HUD đang kinh doanh ra sao khi “ôm” hàng ngàn ha đất rồi bỏ hoang cả chục năm?
Vừa qua, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) bị đề xuất thực hiện thủ tục chấm dứt dự án Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 và dự án Khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh.
HUD “ôm” hàng ngàn ha đất rồi bỏ hoang cả chục năm
Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) không phải cái tên xa lạ trên thị trường bất động sản. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh của HUD cùng các công ty thành viên nhận được sự chú ý khi nhóm này rót vốn cho loạt dự án lớn nhỏ trải dài từ bắc chí nam, nổi bật có KĐT mới Đông Tăng Long, HUD Tower 37 Lê Văn Lương, KĐT sinh thái Chánh Mỹ...
Vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất với các phương án xử lý đối với các dự án "ôm" đất, chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vào ngày 13-3-2023.
Theo đó, 64 dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh được chia làm 2 nhóm để xử lý.
Đối với nhóm 1, gồm 15 dự án, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở TN-MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Sở Quy hoạch Kiến trúc và UBND huyện Mê Linh khẩn trương thực hiện chấm dứt, dừng, tạm dừng dự án, rà soát về quy hoạch. Từ đó đề xuất phương án sử dụng đất theo quy định, báo cáo kết quả trước ngày 30-4-2023.
Đáng chú ý, có 2 dự án của của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng bị đề xuất thực hiện thủ tục chấm dứt là dự án Khu đô thị Thanh Lâm-Đại Thịnh 1 và dự án Khu đô thị Mê Linh-Đại Thịnh. 2 dự án này của Tổng Công ty HUD rộng gần 200 ha, việc dự án không được triển khai, chủ đầu tư "ôm" đất rồi bỏ hoang gây bức xúc trong nhân dân nhiều năm nay.

Theo giới thiệu, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là đầu tư phát triển các khu đô thị mới và nhà ở, kinh doanh bất động sản. Thành lập từ năm 1989, trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển.
Tính đến nay, HUD đã và đang triển khai 25 khu đô thị mới tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, cung cấp hơn 8 triệu m2 sàn nhà ở, đáp ứng nhu cầu của hàng chục vạn hộ gia đình, trong đó có nhiều người dân có thu nhập trung bình và thấp, các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở với tổng diện tích sàn nhà ở xã hội hoàn thành hơn 250.000m2, .
HUD đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với khối cơ quan Tổng công ty, 11 Ban quản lý dự án, 02 Chi nhánh và 14 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 02 công ty liên kết và 02 công ty liên doanh với tổng số hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, người lao động, trong đó hơn một nửa có trình độ đại học và trên đại học.
HUD đang kinh doanh ra sao?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022, HUD mang về gần 3.667 tỷ đồng doanh thu thuần trong năm 2022, tăng nhẹ 7% so với năm 2021. Trong đó, chiếm chủ yếu là doanh thu kinh doanh bất động sản hơn 2.500 tỷ đồng; ngoài ra có hơn 370 tỷ đồng doanh thu xây lắp, doanh thu bán hàng hơn 373 tỷ đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ hơn 300 tỷ đồng và doanh thu hoạt động khác hơn 91 tỷ đồng.
Trong năm 2023, các chi phí của HUD đều có sự gia tăng. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 36% so với năm trước, lên hơn 156 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tới 151,4 tỷ đồng, tăng 36%. Chi phí bán hàng cũng tăng 12% lên hơn 141 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 47% lên hơn 541 tỷ đồng.
Kết quả, HUD lãi sau thuế cả năm hơn 210 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2021.
Tình hình tài chính tại HUD ghi nhận nhiều biến động lớn trong năm 2022.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản tại HUD giảm nhẹ so với đầu năm, ghi nhận gần 12.880 tỷ đồng. Chiếm hơn một nửa tổng tài sản là hàng tồn kho (gần 7.371 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước).
Tài sản dở dang dài hạn của HUD chiếm hơn 1.396 tỷ đồng, phần lớn là chi phí dở dang tại dự án toà nhà văn phòng HUDTower -37 Lê Văn Lương. Tại ngày 31/12/2022, toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng bao gồm Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án Tòa nhà HUDTOWER Lê Văn Lương được thế chấp để đảm bảo cho khoản vay dài hạn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội.


Nợ phải trả của HUD tính đến cuối năm 2022 ghi nhận hơn 9.213 tỷ đồng, chiếm tới 72% tổng tài sản và cao gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay tài chính tại HUD tăng 24% so với đầu năm, lên mức hơn 3.512 tỷ đồng, chiếm tới 38% nợ phải trả.
Chủ nợ lớn nhất tại HUD tính đến cuối năm 2022 là ngân hàng BIDV. BIDV cho HUD vay ngắn hạn gần 326 tỷ đồng và cho vay dài hạn hơn 1.667 tỷ đồng.

Xét về dòng tiền, năm 2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại HUD âm hơn 925 tỷ đồng (năm 2021 dương hơn 167 tỷ đồng); lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 106 tỷ đồng (năm 2021 dương hơn 82 tỷ đồng) và chỉ có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương gần 393 tỷ đồng (năm 2021 âm gần 472 tỷ đồng). Do đó, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm hơn 639 tỷ đồng trong khi năm 2021 chỉ âm hơn 221 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2022, tính đến 31/12/2022, HUD có 14 công ty con, 2 công ty liên doanh liên kết.
TIN LIÊN QUAN
Vinamilk và chiến lược tăng trưởng hai con số
Trong khuôn khổ diễn đàn, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk (HOSE: VNM), đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về chiến lược tăng trưởng hai con số...
“Gà đẻ trứng vàng” của ông Johnathan Hạnh Nguyễn sắp chi gần 300 tỷ trả cổ tức
Năm 2025, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tổng doanh thu thuần đạt 3.183 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 555 tỷ đồng...
Hòa Phát (HPG) vừa được chấp thuận dự án KCN vốn đầu tư gần 3.400 tỷ đồng
Dự án Khu công nghiệp này tại Hải Phòng, là dự án mới nhất của Hòa Phát trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp....
SaiGon Co.op và Vua Gạo bị cấm thầu vì cung cấp hàng kém chất lượng!?
Sau khi Cục 10, Bộ Công an có quyết định cấm thầu trong 3 năm đối với SaiGon Co.op và Vua Gạo vì cung cấp hàng hoá không đảm bảo chất lượng...
Thể thao gắn kết – Văn hóa tỏa sáng: Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025
Sự kết hợp giữa tinh thần thể thao và nghệ thuật đỉnh cao trong Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025...
Vượt đỉnh 1,1 triệu tấn: Thép cuộn cán nóng Hòa Phát (HPG) lập kỷ lục quý
Lần đầu tiên, sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát vượt mốc 1,1 triệu tấn chỉ trong một quý, tăng 18% so với quý trước...
BAF Việt Nam rót 150 tỷ lập ‘cứ điểm mới’ tại Ninh Bình: Tăng tốc kế hoạch 13 trại, 2 nhà máy trong 2025
Trong năm 2025, BAF Việt Nam dự kiến sẽ tiến hành triển khai 13 trại/cụm trại mới, cùng 2 dự án nhà máy cám tại Bình Định và nhà máy chế biến thịt...
IDICO-CONAC gây bất ngờ khi hoàn thành 91% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng
IDICO-CONAC đang bứt phá trên cả 3 lĩnh vực chủ lực gồm xây lắp, hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản nhờ loạt dự án tăng tốc.
Ông lớn ngành xi măng VICEM báo lãi 34 tỷ đồng sau hai năm thua lỗ
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị phần xi măng trong nước của VICEM chiếm 27,41%, tăng 0,03% so với năm 2024 và tăng 0,76% so với cùng kỳ năm 2024....
Siêu dự án rộng 675ha hơn 11.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên chính thức về tay Kinh Bắc
Dự án này không chỉ nối dài chuỗi quỹ đất vàng của KBC trong lĩnh vực phát triển KCN mà còn giúp “ông lớn” bất động sản KBC...
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Xem nhiều




