VnFinance
Thứ sáu, 28/07/2023, 07:35 AM

Thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa thông báo tăng lãi suất thêm 0,25%, nâng tổng mức lãi suất tại Mỹ lên 5,25% - mức cao nhất kể từ năm 2001. Bối cảnh thế giới nhiều biến động khó lường cùng với khó khăn nội tại của kinh tế trong nước đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với điều hành chính sách tiền tệ.

Bối cảnh thế giới và trong nước đều khó khăn

Thời gian qua, kinh tế thế giới liên tục biến động nhanh, khó lường, sản xuất thương mại toàn cầu khó khăn; cuộc cạnh tranh chiến lược, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất tăng lên rất nhanh, kéo dài. Đặc biệt, ngày 26/7, theo hãng tin AFP, Fed thông báo tăng lãi suất thêm 0,25%, nâng tổng mức lãi suất tại Mỹ lên 5,25% - mức cao nhất kể từ năm 2001.

Để kìm hãm lạm phát, từ tháng 3/2022 đến nay Fed đã 11 lần tăng lãi suất. Tháng trước Fed đã tạm dừng chu kỳ tăng để đánh giá tác động của lãi suất tới nền kinh tế, đặc biệt sau vụ sụp đổ của một số ngân hàng lớn tại Mỹ hồi tháng 6.

Thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ
Ảnh minh họa.
 

Trong nước, tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm cùng những khó khăn nội tại của nền kinh tế; các thị trường xuất nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam đều gặp khó khăn từ sau dịch Covid-19.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý II năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 83,4 tỷ USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,9% so với quý I năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,41 tỷ USD, giảm 11,9%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 121,04 tỷ USD, giảm 12,2%, chiếm 73,6%.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Phạm Minh chính từng đánh giá tình hình trong nước khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế có độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế, chịu tác động kép từ những yếu tố bên ngoài và bên trong; các vấn đề tồn đọng, kéo dài ngày càng bộc lộ rõ hơn; nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn trong bối cảnh chi phí tăng, đơn hàng giảm.

Thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023 (%) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 

Điều hành chính sách tiền tệ theo hướng "linh hoạt, nới lỏng hơn"

Tại hội thảo "Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp” vừa được tổ chức mới đây, Phó Thống đốc Đào Minh Tú thừa nhận, trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới và trong nước, với vai trò điều hành chính sách tiền tệ, chưa bao giờ NHNN điều hành chính sách tiền tệ khó như hiện nay, khó như thời điểm cuối năm 2022, mức độ gay gắt đã hơn nhiều.

Phó Thống đốc lý giải thêm, điều hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở cửa không thể tránh những tác động từ chính sách tài chính, tiền tệ nói chung và từ các quốc gia khác. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam cũng rất khó khăn sau 2 năm đại dịch Covid-19; sức chống chịu của doanh nghiệp đã bị bào mòn.

“Đối với NHNN, rất nhiều năm qua mới điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh đó. Tăng lãi suất hay giảm lãi suất; cung tiền ra nhiều hay ít; làm thế nào để tăng tín dụng, hài hòa giữa chất lượng và số lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia… đều là những vấn đề NHNN phải lưu ý và điều hành. Sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ quyết định sự an toàn, lành mạnh của nền tài chính quốc gia trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Đây là nhiệm vụ rất khó của NHNN” - ông Đào Minh Tú cho biết và chia sẻ thêm: “Nếu như mở điều kiện thì tín dụng có thể tăng ồ ạt sẽ để lại sự mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng ngay trong ngắn hạn; câu chuyện nợ xấu và sự suy giảm sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng; chưa kể đến lãi suất và cung tiền, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát...”.

Liên quan đến vấn đề tín dụng, Phó Thống đốc cho rằng, điều hành tín dụng đang rất được NHNN quan tâm. Bên cạnh những giải pháp về nguồn cung tiền, tạo thanh khoản cho nền kinh tế, các tổ chức dụng và tạo nguồn vốn rẻ cho các ngân hàng; hạ lãi suất từ các công cụ vay vốn của các ngân hàng thương mại; các chính sách của Chính phủ chỉ đạo có tính chất hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực cần hồi phục nhanh, tạo động lực cho nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam… cũng đã được NHNN triển khai quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành.

Bên cạnh đó, các gói tín dụng hỗ trợ ngành bất động sản như gói 120.000 tỷ đồng; gói 15.000 tỷ đồng mới được công bố và đang được triển khai cho vay lâm nghiệp, thủy sản và một loạt các chương trình khác được các ngân hàng triển khai…

“Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ để tăng tín dụng” - Phó Thống đốc nói.

Cùng chia sẻ với những khó khăn trong vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, tại hội thảo, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã chỉ ra 2 "cơn gió ngược" cùng những bất định, rủi ro từ bên ngoài với kinh tế Việt Nam.

“Cơn gió ngược” thứ nhất đến từ sự suy giảm kinh tế thế giới, các đối tác thương mại, đầu tư chính của Việt Nam và mức độ phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.

"Cơn gió ngược" thứ 2 là các điều kiện tài chính tiền tệ chưa bao giờ "ngặt nghèo" như hiện nay: lãi suất, sức ép lên tỷ giá, lạm phát. Nhưng theo TS. Võ Trí Thành, "cơn gió ngược" thứ 2 có thể sẽ dịu đi do lạm phát đã qua đỉnh và giảm nhanh hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Các chính sách tiền tệ dần dần sẽ nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên, theo TS. Võ Trí Thành, lạm phát vẫn là dấu hỏi lớn. Đặc biệt, hiện nay, giá hàng hóa, lương thực, gạo… tăng mạnh. Nguyên nhân do xung đột Ukraine và Nga, Ukraine không xuất khẩu ngũ cốc, một số nước tăng cường an ninh lương thực…

Bên cạnh đó, TS. Võ Trí Thành còn chỉ ra những rủi ro, bất định khác như: biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị, cạnh tranh nước lớn, nợ tài chính…

Không chỉ vậy, bên trong nền kinh tế Việt Nam còn có 2 vòng xoáy "nặng nhất": vòng xoáy tài chính - tiền tệ và vòng xoáy kinh tế thực.

"Từ cuối năm ngoái, chúng ta vấp phải vấn đề thanh khoản, vấn đề về bảng cân đối tài sản của nhiều ngân hàng, áp lực tỷ giá, sự rung lắc của thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề liên quan đến cách xử lý. Điều đó dẫn đến niềm tin thị trường sụt giảm", ông Thành cho hay.

Dù rất khó khăn nhưng 6 tháng qua, theo TS. Võ Trí Thành, bằng nỗ lực và sự may mắn, hiện nay, vấn đề tài chính tiền tệ, thanh khoản cơ bản được cải thiện. Áp lực lãi suất, tỷ giá, lạm phát cũng được hạ nhiệt. Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản bằng biện pháp sửa đổi pháp lý, hỗ trợ tài chính - tiền tệ, tái cấu trúc thị trường bất động sản. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận còn hạn chế và có lẽ, sẽ phục hồi tốt hơn giai đoạn đầu năm 2024.

Thách thức từ bên ngoài cũng như trong nước đối với tăng trưởng kinh tế là rất lớn. Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.

Trước tình hình đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo và yêu cầu NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát; chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp các chính sách.

Cho rằng đây là cơ hội cần nắm bắt, Thủ tướng nêu rõ chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mở rộng hơn được thể hiện chủ yếu thông qua: Tăng cung tiền (M2), tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay.

Theo Thủ tướng, về thực chất, chủ trương này đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, có lộ trình, xuyên suốt từ tháng 10/2022 đến nay, NHNN đã làm nhưng cần làm mạnh hơn nữa.

Thủ tướng Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" trước tháng 10/2022 sang "chắc chắn" từ tháng 10/2022 và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" trong điều kiện hiện nay là cần thiết. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.

 


ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong Quý I/2024
ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong Quý I/2024

Quý I/2024, các mảng kinh doanh chính đều sụt giảm trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng đã khiến lợi nhuận tại ABBank giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 150 tỷ đồng...

Giá vàng hôm nay (6/5): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá vàng hôm nay (6/5): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá vàng thế giới hôm nay (6/5) tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần. Cuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News...

Tin ngân hàng tuần qua: Yêu cầu xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng các tổ chức tín dụng
Tin ngân hàng tuần qua: Yêu cầu xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng các tổ chức tín dụng

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải làm Quyền Tổng giám đốc; LPBank hoàn thành chuyển đổi hệ thống CoreBanking T24; Người dân bớt bỏ tiền vào ngân hàng...

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024
SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số”...

Đón hè sang, thưởng ngoạn thế giới theo phong cách của giới thượng lưu
Đón hè sang, thưởng ngoạn thế giới theo phong cách của giới thượng lưu

Mùa hè đến là thời điểm thích hợp để người người, nhà nhà đi du lịch, trải nghiệm vùng đất mới, lựa chọn khám phá nhiều nơi trên thế giới để tận hưởng...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh...

Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 2 liên tiếp
Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 2 liên tiếp

Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (4/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm nhẹ hơn 1 USD/ounce...

Ngân hàng Nhà nước lại hủy phiên đấu thầu vàng
Ngân hàng Nhà nước lại hủy phiên đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước thông báo hủy phiên đấu thầu vàng tổ chức ngày 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: 8 dự án đã được giải ngân vốn ưu đãi
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: 8 dự án đã được giải ngân vốn ưu đãi

Trong quý I/2024, theo báo cáo của 42/63 địa phương, trên địa bàn cả nước có 13 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 16.008 căn...

Tin ngân hàng ngày 3/5: Techcombank chuẩn bị chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15%
Tin ngân hàng ngày 3/5: Techcombank chuẩn bị chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15%

Hôm nay, tiếp tục đấu thầu vàng miếng; Home Credit tặng tới 600.000 đồng cho khách vay online; Ngân hàng Woori Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 12.500 tỷ đồng…

Giá vàng thế giới đảo chiều giảm, vàng nhẫn tròn trơn còn 75 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới đảo chiều giảm, vàng nhẫn tròn trơn còn 75 triệu đồng/lượng
03/05/2024 Thị Trường

Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (3/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm hơn 20 USD/ounce sau 1 phiên tăng mạnh trước đó.

Quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam
Quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức,...

Lãi suất chạm đáy, dòng tiền gửi rời khỏi các ngân hàng
Lãi suất chạm đáy, dòng tiền gửi rời khỏi các ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của cả khách hàng doanh nghiệp và dân cư đều giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất liên tục chạm đáy.

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng
HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB) thu về 4.028 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 47% so với cùng kỳ...

Tin ngân hàng ngày 2/5: Agribank tiếp tục đại hạ giá khoản nợ của Công ty Hoàng Hải Phú Quốc
Tin ngân hàng ngày 2/5: Agribank tiếp tục đại hạ giá khoản nợ của Công ty Hoàng Hải Phú Quốc

BAC A BANK ra mắt thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới; Giá vàng nhẫn quay đầu giảm mạnh; Nam A Bank đạt lợi nhuận trước thuế gần 1.000 tỷ đồng,...

Giá vàng hôm nay (2/5): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng hôm nay (2/5): Thị trường thế giới tăng mạnh

Giá vàng thế giới hôm nay (2/5) tăng mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lập trường chính sách tiền tệ hạn chế và cảnh báo rằng lạm phát...

Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu vượt mốc 70.000 tỷ đồng vốn điều lệ
Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu vượt mốc 70.000 tỷ đồng vốn điều lệ

Vừa qua, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024, các ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn "khủng". Trong đó, Techcombank và ba "ông lớn"...

Tin ngân hàng ngày 30/4: Lợi nhuận ACB giảm, nợ có khả năng mất vốn tăng 21%
Tin ngân hàng ngày 30/4: Lợi nhuận ACB giảm, nợ có khả năng mất vốn tăng 21%

ABBANK tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số; Thu ngân sách nhà nước ước đạt 733,4 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng; Đề xuất quy định áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Vietcombank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17 năm 2024
Vietcombank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17 năm 2024

Sáng 27/4, tại Hội trường Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, Khu đô thị Ecopark, xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance