VnFinance
Thứ ba, 06/02/2024, 19:00 PM

IPP Group phát hành trái phiếu, liên tục cho vợ con tỷ phú Hạnh Nguyễn vay trăm tỷ đồng

Dù phải phát hành trái phiếu nhưng Tập đoàn Liên Thái Bình Dương – IPPG của Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn chi hàng trăm tỷ đồng cho vợ con tỷ phú này vay trong một thời gian dài.

IPP Group phát hành trái phiếu, liên tục cho vợ con tỷ phú Hạnh Nguyễn vay trăm tỷ đồng
Phối cảnh tổng thể khu phi thuế quan Phú Quốc do Tập đoàn IPPG theo đuổi đầu tư.
 

Phải phát hành trái phiếu, cầm cố tiền gửi tiết kiệm

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPPG) là một trong những Tập đoàn nổi danh nhất Việt Nam. IPPG gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn và vợ ông - Tổng giám đốc bà Lê Hồng Thủy Tiên.

Hoạt động chính của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương là đầu tư bất động sản, khách sạn, quản lý sân bay thông qua CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất – SASCO, sở hữu 30% cổ phần tại Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh và trung tâm thương mại, bên cạnh các lĩnh vực khác như thời trang, ẩm thực, kinh doanh bán lẻ phân khúc sản phẩm hàng hiệu. IPPG cũng là Chủ đầu tư nâng cấp, thay chiếc áo mới hiện đại, sang trọng cho Tràng Tiền Plaza - Trung tâm thương mại xa xỉ mang giá trị văn hoá và vị trí đắc địa bậc nhất Hà thành sau khi tiếp quản từ năm 2013 với số vốn đầu tư lên đến 45 triệu USD.

Dù đạt tổng tài sản 4.980 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022 nhưng đa số tài sản IPPG lại nằm ngoài công ty nên IPPG phải sử dụng đòn bẩy tài chính.

Cụ thể, hồi cuối năm 2022, IPPG ghi nhận 2.127 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, 140 tỷ đồng các khoản phải thu dài hạn và 2.230 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn. Như vậy, dòng vốn nằm ngoài công ty lên đến 4.497 tỷ đồng, chiếm 90,3% tổng tài sản.

Để hỗ trợ dòng tiền hoạt động, IPPG phải sử dụng đòn bẩy tài chính. Cuối năm 2022, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 791 tỷ đồng lên 896 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm từ 351 tỷ đồng xuống 47,7 tỷ đồng. Tổng nợ vay IPPG đạt gần 944 tỷ đồng.

Trong tổng nợ vay của IPPG có cả nợ vay ngân hàng và phát hành trái phiếu. Trong đó, dư nợ trái phiếu ngắn hạn tại ngày 31/12/2022 là 103 tỷ đồng, trái phiếu dài hạn giảm từ 103 tỷ đồng xuống còn 0 đồng. Trước đó, hồi cuối năm 2020 và 2019, giá trị trái phiếu phát hành của IPPG lần lượt là 327 tỷ đồng và 439 tỷ đồng.

Tài sản cho khoản vay này bao gồm: Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của một công ty con, hơn 57,4 triệu cổ phần mà Công ty và các công ty con sở hữu tại SASCO và các quyền phát sinh từ số cổ phần này và các cam kết bảo lãnh không điều kiện và không hủy ngang của các công ty con.

Bên cạnh đó, IPPG cũng đã cầm cố tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại trị giá 10 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng một dự án đầu tư của Trụ sở chính.

Cho vợ con tỷ phú Hạnh Nguyễn vay trăm tỷ đồng

Có thể thấy, IPPG đã phải đi vay hàng trăm tỷ đồng, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng (nợ vay năm 2020 và 2019 lần lượt là 1.203 tỷ đồng và 1.352 tỷ đồng) nhưng IPPG lại liên tục cho vợ con tỷ phú Hạnh Nguyễn vay trăm tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2022, IPPG ghi nhận 312 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn. IPPG không thuyết minh cụ thể các “chủ nợ” của công ty. Tuy nhiên, trước đó, trong năm 2020 và 2019, vợ con của vị tỷ phú Hạnh Nguyễn được liệt kê trong danh sách vay tiền của IPPG.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2020, chỉ tiêu phải thu về cho vay ngắn hạn của IPPG đạt hơn 495 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 517 tỷ đồng của năm 2019. IPPG cho biết phải thu về cho vay ngắn hạn thể hiện giá trị của các khoản cho vay tín chấp, hưởng lãi suất bình quân từ 0,3%/năm đến 8%/năm (tại ngày 31/12/2019: 0,3%/năm đến 8%/năm).

Trong đó, phải thu về cho vay ngắn hạn với bà Lê Hồng Thủy Tiên là 345 tỷ đồng (tăng so với 331 tỷ đồng của năm 2019), với ông Nguyễn Quốc Khánh (Louis Nguyễn) là 102 tỷ đồng (không đổi so với năm 2019), với ông Nguyễn Phi Long (Phillip Nguyễn) là 32 tỷ đồng (giữ nguyên so với năm 2019).

Louis Nguyễn và Phillip Nguyễn là hai con trai của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn. Louis Nguyễn được biết đến nhiều hơn với tư cách là chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà, còn Phillip Nguyễn đã kết hôn với hot girl Linh Rin.

Như vậy, cuối năm 2020 và 2019, IPPG đã cho vợ con ông Johnathan Hạnh Nguyễn số tiền tổng trị giá 479 tỷ đồng và 464 tỷ đồng.

Trong năm 2020, bà Lê Hồng Thủy Tiên, Louis Nguyễn và Phillip Nguyễn đã phải chi trả tiền lãi cho IPPG lần lượt là 8,4 tỷ đồng, 3 tỷ đồng và 97,6 triệu đồng. Những con số này trong năm 2019 là 7,7 tỷ đồng, 2,9 tỷ đồng và 97,3 triệu đồng.

Ngoài ra, hồi cuối năm 2020, bà Lê Hồng Thủy Tiên còn nhận hơn 264 tỷ đồng tiền tạm ứng, tăng mạnh so với 20 tỷ đồng của năm 2019.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của IPPG. Một trong số đó là việc công ty phải mạnh tay cắt giảm mạnh về nhân sự.

Hồi cuối năm 2022, tổng nhân sự của IPPG 109 người, tăng 7 người so với cuối năm 2021 nhưng giảm mạnh so với con số 178 người (năm 2020) và 223 người (năm 2019). Có thể thấy, sau Covid-19, quy mô nhân sự tại IPPG đã giảm 124 người, tương đương 53,2%. Trong khi đó, chỉ tiêu Phải trả người lao động của IPPG… ổn định, lần lượt là 4,3 tỷ đồng (năm 2022), 4,2 tỷ đồng (năm 2021), 3,4 tỷ đồng (năm 2020) và 4,1 tỷ đồng (năm 20190).

Các dự án IPPG đang theo đuổi đầu tư

Tháng 8/2021, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư các dự án trọng điểm của công ty IPPG.

Cụ thể, các dự án được chia làm 5 lĩnh vực đầu tư gồm: Thứ nhất là đầu tư trung tâm tài chính quy mô quốc tế và khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Bản thảo Đề án này đã được nhà đầu tư Mỹ - Công ty Cantor Fitzgerald gửi văn bản đồng thuận ngày 21/7.

Thứ hai, đầu tư các khu phi thuế quan. IPPG đã được tỉnh Kiên Giang lựa chọn là nhà đầu tư cho dự án Phi thuế quan Phú Quốc (thông qua đấu thầu). IPPG đang xúc tiến làm quy hoạch tại Khu kinh tế Vân Phong – Khánh Hoà, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cần Thơ để hoàn thành các thủ tục để có thể sớm đưa mô hình kinh doanh này tại Việt Nam.

Thứ ba, đầu tư phát triển các thành phố sân bay. IPPG đã làm việc với thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa), huyện Long Thành (Đồng Nai), thành phố Cần Thơ, sân bay Nội Bài (Hà Nội) đề xuất cụ thể ý tưởng quy hoạch, làm việc với các đối tác và các thủ tục pháp lý cần thiết để đầu tư phát triển các thành phố sân bay tại đây.

Thứ tư, đầu tư phát triển các khu đô thị thông minh, nghỉ dưỡng và sức khỏe cộng đồng.

Thứ năm, thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo và hệ thống kho hàng phân phối trung tâm hậu cần Bellazio Logistics.

Bài 2: Tập đoàn Liên Thái Bình Dương – IPPG: Những bước lùi vì đại dịch Covid


PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
14/01/2025 Doanh nghiệp

Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.

Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
14/01/2025 Doanh nghiệp

Sau kết luận thanh tra, Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Phát Linh nộp tổng cộng 2 tỷ 242 triệu đồng,...

Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành...

Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
13/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh...

VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
12/01/2025 Doanh nghiệp

Công ty CP VNG (UPCOM: VNZ) vừa có thông báo quyết định thành lập công ty con gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
11/01/2025 Doanh nghiệp

Vừa qua, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)...

Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
10/01/2025 Doanh nghiệp

Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.

7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
08/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.

TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
08/01/2025 Doanh nghiệp

CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024...

Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
07/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2025, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng song vẫn có nhiều đơn vị kỳ vọng lãi tăng đột biến.

Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
06/01/2025 Doanh nghiệp

Ngày 31/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...

Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
06/01/2025 Doanh nghiệp

Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân...

17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
06/01/2025 Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình sắp xếp...

Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
05/01/2025 Doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D)...

Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
03/01/2025 Doanh nghiệp

Thanh tra tỉnh Hưng Yên chỉ ra nhiều vi phạm tại Công ty Thép Nam Phát liên quan đến môi trường và thuế.

Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
02/01/2025 Doanh nghiệp

2025 là năm 3 Gas Petrolimex xây dựng kế hoạch lợi nhuận đi ngang và doanh thu tiếp tục tăng, cổ tức tối thiểu 10%/vốn điều lệ.

Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
02/01/2025 Doanh nghiệp

Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất...

Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
02/01/2025 Doanh nghiệp

Ngày 25/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đã mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
01/01/2025 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance