhà ở tại số 486 đường Ngọc Hồi (Greenera Southmark) thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội. Dự kiến có 3 toà chung cư chất lượng cao cấp, diện tích đất gần 2,5ha.
Greenera Southmark là dự án hiếm hoi có vị trí đắc địa nằm trong khu vực giao hòa của những trục đường chính của thành phố. Điều này giúp cho việc di chuyển đi lại của cư dân thuận tiện, đặc biệt là đi tới khu vực quận Tây Hồ, quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng… thông qua 2 cây cầu: cầu Long Biên và cầu Chương Dương. Thêm vào đó, dự án này sở hữu tầm nhìn Panorama 360 cực đỉnh, View thoáng rộng nhìn thẳng ra sân Golf, khu công viên hồ điều hòa,… Và đồng thời trong vòng bán kính 3km quanh dự án còn có rất nhiều các khu dịch vụ, hạ tầng tiện ích đẳng cấp.

Theo quảng cáo, đây là một trong số rất ít dự án nhà ở chung cư được Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội ra quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2024 trên địa bàn thành phố. Tháng 1/2025, dự án này được cấp giấy phép xây dựng.
Đặc biệt, Greenera Southmark cũng là dự án đầu tiên đánh dấu sự trở lại của Tân Hoàng Minh sau “sóng gió” của Chủ tịch Đỗ Anh Dũng.
Có thể nói, đây là một dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Tân Hoàng Minh, mà còn với cả Tổng Bách Hóa. Liệu họ có đủ tiềm lực để đảm bảo thành công cho dự án này? Và quan trọng hơn, Greenera Southmark có thể tác động như thế nào đến cục diện thị trường bất động sản khu Nam Hà Nội – nơi đang ngày càng sôi động nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức?
Tiềm lực tài chính của CTCP Tổng Bách Hóa
CTCP Tổng Bách Hoá (mã chứng khoán TBH, Upcom) có cổ đông lớn duy nhất sở hữu 96,65% vốn là CTCP Đầu tư xây dựng Phú Thanh, cũng là một thành viên cùng hệ sinh thái của tập đoàn Tân Hoàng Minh.
CTCP Tổng Bách Hóa tiền thân là Tổng Công ty Bách Hóa, được thành lập theo Nghị định số 419-TTg ngày 04/12/1954, với mục đích tổ chức các tổng công ty chuyên nghiệp mậu dịch quốc doanh trực thuộc Bộ Thương mại (sau này đổi thành Bộ Công Thương).
Năm 1995, Tổng Công ty Bách Hóa được đổi tên thành Công ty Bách Hóa I, trực thuộc Bộ Thương mại.
Ngày 24/5/2004, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0633/2004/QĐ-BTM về việc chuyển đổi Công ty Bách Hóa I thành công ty cổ phần.
Ngày 16/08/2004, CTCP Tổng Bách Hóa được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, với vốn điều lệ ban đầu là 14,15 tỷ đồng.
Ngày 29/11/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định, chấp thuận việc phát hành tăng vốn điều lệ từ 14,15 tỷ đồng lên 31,1 tỷ đồng để trả cổ tức và chia thưởng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của Công ty Cổ phần Tổng Bách Hóa.
Ngày 24/03/2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ hai, xác nhận vốn điều lệ mới là 31,178 tỷ đồng.
Ngày 16/03/2015, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) thực hiện bán phần vốn Nhà nước tại CTCP Tổng Bách Hóa. Tổng số lượng cổ phần chào bán là 516.060 cổ phần, tương ứng 5,16 tỷ đồng, với giá khởi điểm 11.000 đồng/cổ phần. Kết thúc đợt chào bán, toàn bộ số cổ phần này được 5 nhà đầu tư mua hết với giá bình quân là 23.198 đồng/cổ phần.
Tháng 2/2021, CTCP Tổng Bách Hóa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, nâng vốn điều lệ từ 31,178 tỷ đồng lên 931,178 tỷ đồng. Công ty đã hoàn tất đợt phát hành và báo cáo kết quả cho UBCKNN vào ngày 24/02/2021.
Ngày 28/04/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 8, xác nhận vốn điều lệ mới là 931,178 tỷ đồng.
Ngày 22/03/2021, UBCKNN xác nhận ngày đăng ký CTCP Tổng Bách Hóa trở thành công ty đại chúng là ngày 07/8/2007.
Ngày 12/05/2021, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán, xác nhận tổng số cổ phiếu đăng ký là 93.117.800 cổ phiếu.
Tuy cổ phiếu TBH của Tổng Bách Hoá vẫn đang giao dịch trên UPCoM, nhưng lần cuối doanh nghiệp này công bố BCTC lần cuối là vào năm 2021.
Năm 2021 doanh thu thuần của Tổng Bách Hóa đạt 4,51 tỷ đồng, giảm 79,5% so với năm 2020. Trừ đi giá vốn hàng bán, công ty lỗ gộp gần 2,4 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lãi gộp 12,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty đột nhiên tăng mạnh 791 tỷ đồng cùng với các khoản chi phí giảm đi đáng kể.
Trên sàn UPCoM, mức giá hiện tại của cổ phiếu TBH là 13.100 đồng/cp, không có giao dịch. Cuối năm 2021, cổ phiếu này đã từng có giai đoạn ghi nhận chuỗi tăng giá phi mã từ 7.900 đồng khi lên sàn vào tháng 8/2021 lên mức đỉnh 108.000 đồng vào tháng 1/2022.
Việc Tổng Bách Hóa tham gia vào dự án Greenera Southmark cho thấy chiến lược tận dụng nguồn lực nội bộ của Tân Hoàng Minh để phát triển các dự án bất động sản mới. Sự hợp tác này không chỉ giúp Tân Hoàng Minh khẳng định lại vị thế trên thị trường mà còn tạo cơ hội cho Tổng Bách Hóa trở lại cuộc đua trong lĩnh vực bất động sản.
Tác động của dự án Greenera Southmark đến thị trường bất động sản khu Nam Hà Nội
Greenera Southmark được kỳ vọng sẽ mang lại luồng gió mới cho thị trường bất động sản khu Nam Hà Nội.
Tọa lạc tại vị trí 486 Ngọc Hồi, dự án này được đánh giá sở hữu vị trí đắc địa khi có đến 7 công trình giao thông trọng điểm nằm trên hoặc đi qua Ngọc Hồi: Quốc lộ 1A và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đường vành đai 3 và 3.5; đường 70 Phan Trọng Tuệ; tổ hợp ga Ngọc Hồi lớn nhất miền Bắc; tuyến đường sắt đô thị số 1 và cầu Ngọc Hồi.

Được biết, từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội đã liên tục khởi công và triển khai một số dự án nhà ở, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội. Chẳng hạn như: Dự án nhà ở xã hội UDIC Eco Tower Hạ Đình với 440 căn hộ; dự án nhà ở xã hội tại KĐT Kim Chung với 1.104 căn hộ, dự án nhà ở xã hội Uy Nỗ Đông Anh với 466 căn hộ,...
Việc bổ sung nguồn cung căn hộ cao cấp từ Greenera Southmark được kỳ vọng sẽ làm sôi động thị trường bất động sản khu vực, góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy sự phát triển của khu Nam Hà Nội.
Việc một dự án cao cấp như Greenera Southmark được triển khai sẽ ảnh hưởng đến giá bất động sản xung quanh. Trong ngắn hạn, giá đất tại khu vực Thanh Trì có thể tăng do kỳ vọng từ nhà đầu tư. Trước đây, khi Tân Hoàng Minh công bố dự án D’Capitale tại Trần Duy Hưng, giá đất quanh khu vực này đã có những biến động đáng kể chỉ trong một năm.
Nếu dự án được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, giá căn hộ tại Greenera Southmark có thể thiết lập một mặt bằng giá mới cho thị trường khu Nam Hà Nội, giúp nâng cao giá trị bất động sản toàn khu vực.

Tuy nhiên, để đạt được những kỳ vọng này, cả Tân Hoàng Minh và Tổng Bách Hóa cần đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nhà đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất động sản hiện nay.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng...
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT được giao tạm thời điều hành Petrolimex
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao tạm thời điều hành Tập đoàn. Thời gian có hiệu lực từ ngày 8/5.
PV GAS tăng trưởng tích cực trong quý I/2025
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025, ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ. Trong đó,...
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi...
Petrovietnam và SOCAR mở rộng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng
Ngày 7/5, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Công ty Dầu mỏ Quốc gia Azerbaijan (SOCAR).
Ngành chế biến, chế tạo bứt phá tăng 10,8%
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Nam ‘bật đèn xanh’ cho siêu dự án 1.400 tỷ đồng, ’cứ điểm cơ khí’ miền Trung của THACO sắp thành hình
Tỉnh Quảng Nam vừa “bật đèn xanh” cho dự án mở rộng Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng...
ACV báo lãi kỷ lục trong quý 1/2025, mạnh tay rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào đại dự án Sân bay Long Thành
Kết thúc quý 1/2025, ACV tiếp tục khẳng định vị thế "ông trùm" ngành hàng không khi báo lãi kỷ lục, doanh thu cán mốc 6.368 tỷ đồng...
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây....
Dệt may Việt đón sóng tăng trưởng trước áp lực thuế: May Sông Hồng (MSH) bứt phá mạnh mẽ quý đầu năm
Sau giai đoạn dài chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu dùng suy yếu và áp lực chi phí, ngành dệt may Việt Nam bước vào quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực....
Gánh gần 90.000 tỷ nợ vay, Hòa Phát (HPG) vẫn đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục trong năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch tiếp tục khởi đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh tích cực...
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
Ngày 06/05/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) vừa đạt một bước đi dài tiến gần hơn đến mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán, mở ra một chương mới trong quá...
Hơn 24.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường mỗi tháng
Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho biết, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên cả nước 4 tháng đầu năm nay khoảng 96.500 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm...
Cảng Quảng Ninh: Doanh thu vượt 662 tỷ đồng, mục tiêu trở thành trung tâm logistics quốc tế
Cảng Quảng Ninh – một trong những cảng biển chiến lược của miền Bắc – đã khép lại năm 2024 với kết quả kinh doanh vượt xa kỳ vọng, củng cố vững chắc vị thế...
Lợi nhuận quý I tăng ‘phi mã’, Văn Phú – Invest (VPI) rục rịch bung loạt dự án trọng điểm trong năm nay
Văn Phú – Invest khởi đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, đồng thời hé lộ chiến lược phát triển tập trung vào ba dự án trọng điểm...
Dệt may Thành Công bứt phá quý I/2025: Doanh thu vượt 1.000 tỷ, lợi nhuận sau thuế tăng 25%
Dệt may Thành Công (TCG) thông báo lợi nhuận tăng mạnh trong bối cảnh ngành Dệt may Việt khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ và nhiều thị trường lớn thăng hoa...
VinFast đầu tư 190 triệu USD xây ‘đại bản doanh’ xe điện công suất 50.000 xe/năm tại Indonesia
Tổng số vốn lên tới 190 triệu USD sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, tỉnh Tây Java – dự án chiến lược...
Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn trị giá hơn 2,2 tỷ USD tái mời thầu
Thị trường năng lượng Việt Nam vừa chứng kiến một diễn biến đáng chú ý khi Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) chính thức tái mời thầu dự án Nhà máy...
DRC báo lãi quý thấp nhất trong 10 năm qua
Theo báo cáo tài chính quý I của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC), lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 9,47 tỷ đồng, giảm gần 81% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong 10 năm qua của doanh nghiệp này.
Xem nhiều




