Hà Nội: "Gỡ vướng" thể chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước bứt phá
Thực hiện Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 06/5/2025 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, ngày 26/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3166/UBND-KT chỉ đạo các sở, ban, ngành và doanh nghiệp nhà nước trực thuộc triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó tập trung vào tháo gỡ vướng mắc thể chế và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên địa bàn cần tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số, coi đây là động lực để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh. Cụ thể, doanh nghiệp phải hoàn thiện các quy trình, quy định nội bộ phù hợp với định hướng chuyển đổi số của quốc gia và đặc thù từng đơn vị; đồng thời tiến hành số hóa, chuẩn hóa toàn bộ hồ sơ, tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị, điều hành.

Cùng với đó, các doanh nghiệp được yêu cầu đẩy mạnh phát triển hạ tầng số nội tại, đồng thời đóng góp vào hạ tầng số của toàn Thành phố và cả nước. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ số, ứng dụng công nghệ mới phải được coi là ưu tiên chiến lược. Lãnh đạo các doanh nghiệp cần trực tiếp tham gia vào công cuộc chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số cũng được nhấn mạnh như một yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với xu thế và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Bên cạnh chuyển đổi số, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các DNNN tập trung vào ba động lực tăng trưởng truyền thống là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Trong đó, về xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng thị trường, củng cố thị trường truyền thống và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Về đầu tư, cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm hệ số ICOR và tăng cường đưa nguồn lực vào sản xuất – kinh doanh. Đối với thị trường trong nước, cần tập trung khai thác tối đa sức mua nội địa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và áp dụng các mô hình quản trị thông minh để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả vận hành.
Một nội dung quan trọng khác được Thành phố chỉ đạo là thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các rào cản về thể chế để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Cụ thể, các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ thường xuyên rà soát, tham mưu UBND Thành phố bãi bỏ những quy định bất hợp lý, giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính và thời gian xử lý, từ đó giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược như giao thông, logistics, công nghệ thông tin… để hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh.
UBND Thành phố cũng nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được tăng cường, bảo đảm minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quản lý.
Trước đó, tại Hội nghị với DNNN Thủ tướng Chính phủ kết luận rằng: DNNN có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, các DNNN cần tiếp tục phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành hơn nữa trên nền tảng thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; dựa vào các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và kinh tế sáng tạo để nâng cao năng suất lao động. Việc phát triển mạnh mẽ DNNN không chỉ là để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
DNNN cần đóng vai trò tiên phong trong việc thực hiện hai mục tiêu chiến lược 100 năm: Đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng): Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước): Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Trong quá trình thực hiện hai mục tiêu chiến lược này, phải đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển, ổn định lòng dân, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phát triển nhanh, bển vững mới có nguồn lực để ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Đặc biệt, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tiến trình phát triển kinh tế số của doanh nghiệp và đất nước. Trong đó, DNNN có nguồn lực, điều kiện và đội ngũ nhân sự cần tiên phong trong chuyển đổi số, đóng vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số của đất nước. Đồng thời, các doanh nghiệp này cần tích cực tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số và công dân số.
Có thể thấy, với quyết tâm cao của Chính phủ và sự vào cuộc khẩn trương của Hà Nội các DNNN sẽ có thêm động lực để đổi mới, phát triển mạnh mẽ hơn, đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
TIN LIÊN QUAN
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở...
Xem nhiều




