Phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Không để lỡ cơ hội phát triển
Theo chuyên gia, để Việt Nam sớm có những công trình tầm vóc như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, khi doanh nghiệp tư nhân trong nước đủ năng lực đảm đương, điều quan trọng là cần xây dựng cơ chế đồng hành và giám sát hiệu quả.
Không thay đổi tư duy, không thể có bước ngoặt
Sau nhiều năm chờ đợi, Việt Nam hiện đã ở rất gần thời khắc mấu chốt để lần đầu tiên khởi tạo một nền công nghiệp đường sắt tốc độ cao - lĩnh vực vốn là khoảng trống trong nhiều năm tại Việt Nam.
Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi đồng vốn đầu tư cho tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ tạo ra thêm từ 1,7 đến 2,3 đồng cho nền kinh tế. Hơn cả một dự án giao thông, đây là động lực để hàng chục ngành công nghiệp Việt Nam nâng cấp năng lực, vươn ra chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Cũng chính bởi lợi ích quan trọng về mọi mặt cho nền kinh tế, thông tin một doanh nghiệp tư nhân như VinSpeed đề xuất đầu tư trực tiếp tuyến đường sắt dài hơn 1.500km được quan tâm.
PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam - cho rằng, đề xuất đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao của doanh nghiệp tư nhân như VinSpeed là tín hiệu tích cực, phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Theo ông, tinh thần Nghị quyết 68 là phải xóa bỏ định kiến, tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân tham gia vào những nhiệm vụ quan trọng của quốc gia và vươn tầm khu vực.
Vị này đánh giá đây là cơ sở rõ ràng để ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân như VinSpeed tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. "Tôi thấy, tầm nhìn và tinh thần dấn thân của VinSpeed là rất đáng được ủng hộ", vị chuyên gia khẳng định.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nêu quan điểm, tư duy "công trình quốc gia thì chỉ có Nhà nước mới được làm" là cách nghĩ cũ, không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Theo ông, cái được khi giao dự án lớn cho doanh nghiệp tư nhân đủ năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm không chỉ là tiết kiệm vốn ngân sách nói riêng, nguồn lực quốc gia nói chung, mà quan trọng hơn là tốc độ và hiệu quả.
"Giao cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có đủ năng lực thực hiện dự án này là điều nên làm. Việc này không chỉ giúp đất nước giải quyết điểm nghẽn hạ tầng chiến lược, mà còn nâng cao thực lực và thế lực cho doanh nghiệp Việt. Đó là một bước đi chiến lược, không phải sự mạo hiểm", PGS TS Trần Đình Thiên nói.
Không để lỡ cơ hội bứt phá
Ủng hộ việc để doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, theo giới chuyên gia, lòng tin vào các doanh nghiệp như VinSpeed cùng sự đồng hành của Nhà nước sẽ là mấu chốt để tạo nên thành công cho dự án thế kỷ của Việt Nam.
Dẫn kinh nghiệm quốc tế, PGS TS Trần Đình Thiên kể câu chuyện của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc từng bảo lãnh cho Hyundai vay vốn làm hạ tầng giao thông chiến lược nhưng đi kèm là cam kết cực kỳ chặt chẽ về tiến độ, chất lượng công trình. Thậm chí, nếu Huyndai không tuân thủ, các ông chủ Hyundai sẽ bị phạt.
Kết quả cuối cùng, theo ông, "đúng nghĩa thần kỳ" bởi không chỉ Hyundai trưởng thành vượt bậc, trở thành một thế lực cạnh tranh toàn cầu, dẫn dắt kinh tế quốc gia mà quan trọng không kém là bước nhảy vọt về năng lực công nghiệp của Hàn Quốc, đưa quốc gia đi sau bứt phá về kinh tế, tiến vượt lên trong thời gian ngắn.

Từ bài học của Hàn Quốc, ông Thiên cho rằng điều quan trọng là phải đặt ra cơ chế ràng buộc hợp lý để hai bên cùng chia sẻ rủi ro và đảm bảo quyền lợi quốc gia.
Ông nhấn mạnh, để đảm bảo hài hòa lợi ích, cần thiết kế cơ chế quản lý minh bạch, có giám sát, có tiêu chuẩn kỹ thuật, thay vì không cho tư nhân làm.
Theo ông, vận tải công cộng, kể cả khi do tư nhân thực hiện, vẫn nằm trong khung pháp lý của Nhà nước, phải chịu sự ràng buộc của các điều kiện cam kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Bởi thế, doanh nghiệp không thể tự ý "độc quyền" theo kiểu làm gì cũng được.
Về tài chính, một vấn đề khác nhận được nhiều sự quan tâm trong đề xuất của VinSpeed là vay 80% vốn từ Nhà nước không tính lãi trong 35 năm. Phân tích về đề xuất trên, GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội khóa XV - cho rằng, đứng về mặt tài chính, đề xuất trên mang lại hiệu quả hơn cho ngân sách.
"Nhà đầu tư tư nhân mong muốn vay đầu tư, tạm thời Nhà nước không phải bỏ ra mà cho doanh nghiệp vay, sau đó họ hoàn lại", GS TS Hoàng Văn Cường chỉ ra.
Từ đó, ông khẳng định, đây là cách làm cần được khuyến khích bởi có doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng đứng ra để đảm nhận.
Với những lợi ích lớn như trên, nhiều chuyên gia đồng tình rằng vấn đề đặt ra lúc này là làm sao tận dụng cơ hội nhanh nhất có thể. Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nếu được thực hiện thành công bởi chính một doanh nghiệp Việt, không chỉ giúp hoàn thiện hạ tầng, tiết kiệm ngân sách mà còn tạo ra cú hích mạnh mẽ cho năng lực công nghiệp quốc gia. Tin vào tư nhân, trao cơ hội đúng người không chỉ là quyết định chính sách, mà còn là lựa chọn cho tương lai phát triển.
Theo Dân Trí
TIN LIÊN QUAN
-
Bắt tay Hòa Phát và CC1, ‘ông lớn’ kết cấu thép Đại Dũng đề xuất làm tổng thầu thi công tuyến Metro số 2
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/5: Vi phạm kinh doanh bất động sản, một công ty bị phạt 500 triệu đồng
-
Hòa Phát lắp dây chuyền thép công suất 500.000 tấn/năm, sẵn sàng tham gia làm đường sắt cao tốc
-
Thaco, Hòa Phát, Viettel sẵn sàng làm chủ công nghệ đường sắt
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Khánh Hòa tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị 5.800 tỷ đồng
Cầu Hoàng Gia chính thức thông xe, bất động sản đảo Vũ Yên bước vào chu kỳ tăng giá mới; Khánh Hòa tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị 5.800 tỷ đồng;...
Quy trình, thủ tục cấp sổ đỏ mới theo mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
So với trước đây, việc cấp sổ đỏ lần đầu thường phải trải qua ít nhất hai cấp, thì nay quy trình này sẽ được rút gọn, thực hiện tại một cấp duy nhất...
Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà ở tại TPHCM?
Sở Xây dựng TPHCM cho rằng để góp phần kiểm soát và điều chỉnh giá nhà, cần sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía. Chính quyền địa phương cần có giải pháp tăng nguồn...
Thị trường BĐS TP. HCM: 70% số lượng nhà ở ra thị trường hàng năm là hàng cao cấp, 90 triệu đồng/m2
Theo HoREA, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và cả nước vẫn còn một số khó khăn trong năm 2025, nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/7: Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn
Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn; Nguồn cung nhà ở tại TP HCM tăng mạnh; Loạt siêu dự án của “ông lớn” Vingroup, Sunshine Group, Lotte,...
"Chuồng cọp" ở chung cư cũ: Đừng để khi có rủi ro mới "ra quân" giải quyết
Những “chuồng cọp” được lắp đặt ở các chung cư cũ tưởng như sẽ mang đến lợi ích nhưng thực chất lại trở thành mối nguy đối với cư dân...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/7: Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược; Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng...
"Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
Khu vực Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh thuộc Bình Dương cũ...
Phường Bãi Cháy “chơi lớn” bắn pháo hoa ba tối mỗi tuần
Hàng nghìn khán giả đổ về bãi biển trục Quảng trường Sun Carnival, Vịnh Pháo hoa, Sun Elite City đêm 11& 12/7, vỡ oà trong màn pháo hoa...
Bất động sản Hải Phòng nóng trở lại: Tái hiện “thời vàng son” như TP.HCM 15 năm trước?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, bất động sản Hải Phòng được đánh giá là điểm sáng, mang nhiều điểm tương đồng với...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 13/7: Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu
Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu; Sân bay Long Thành “chạy nước rút” hoàn thành những hạng mục cuối cùng;...
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm “chuồng cọp” tại chung cư
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm tình trạng cơi nới, “chuồng cọp”… tại các chung cư nhằm đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác thoát nạn,...
TPHCM còn bao nhiêu chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm chưa được di dời?
Ngày 10/7, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư...
Thương phố nhà vườn 120m² Vinhomes Wonder City: Đón sóng Metro, đón dòng tiền bền vững
Vinhomes Wonder City là một trong những dự án hiếm hoi phát triển theo mô hình TOD hiện đại, gắn tuyến Metro số 4, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững...
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách về đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để phù hợp thực tiễn, tăng cường quản lý...
Cẩn trọng trước những lời mời gọi mua đất lập làng, lập "cộng đồng thiện lành"
Trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn liên quan đến bất động sản, một số cá nhân tự “vẽ” ra những dự án, kêu gọi cùng mua,...
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
Xem nhiều




