Những resort bậc nhất Việt Nam như Amanoi, Six Senses... lời lỗ ra sao hậu Covid-19?
Trước Covid, các resort và khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Việt Nam đều lãi lớn trong giai đoạn 2016-2018, sang năm 2019 hoạt động kinh doanh của một số khu nghỉ dưỡng đã có dấu hiệu chậm lại.
Lãi lớn trong giai đoạn 2016-2018
Covid19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng cho ngành dịch vụ, ngành mũi nhọn của kinh tế Việt Nam. Rất nhiều khách sạn phải đóng cửa, nhiều nhà hàng phá sản và hàng vạn lao động thất nghiệp.
Nhưng ở một góc độ khác, Covid-19 đã mang lại cho người tiêu dùng một cơ hội chưa từng có trong đời, đó là được trải nghiệm các dịch vụ 5 sao với một mức giá không tưởng.
Khi Việt Nam đóng cửa bầu trời vào tháng 3/2020 để ngăn chặn lây lan Covid từ bên ngoài, ngành dịch vụ trong nước buộc phải hạ mình để thu hút khách nội địa, hạ giá để có khách còn hơn là đóng cửa. Hạ giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ, cầm cự chờ ngày hồi sinh.
Các resort ở Việt Nam, trước đây đa phần chỉ phục vụ khách nước ngoài với mức giá vài chục triệu cho đến cả nghìn USD một đêm, giờ đây đa phần giảm giá trên 50% so với trước Covid.
Trước Covid, các resort và khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Việt Nam đều lãi lớn trong giai đoạn 2016-2018, sang năm 2019 hoạt động kinh doanh của một số khu nghỉ dưỡng đã có dấu hiệu chậm lại.
Cụ thể, Sixsense Côn Đảo lỗ 2 năm liên tiếp 2018 và 2019, với mức lỗ 5 tỷ và 11 tỷ đồng mặc dù doanh thu mỗi năm xấp xỉ 150 tỷ. Các đường bay hạn chế đến Côn Đảo đã giới hạn đáng kể lượng khách tới đây, năm 2020, các đường bay thẳng từ Hà Nội, Hải Phòng, Vinh tới Côn Đảo dự kiến sẽ giúp tăng lượng khách đến đây.
Trong khi đó, Intercontinental Đà Nẵng là khu nghỉ dưỡng có kết quả kinh doanh lớn nhất trong nhóm các resort 5 sao, với doanh thu năm 2019 đột biến lên 3.532 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.714 tỷ đồng, mỗi năm tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của Intercontinental Đà Nẵng gấp đôi gấp ba, một phần từ nguồn doanh thu chuyển nhượng bất động sản.
Khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng thuộc tập đoàn Sovico của nữ tỷ phú hàng không Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo mỗi năm thu về hơn 600 tỷ doanh thu, lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt hơn 116 tỷ đồng.
Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19
Bước sang năm 2020, nhất là từ tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bị giảm sâu. So với cùng kỳ năm trước, tháng 6/2020 giảm tới 99,3%, hay giảm 1.246 nghìn lượt người. Có thể coi tháng 6/2020 là "đáy" của sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nhiều năm qua.
Hiện, dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, theo đó dự báo cả năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ giảm mạnh so với năm 2019.
Tháng 7/2020, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19 và bắt buộc phải cách ly xã hội toàn thành phố. Hiện tại các biện pháp nới lỏng giãn cách đã được thực hiện, giá phòng tại Intercontinental trong tháng 10 đang giảm gần 60%, hiện chỉ còn 6,5 triệu – 12 triệu đồng/phòng/đêm.
Intercontinental Đà Nẵng có 201 phòng trong đó có penhouse và biệt thự hướng biển diện tích 1.000m2, phòng tổng thống có giá 3.000 USD/đêm. Tổng thống Mỹ Donal Trump khi sang Việt Nam tham dự APEC 2017 đã nghỉ tại đây.
Furama Đà Nẵng ban đầu thuộc về tập đoàn Hongkong là Lai Sun Development. Tuy nhiên do kih doanh tại Hong Kong thua lỗ nên Lai Sun Development phải bán lại Furama để tránh nguy cơ phá sản. Năm 2005, tập đoàn Sovico của nữ tỷ phú hàng không Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo đã mua lại toàn bộ vốn góp Lai Sun và trở thành chủ sở hữu Furama Resort Danang.
Vào thời điểm trước khi Furama Resort Danang được sang tay cho chủ đầu tư Việt Nam, hầu như không có người Việt nào sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao. Sau khi vào tay Sovico, Furama Đà Nẵng phát triển liên tục, tỷ lệ lấp đầy luôn trên 70%.
Khu nghỉ dưỡng này có 196 phòng hạng sang cùng với 70 căn biệt thự từ hai đến bốn phòng ngủ có hồ bơi riêng.
Ngoài ra, Furama còn mở rộng sang mảng tổ chức sự kiện khi xây dựng Cung hội nghị Furama (ICP) và Cung hội nghị Ariyana Convention Centre (ACC) với sức chứa 5000 người
Giá phòng tại Furama dao động từ 8 triệu đồng – 40 triệu đồng/đêm tuy nhiên hiện tại có những phòng view vườn chỉ còn 2,2 triệu đồng/đêm trong khi pool villa giảm từ 40 triệu đồng còn 10 triệu đồng/đêm.
Fuision Maia Đà Nẵng nằm trên bãi biển Mỹ Khê, đi vào vận hành từ năm 2010 do tập đoàn Fuision Hotel Group quản lý. Khu nghỉ dưỡng này có 7 biệt thự và 80 villa trong đó tất cả các biệt thự và villa đều có hồ bơi riêng
Giá trung bình 1 pool villa tại Fuision Maia khoảng 16 triệu, hiện giảm về 6 triệu trong đợt Covid, giá villa 3 phòng ngủ là 100 triệu/đêm, hiện giảm còn khoảng 33 triệu đồng/đêm, villa hướng biển khoảng 40 triệu/đêm giảm còn hơn 24 triệu đồng/đêm.
TIN LIÊN QUAN
-
Movenpick Resort Cam Ranh và Radisson Blu Resort Cam Ranh nhận giải thưởng Công trình chất lượng cao
-
SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang – Điểm sáng đầu tư BĐS du lịch
-
Tổng cục Du lịch công nhận Movenpick Resort Cam Ranh và Radisson Blu Resort Cam Ranh đạt tiêu chuẩn 5 sao
-
Chiến lược điều chỉnh giá kích hoạt các khách sạn và resort sau dịch Covid-19
TPHCM còn bao nhiêu chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm chưa được di dời?
Ngày 10/7, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư...
Thương phố nhà vườn 120m² Vinhomes Wonder City: Đón sóng Metro, đón dòng tiền bền vững
Vinhomes Wonder City là một trong những dự án hiếm hoi phát triển theo mô hình TOD hiện đại, gắn tuyến Metro số 4, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững...
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách về đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để phù hợp thực tiễn, tăng cường quản lý...
Cẩn trọng trước những lời mời gọi mua đất lập làng, lập "cộng đồng thiện lành"
Trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn liên quan đến bất động sản, một số cá nhân tự “vẽ” ra những dự án, kêu gọi cùng mua,...
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.
Vinaconex thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex ITC: Dứt điểm rút khỏi Cát Bà Amatina?
Vinaconex chính thức quyết định rút lui khỏi “siêu dự án" Cát Bà Amatina bằng kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex ITC, dự kiến thu về ít nhất hơn 5.100 tỷ đồng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Xem nhiều




