Doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam đủ năng lực để làm được dự án như đường sắt cao tốc
Hồng Minh
Ông Nguyễn Trung Chính nêu rõ: Đối với dự án xây dựng đường sắt cao tốc, tôi cho rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Hòa Phát, Vingroup, Thaco và các doanh nghiệp công nghệ của chúng ta có thể tham gia và đủ năng lực để làm được những công trình như vậy.
Sáng 31/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Tọa đàm với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp nhằm thúc đẩy triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân – một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành chương trình và kế hoạch hành động nhằm triển khai đồng bộ các nội dung của Nghị quyết.
Ông Phạm Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC: Đối với dự án xây dựng đường sắt cao tốc, tôi cho rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Hòa Phát, Vingroup, Thaco và các doanh nghiệp công nghệ của chúng ta có thể tham gia và đủ năng lực để làm được những công trình như vậy. Ảnh minh họa. Nguồn: AI/VOV
Thủ tướng nhấn mạnh, sau Hội nghị ngày 18/5 về triển khai Nghị quyết 66 và 68, mặc dù một số vấn đề đã được trao đổi và làm rõ, nhưng vẫn còn nhiều đại biểu mong muốn tiếp tục được góp ý, trao đổi. Vì vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo tổ chức buổi tọa đàm để các doanh nghiệp, hiệp hội có thêm diễn đàn thảo luận sâu về quá trình triển khai Nghị quyết 68.
Thủ tướng khẳng định: “Các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã rất đồng bộ, đầy đủ, vấn đề đặt ra, mong muốn lớn nhất là tổ chức thực hiện thật tốt, thực sự hiệu quả với tinh thần 'nghĩ sâu làm lớn', có cách làm hiệu quả nhất, phát huy tốt nhất khả năng của gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh, mỗi người đóng góp, mỗi nhà đóng góp thì toàn xã hội mới có nguồn lực lớn để 'thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình hình', đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững”.
Thủ tướng đề nghị phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng chủ thể trong triển khai Nghị quyết: Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân. Với tinh thần "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng kêu gọi toàn xã hội cùng đồng hành hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân.
Tại tọa đàm, nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn góp ý, hiến kế nhằm thực thi Nghị quyết 68 một cách hiệu quả và thực chất.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC nhìn nhận, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã giải quyết căn bản những vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Chúng ta đã nghe Chính phủ kiến tạo, giờ đây, tôi cho rằng, doanh nhân, doanh nghiệp cần có tinh thần cùng Chính phủ kiến tạo để xây dựng, phát triển đất nước. Sự chủ động của doanh nghiệp, doanh nhân là rất quan trọng. Doanh nghiệp, doanh nhân là chủ thể để thay đổi và xây dựng sự phát triển của đất nước.
"Việc 5 sản phẩm của CMC được lựa chọn công bố chính thức là niềm tự hào, nhưng trên hết là sự xác nhận cho hướng đi kiên định mà chúng tôi theo đuổi: phát triển công nghệ gắn với nhu cầu thực tiễn, với giải pháp cụ thể, có thể triển khai ngay cho người dân, doanh nghiệp và chính phủ" - ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC chia sẻ.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ và chuyển đổi số tiêu biểu trên Cổng thông tin điện tử NQ57, trong đó Tập đoàn Công nghệ CMC có 5 sản phẩm được vinh danh. Các sản phẩm nổi bật gồm: Trợ lý ảo CLS hỗ trợ rà soát mâu thuẫn pháp luật bằng AI; nền tảng điện toán đám mây CMC Cloud chiếm hơn 25% thị phần nội địa; giải pháp giám sát hình ảnh thông minh C.VAMS; phần mềm số hóa quy trình công chứng C-Notary; và giải pháp hợp đồng điện tử C-Contract. Những sản phẩm này thể hiện rõ định hướng “Make in Vietnam” và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Ông cũng chỉ ra thực tế: “Hiện nay, các doanh nghiệp khi kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của mình vẫn còn mang tính đơn lẻ. Nếu chúng ta chuyển từ việc kiến nghị đơn lẻ sang việc thông qua các Hiệp hội để cùng có những ý kiến kiến nghị tới Chính phủ, chính quyền các địa phương để cùng xây dựng các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn thì sẽ hiệu quả hơn.”
Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, ông Nguyễn Trung Chính bày tỏ sự đồng tình với mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính được nêu trong Nghị quyết 68 và cho rằng doanh nghiệp cần đóng vai trò chủ động: “Các doanh nghiệp, doanh nhân cần tham gia chủ động và tích cực, đóng góp vào việc rà soát xem cần cắt giảm bao nhiêu % thủ tục. Đã đến lúc doanh nghiệp của chúng ta hãy chủ động tích cực tham gia vào quá trình kiến tạo.”
Ông cũng dẫn chứng: “Thủ tục về xây dựng thì vừa rồi có quy định mới là nếu đã có quy hoạch 1/500 rồi thì không có cớ gì chúng ta phải đi xin một cái giấy phép xây dựng nữa.”
Về cơ hội tham gia vào các dự án hạ tầng chiến lược, ông Chính kiến nghị: “Tôi cũng xin kiến nghị nhận được sự tin tưởng của Chính phủ, được có cơ hội tham gia vào các dự án xây dựng hạ tầng quốc gia. Ví dụ như hạ tầng số, hạ tầng giao thông. Đối với dự án xây dựng đường sắt cao tốc, tôi cho rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Hòa Phát, Vingroup, Thaco và các doanh nghiệp công nghệ của chúng ta có thể tham gia và đủ năng lực để làm được những công trình như vậy.”
Ông nhấn mạnh vai trò của liên kết doanh nghiệp trong nước: “Các doanh nghiệp trong nước có thể liên doanh hợp tác để thực hiện những công trình dự án lớn mà hiện nay đang phải thuê nhà thầu nước ngoài thi công.”
Cũng tại tọa đàm, ông Trương Gia Bình – Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính – chia sẻ: “Đã có doanh nhân ví việc áp dụng Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân như ‘nắng hạn gặp mưa rào’. Doanh nghiệp cho rằng ‘mưa rào’ này là niềm hy vọng mới, kỳ vọng về sự ‘tin yêu’ của Đảng, Chính phủ và Nhà nước.”
Ông Trương Gia Bình – Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT.
Tại Giải thưởng Asia-Pacific Stevie Awards 2025 vừa được công bố mới đây, Tập đoàn FPT giành 5 giải thưởng quốc tế gồm 2 Vàng, 2 Bạc và 1 Đồng, ghi dấu ấn trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khu vực. Những giải thưởng này khẳng định chiến lược đầu tư vào các công nghệ lõi như AI, bán dẫn, ô-tô số, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh của FPT, đồng thời nâng tầm thương hiệu “Make in Vietnam” trên thị trường công nghệ quốc tế.
Ông Bình nhấn mạnh: “Doanh nghiệp mong muốn được Đảng, Chính phủ và Nhà nước luôn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đều có cơ hội phát triển, phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước.”
Dẫn lại lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Bình khơi dậy tinh thần quyết tâm của doanh nghiệp: “Sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp có chia sẻ với các doanh nhân rằng, đã đến lúc chúng ta cần có những ‘trận Điện Biên Phủ mới’. Chúng ta cần ngồi lại để lập kế hoạch tác chiến 2025–2030 với những ‘trận đánh’ mới như phát triển đường sắt cao tốc Bắc–Nam, phát triển những nút giao thông của toàn thế giới, xây dựng trung tâm tài chính thế giới, đẩy mạnh phát triển công nghệ, du lịch và nông nghiệp...”
Ông Trương Gia Bình nhấn mạnh: Để thực hiện những "trận đánh" này, cần sự đồng lòng, chung tay đoàn kết của cả đất nước. Được sự tin yêu của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và chính quyền các cấp, doanh nghiệp chúng tôi cam kết sẽ hết lòng cống hiến, chiến đấu để cùng nhau phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ghi nhận 1 lần toàn bộ giá trị hợp đồng cho thuê đối với 1 hợp đồng cho thuê lại đất so với cùng kỳ trước, Nam Tân Uyên đã đẩy lợi nhuận quý II/2025...
Không chỉ đảo chiều mạnh về lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2025, Nam Long tiếp tục cho thấy cam kết dài hạn với siêu đô thị Izumi City khi “bơm” khoản vay...
Bất chấp loạt chính sách thuế quan mới từ Mỹ và các cuộc điều tra chống bán phá giá từ châu Âu, các doanh nghiệp ngành thép đầu ngành Việt Nam vẫn ghi nhận...
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam vào "Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2025" - Corporate Sustainability Awards 2025 (CSA 2025)...
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã: NVL) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào đầu tháng 8 tới liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu...
Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) - công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2025...
Trong bối cảnh thị trường năng lượng, dầu khí có nhiều biến động và thách thức, đặc biệt là giá dầu thô, lợi nhuận lọc dầu sụt giảm và huy động điện khí thấp,...
Sáu tháng đầu năm 2025 khép lại với nhiều tín hiệu tích cực từ khối doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục nỗ lực phục hồi...
Tập đoàn Hòa Phát công bố báo cáo cho biết, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận quý II/2025 cao nhất trong 13 quý trở lại đây, tăng tốc cả ở mảng thép lẫn nông nghiệp.
Đạt Phương cho biết, trong giai đoạn 5 năm tới, tập đoàn sẽ đẩy mạnh phát triển ngành kính siêu trắng, kỳ vọng tạo nguồn doanh thu và lợi nhuận bền vững.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra Quyết định số 387/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần DRH Holdings với tổng mức phạt...