Samsung, Intel đề nghị có điện sạch ổn định để đầu tư vào công nghiệp bán dẫn Việt Nam
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các doanh nghiệp quốc tế đều rất quan tâm đến khả năng đáp ứng đủ và ổn định hạ tầng năng lượng tái tạo với mức giá ưu đãi khi khảo sát đầu tư vào công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.
Tại “Phiên họp Thứ nhất Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn” ngày 14/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn với nhiều kết quả ấn tượng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhìn nhận còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua để đạt được những thành tựu lớn hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Trong đó, về triển khai cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bán dẫn là một ngành công nghiệp đặc thù, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu cao về nhân lực và công nghệ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế trong việc thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực bán dẫn, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trước đã có kế hoạch vào Việt Nam nhưng mới chỉ dừng ở mức khảo sát, thăm dò và cần chờ các ưu đãi cụ thể. Trong khi đó, các cơ chế hỗ trợ đầu tư cần thời gian để ban hành và đi vào thực tiễn.
Về cơ sở vật chất, hạ tầng, mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện và xây dựng mới các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay, nhưng vẫn còn chưa đồng bộ giữa các miền, địa phương, thiếu sự kết nối, chưa thực sự nhanh chóng và thông suốt cho việc vận chuyển hàng hóa.
“Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn đều rất quan tâm đến khả năng đáp ứng đủ và ổn định hạ tầng điện, nước, hệ thống xử lý nước thải… Một số tập đoàn lớn như Samsung, Intel đề nghị được cung cấp ổn định năng lượng tái tạo, bền vững với mức giá ưu đãi. Tuy nhiên, hệ thống điện, đặc biệt là điện sạch của Việt Nam vẫn còn hạn chế và dễ xảy ra rủi ro trong quá trình vận hành của nhà máy”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ.
Về hợp tác song phương với các đối tác lớn, tiến độ triển khai một số nội dung hợp tác với Hoa Kỳ còn chưa đáp ứng yêu cầu, các chương trình hợp tác chủ yếu tập trung vào công đoạn đóng gói, kiểm thử, hợp tác trong công đoạn thượng nguồn còn hạn chế.
Để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương hướng triển khai công tác của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới.
Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần tập trung nguồn lực để triển khai các định hướng, mục tiêu, nội dung, hoạt động, nhiệm vụ tại Chiến lược và Chương trình phát triển nguồn nhân lực đã được phê duyệt; tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tiếp cận, làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt tập trung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực đóng gói tiên tiến, là lĩnh vực có khả năng tạo bứt phá cho Việt Nam.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh tập trung hoàn thiện 3 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn: Cơ chế, chính sách; hạ tầng; nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục thu hút nhân tài, đặc biệt là các nhân tài người Việt trên toàn thế giới đóng góp vào ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Đối với các bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất tiếp tục tập trung và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư từ các quốc gia, nền kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới; tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp với khả năng của mỗi địa phương; hướng dẫn, chỉ đạo xử lý nhanh các thủ tục hành chính.
Việc tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, logistics, nhà ở, dịch vụ vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục cho chuyên gia, người lao động cần được chú trọng, đặc biệt là công tác chuẩn bị đầy đủ đất sạch, năng lượng sạch và nguồn nước.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, tận dụng cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn; chủ động tham gia và tăng cường hợp tác chặt chẽ 3 Nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp”, đồng hành, bổ sung nguồn lực cùng nhà nước, tăng cường hợp tác công - tư để hỗ trợ triển khai Chiến lược và Chương trình phát triển nguồn nhân lực bán dẫn.
“Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội ‘hiếm có’ này để tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, do đó cần có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia trong và ngoài nước. Việt Nam cũng không thể đi đến đích nếu chỉ đi một mình, mà hơn lúc nào hết, ở giai đoạn và thời cơ quan trọng này, cần có sự hợp tác nhanh, mạnh và toàn diện với các quốc gia, nền kinh tế và các doanh nghiệp, đối tác hàng đầu thế giới về bán dẫn thì mới có thể đứng trên vai những người khổng lồ, tận dụng lợi thế nguồn nhân lực để vươn lên thành một quốc gia có vị thế trọng tâm của châu Á và thế giới trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và có thể về một cường quốc về AI trong tương lai”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
-
Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường bị loại tại nhiều gói thầu lớn do gian lận hồ sơ
-
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Tín dụng tăng mạnh trong tháng cuối năm 2024
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội xóa sổ bãi xe 'lậu’ lớn cạnh khu chung cư Linh Đàm để xây trường học
-
Bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
-
Người trẻ ngày càng gặp khó trong việc mua nhà
-
Vì sao Tập đoàn Đất Xanh bị phạt 515 triệu đồng?
-
Cảnh báo loạt chiêu trò lừa đảo trực tuyến tinh vi đang bùng phát
-
Elon Musk và cách 'vượt qua chính mình' để trở thành người đầu tiên trên thế giới sở hữu 400 tỷ USD
Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE: Bước trưởng thành trong tiến trình phát triển bền vững
Ngày 17/1/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết cho Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Còn 559 doanh nghiệp nhà nước chưa được phê duyệt cơ cấu lại
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp...
Cách mạng công nghệ và Kỷ nguyên mới cho đất nước
Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới và phát triển của nền kinh tế thị trường, cách mạng công nghệ đã đem lại xu hướng mới.
T&T Group đồng loạt khánh thành và triển khai xây dựng các công trình trọng điểm tại Long An
Một loạt công trình hạ tầng giao thông, cơ sở giáo dục tại Long An đã được T&T Group khánh thành và đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển...
PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
Sau kết luận thanh tra, Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Phát Linh nộp tổng cộng 2 tỷ 242 triệu đồng,...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành...
Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh...
VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
Công ty CP VNG (UPCOM: VNZ) vừa có thông báo quyết định thành lập công ty con gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
Vừa qua, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)...
Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.
TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024...
Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
Năm 2025, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng song vẫn có nhiều đơn vị kỳ vọng lãi tăng đột biến.
Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
Ngày 31/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân...
17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình sắp xếp...
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D)...
Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
Thanh tra tỉnh Hưng Yên chỉ ra nhiều vi phạm tại Công ty Thép Nam Phát liên quan đến môi trường và thuế.