VnFinance
Thứ tư, 06/01/2021, 09:26 AM

Doanh nghiệp nội thắng ngược ông lớn ngoại: Dấu hiệu tốt

Việc Lotte phải rút lui trong cuộc chiến giành Bibica cho thấy Việt Nam đã có những doanh nghiệp Việt tương đối lớn, biết đoàn kết để tạo ra sức mạnh...

Doanh nghiệp Việt đã lớn lên

Lotte Corporation (Hàn Quốc) vừa chính thức thoái hết vốn tại Công ty CP Bibica, kết thúc 10 năm cuộc chiến dai dẳng tranh giành thương hiệu bánh kẹo Việt.

Cuộc chiến này bắt đầu năm 2012 khi Lotte muốn đổi tên công ty thành Lotte – Bibica nhưng bất thành. Việc thâu tóm lúc đó chấm dứt khi Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tham gia Bibica với việc nắm giữ 35% cổ phần, trở thành cổ đông đối trọng với Lotte.

Số cổ phần của SSI sau đó được chuyển về PAN Food, một công ty của Tập đoàn PAN. Ở thời điểm hiện tại, PAN Food hiện đang nắm giữ 50,07% cổ phần tại Bibica.

Trong bối cảnh nhiều thương hiệu Việt dần biến mất khi bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, việc doanh nghiệp trong nước thắng ngược "ông lớn" ngoại để giữ thương hiệu Việt Nam là một tín hiệu vui.

Nhìn tổng thể, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng, cuộc chiến giành thương hiệu Việt là cuộc chiến "mạnh vì gạo, bạo vì tiền". Một loạt thương hiệu đầu tiên của Việt Nam trước đây như xà bông Cô Ba, kem đánh răng Dạ Lan, bột giặt Viso, Haso... đều do tư nhân từ tay không tạo dựng được cơ đồ, có sản phẩm được thị trường chấp nhận, đặc biệt là xây dựng được một hệ thống phân phối, bán hàng rộng khắp.

Khi nhà đầu tư nước ngoài vào, họ cùng kinh doanh một mặt hàng hay một ngành hàng nên để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, họ mua lại doanh nghiệp Việt, có được một sản phẩm có sẵn tiếng tăm, mua luôn được hệ thống phân phối hàng hóa đã có uy tín sẵn với người tiêu dùng. Sẵn với vốn, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh tốt, doanh nghiệp ngoại nhanh chóng phát triển và chiếm lĩnh thị trường Việt.

Trong khi đó, về phía doanh nghiệp Việt, họ cho rằng bán như vậy là được giá nên sẵn sàng chuyển giao cho doanh nghiệp ngoại để lấy tiền làm việc khác.

Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đã phải rút khỏi Bibica sau 10 năm  

Tuy nhiên, từ sự kiện Bibica được doanh nghiệp Việt giành lại từ tay "ông lớn" nước ngoài có thể thấy Việt Nam đã có những doanh nghiệp tương đối lớn, dù không nhiều, biết đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh.

"Tất nhiên doanh nghiệp lớn chưa chắc đã mạnh, quan trọng các doanh nghiệp đã biết "có hội có thuyền", hiểu nhau hơn. Doanh nghiệp ngoại không thiếu vốn, nhưng am hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt, xây dựng được một hệ thống phân phối rộng khắp... là điều họ thiếu. Khi doanh nghiệp Việt biết hợp lực lại, phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp nhỏ lẻ - có doanh nghiệp mạnh về vốn, có doanh nghiệp mạnh về phân phối, công nghệ... thì sẽ tạo ra sức mạnh đánh bại doanh nghiệp nước ngoài.

Điều này chứng tỏ Việt Nam đã có một thị trường thực sự và người Việt đã bắt đầu nắm được nghệ thuật, khoa học kinh doanh dù chưa nhiều lắm. Nó đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ phải có thế mạnh mà còn phải có cái tâm. Doanh nghiệp làm ăn chính đáng, chịu khó học hỏi, làm chủ được công nghệ, vốn liếng thì làm chủ được thị trường, từ đó mạnh lên", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhận xét.

Cũng theo vị chuyên gia, với khoảng 100 triệu dân, thị trường Việt Nam đủ lớn để các doanh nghiệp vùng vẫy và đó là lợi thế không phải nước nào cũng có. Chỉ có điều đa phần doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhỏ lẻ, mang tâm lý ăn xổi ở thì. Thực tế mấy chục năm qua đã chứng minh điều này, không ít doanh nghiệp thiếu kiến thức, thiếu vốn nhưng muốn bành trướng, kết quả là phá sản.

Một trong những thương hiệu Việt khiến PGS.TS Nguyễn Văn Nam nuối tiếc nhất là Vinaxuki. Đó từng là cái tên khiến nhiều người Việt tự hào khi có doanh nghiệp trong nước sản xuất được chiếc ô tô "made in Vietnam", thế nhưng do sai lầm về chiến lược kinh doanh, lãnh đạo Vinaxuki đổ vốn vào bất động sản, ở tỉnh nào cũng mua đất đai làm nhà xưởng..., sau cùng nợ chồng nợ, bị ngân hàng quay lưng và cuối cùng phá sản. Cái chết của Vinaxuki, theo ông Nam, là cái chết do không biết lượng sức mình, không hiểu được thế mạnh của mình ở đâu.

Cần phát huy vai trò Nhà nước

Đánh giá cao nhiều thương nhân Việt đã có ý thức bảo vệ thương hiệu Việt, đặc biệt là tầm quan trọng của các doanh nghiệp đầu ngành, vị chuyên gia cũng lưu ý rằng Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình hơn nữa, đặc biệt là phải tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhìn ra các nước xung quanh, giai đoạn đầu doanh nghiệp của họ cũng nhỏ lẻ, công nghệ yếu, kiến thức kinh doanh kém, nhưng dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp đã nhanh chóng vươn lên, đánh bại cả doanh nghiệp ngoại giành lại thị trường trong nước.

Trường hợp Trung Quốc là ví dụ điển hình. Sau 5-10 năm, được sự trợ giúp của Nhà nước, hàng loạt doanh nghiệp đình đám đã được xây dựng, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang danh quốc tế. Dù vai trò nhà nước Trung Quốc đối với doanh nghiệp nước này còn gây nhiều tranh cãi, nhưng theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, phải ghi nhận nhà nước Trung Quốc có chính sách rõ ràng, hỗ trợ được các nhà kinh doanh xây dựng sự nghiệp và thành công.

Ở Việt Nam, một thời gian dài tiền ngân sách chủ yếu đổ vào doanh nghiệp nhà nước, thế nhưng kết quả không được như mong đợi, nhiều doanh nghiệp làm mất vốn nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp vướng vào vòng lao lý. Tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, có thể thấy rất rõ trong ngành giao thông vận tải với 'cục nợ' Vinashin; 'ông trùm' cao tốc VEC với bê bối tại dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây.... Đó là chưa kể việc đầu t ư giao thông của ngành này cũng sai khi tập trung vào đường bộ, đường không mà bỏ rơi đường sắt, đường thủy.

Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân chưa được quan tâm đúng mức, phải  tự bơi, lại vướng chính sách chưa hoàn chỉnh, rõ ràng, hay thay đổi nên không ít doanh nghiệp đi đến chỗ đóng cửa, phá sản, thậm chí nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân rơi vòng lao lý.

Nhìn lại quá trình 35 năm đổi mới, PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh, Việt Nam muốn xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì trước tiên doanh nghiệp phải tự chủ. Muốn vậy, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ để doanh nghiệp đứng lên, tự lập.

"Chính sách không phù hợp thì doanh nghiệp không làm ăn được. Chính sách phải lấy thực tiễn làm thước đo chứ không phải áp đặt mong muốn vốn không phù hợp với thực tiễn khách quan", ông Nam nói và dẫn chứng thương hiệu quốc gia làm ví dụ.

Theo vị chuyên gia, việc đặt ra tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia đã có vấn đề. Điều căn bản phải là thương hiệu của sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp chứ không phải bắt doanh nghiệp phải phấn đấu đạt một số tiêu chuẩn nào đó rồi dán nhãn,  trao cho chứng nhận là thương hiệu quốc gia. Đó là chưa kể muốn đạt được chứng nhận thương hiệu quốc gia, nhiều khi doanh nghiệp phải mất thêm chi phí.

"Vấn đề không phải nằm ở chỗ sản phẩm được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) chứng nhận, mà là thị trường có chấp nhận hay không. Thị trường ấy không phải chỉ là thị trường nội địa mà phải là thị trường quốc tế. Nếu không được thị trường quốc tế chấp nhận thì thương hiệu quốc gia có ý nghĩa gì?

Quan trọng là phải tạo điều kiện để sản phẩm ngày càng tốt, doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc tế, chứ không phải đi dán nhãn", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại nói và đặt tự hỏi Việt Nam đã có thương hiệu nào trở thành thương hiệu quốc tế?

Ông cho biết, thời gian qua Việt Nam có gạo ST25 đạt danh hiệu Gạo ngon nhất thế giới nhưng đó chỉ là một góc nhỏ để tạo ra thương hiệu, uy tín sản phẩm.

"Từ khi có chứng nhận đó, gạo Việt Nam đã bán được lô lớn nào theo thương hiệu đó? Thế giới công nhận gạo Việt qua một cuộc thi mới chỉ là một dấu hiệu, phải tổ chức sản xuất, tạo ra sản phẩm không phổ thông, hàng trăm nghìn, hàng triệu tấn, hợp đồng không phải mấy trăm ký mà mấy trăm tấn, nghìn tấn thì mới ra được tiền.

Cho nên, làm cái này không thể theo ý muốn của người quản lý mà là sự hy sinh phấn đấu bền bỉ, lâu dài của chính người sản xuất, người lao động, doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước để quá trình ấy phát triển mạnh mẽ, không phải rải rác mà ở  nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành.  Có như vậy doanh nghiệp mới có lực để đi xa, từ chỗ tạo ra được sản phẩm đạt một danh hiệu nào đó đến chỗ tạo ra một mặt hàng chiếm lĩnh các thị trường. Đó mới là sự hỗ trợ của Nhà nước, Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm", ông Nam kết luận.


Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
27/04/2024 Doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động...

Taseco Land muốn tham gia đấu giá những dự án nào?
Taseco Land muốn tham gia đấu giá những dự án nào?
27/04/2024 Doanh nghiệp

Theo kết quả kinh doanh năm 2023 của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land), tính đến ngày 31/12/2023, nợ phải trả là 6.039 tỷ đồng, tăng 49% so với...

Lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Pudential sụt giảm, Shinhan Life lỗ đậm
Lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Pudential sụt giảm, Shinhan Life lỗ đậm
26/04/2024 Doanh nghiệp

Báo cáo tài chính năm 2023 tại 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho thấy, chỉ có 3 doanh nghiệp báo lãi còn lại đều sụt giảm, đặc biệt Shinhan Life...

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng
26/04/2024 Thị Trường

Vào ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế...

Cen Land: Mảng kinh doanh mới đào tạo, du học tiềm năng, đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 trên 3.200 tỷ đồng
Cen Land: Mảng kinh doanh mới đào tạo, du học tiềm năng, đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 trên 3.200 tỷ đồng
26/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

HBC thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng nguồn vốn
HBC thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng nguồn vốn
26/04/2024 Doanh nghiệp

Sau công bố những kết quả tích cực tại thị trường Kenya và Mỹ, chiều 25/4, Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình...

Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
26/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, lợi nhuận của Masan Group tiếp tục tăng trưởng. Nợ vay hơn 69.000 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm, chiếm gần 48% nguồn vốn.

ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững
ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững
26/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện...

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
26/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng' ở Hà Nội nhưng thất thu
Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng" ở Hà Nội nhưng thất thu
25/04/2024 Doanh nghiệp

Câu chuyện lãng phí đất công không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Tình trạng này đã gây thất thoát,...

Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
25/04/2024 Doanh nghiệp

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra nội dung đơn của Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang...

An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay tăng 43%. Công ty lên kế hoạch...

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.000 tỷ...

Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo TTC Land, việc thay đổi loạt nhân sự cấp cao nhằm tăng cường nguồn lực nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường nhằm ưu tiên phát triển mảng bất động sản công nghiệp...

Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
23/04/2024 Doanh nghiệp

MB đã chứng tỏ sự vững chắc với mục tiêu tăng trưởng ấn tượng, trong khi LPBank tái định hình mình với một bản sắc mới và những mục tiêu táo bạo. PNJ tiếp tục...

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai (Công ty Hoàng Mai) vừa bị tạm hoãn xuất cảnh.

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
22/04/2024 Doanh nghiệp

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng 100% vốn góp trong tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài (có quốc tịch khác)...

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
22/04/2024 Doanh nghiệp

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Đặc biệt, CEO đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 lạc quan...

Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
22/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính CTCP Hóa chất Minh Đức 442,5 triệu đồng do không công bố...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance