VnFinance
Thứ ba, 15/04/2025, 16:13 PM

Thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump: Sự kiện rủi ro “Thiên nga đen” hay “Thiên nga xám”

Phân tích rủi ro chính sách là một việc thường xuyên trong quản trị rủi ro. Rủi ro liên quan đến việc Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump công bố chính sánh áp dụng thuế đối ứng đối với các quốc gia trên thế giới và câu hỏi liệu rủi ro này có phải là rủi ro “Thiên nga đen” (Black Swan Risk) là một chủ đề thú vị và cần thiết.

Bài viết này cố gắng làm rõ các khái niệm rủi ro “Thiên nga đen” và “Thiên nga xám” trong mối liên hệ với chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump, từ đó rút ra các bài học và hàm ý đối với tổ chức, doanh nghiệp trong môi trường kinh tế toàn cầu bất định.

Thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump: Sự kiện rủi ro “Thiên nga đen” hay “Thiên nga xám”
(Ảnh minh họa/ Internet)

1. Bối cảnh

Thế giới ngày càng đối mặt với những sự kiện không lường trước - đại dịch, chiến tranh, biến động kinh tế. Trong đó, rủi ro chính sách, đặc biệt là chính sách thương mại, trở thành yếu tố tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng, giá cả, đầu tư và chiến lược doanh nghiệp.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phức tạp, các sự kiện bất định không chỉ đến từ thiên tai hay khủng hoảng tài chính, mà còn xuất phát từ những thay đổi chính sách đột ngột của các quốc gia lớn. Chính sách thuế đối ứng (countervailing duties - CVD) do Tổng thống Donald Trump khởi xướng đã ngay lập tức gây những xáo trộn mạnh, rộng và sâu sắc trong cấu trúc thương mại quốc tế.

Với những hậu quả như thế, về mặt quản trị rủi ro, cần phân biệt hai dạng rủi ro lớn: rủi ro "Thiên nga đen" và rủi ro "Thiên nga xám", để hiểu bản chất và tìm kiếm các giải pháp, làm tăng thêm khả năng ứng phó.

2. Rủi ro “Thiên nga đen” và rủi ro “Thiên nga xám”

Rủi ro “Thiên nga đen”

Theo “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Quản trị rủi ro” (Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng và cộng sự, NXB Lao Động, 2024) tổng hợp các nghiên cứu quốc tế thì rủi ro “Thiên nga đen” (Black Swan) là loại rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược và các mục tiêu sản xuất kinh doanh mặc dù khả năng xảy ra là rất thấp.

Nguồn gốc của thuật ngữ “Thiên nga đen” xuất phát từ một thành ngữ Latin từ thế kỷ thứ 2, dùng để mô tả một sự kiện hiếm gặp, gần như không thể xảy ra. Khi đó, người ta tin rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng và thiên nga đen được cho là không tồn tại như chưa từng được quan sát thấy.

Cụm từ “Thiên nga đen”, thường được sử dụng ban đầu trong thế giới tài chính và sau đó là các lĩnh vự khác, là một sự kiện rất bất ngờ và không thể lường trước. Thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi bởi Nassim Nicholas Taleb, cựu giao dịch viên Phố Wall, người đã viết về khái niệm này trong cuốn sách “Bị lừa bởi sự ngẫu nhiên” năm 2001 của mình.

Có ba thuộc tính xác định của sự kiện “Thiên nga đen”:

Thứ nhất, một sự kiện không thể đoán trước được.

Thứ hai, sự kiện “Thiên nga đen” gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và lan rộng với quy mô lớn, có khi là không giới hạn.

Thứ ba, sau khi sự kiện “Thiên nga đen” xảy ra, mọi người sẽ bắt đầu xem sự kiện đó như một sự kiện có thể dự đoán được (được gọi là sự ​​nhận thức muộn).

Một số ví dụ về sự kiện và rủi ro “Thiên nga đen” đã từng xảy ra như “Thứ Hai đen tối” (“Black Monday”), Sự cố “Dotcom” (The “Dotcom” Crash), vụ tấn công 11/9 (9/11 Attacks), Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (The 2008 Global Financial Crisis), Đại dịch virus Corona COVID-19 (The Coronavirus Pandemic).

Rủi ro “Thiên nga xám”

Thuật ngữ rủi ro "Thiên nga xám" (Grey Swan Risk) là một khái niệm được phát triển như một biến thể từ thuật ngữ "Thiên nga đen". Thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng trong lĩnh vực tài chính và rủi ro sau khi "Thiên nga đen" trở thành một khái niệm nổi tiếng. Từ thập niên 2010, Khái niệm “Grey Swan” bắt đầu được các chuyên gia tài chính, chiến lược và phân tích rủi ro nhắc đến như một cách để phân biệt với các sự kiện không lường trước được (Black Swan).

Một số tổ chức như Deutsche Bank, World Economic Forum, các ấn bản nổi tiếng như The Economist, Nouriel Roubini và các công ty tư vấn rủi ro như Oxford Analytica... đã sử dụng thuật ngữ này trong các báo cáo rủi ro để mô tả các rủi ro dù khó nhưng có thể đoán trước được, thường ở tình trạng ít được quan tâm hoặc chuẩn bị, do chúng được coi là "hiếm" hoặc "khó xảy ra". Đôi lúc được sử dụng để liên hệ với các rủi ro địa chính trị và rủi ro ESG.

Về khái niệm, "Thiên nga xám" (Grey Swan) là các rủi ro ở mức độ nhất định, nếu được quan tâm vẫn có thể lường trước, với bằng chứng hoặc cảnh báo, nhưng bị xem nhẹ hoặc đánh giá sai. Dù ít bất ngờ hơn, "Thiên nga xám" vẫn có khả năng tạo ra xáo trộn lớn về kinh tế, chính trị hoặc xã hội. Các thuộc tính cụ thể:

Thứ nhất, rủi ro "Thiên nga xám" là khả năng mà một sự kiện có xác suất thấp khó xảy ra nhưng không phải không lường trước.

Thứ hai, một sự kiện rủi ro "Thiên nga xám" sẽ gây tác động lớn, gây xáo trộn cả hệ thống.

Thứ ba, rủi ro "Thiên nga xám" thường có cảnh báo từ trước, nhưng bị bỏ qua hoặc bị đánh giá thấp cho đến khi hậu quả trở nên rõ ràng.

Một số ví dụ về rủi ro "Thiên nga xám" có thể kể đến như tác động của Brexit, xung đột quân sự Nga - Ukraine, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung…

3. Thuế đối ứng của Hoa Kỳ là sự kiện rủi ro gì?

Vào ngày 2/4/2025, được Tổng thống Trump gọi là "Ngày Giải phóng" (Liberation Day), khi ông chính thức công bố mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu, cùng với các mức thuế cao hơn đối với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ trong đó có Việt Nam với mức 46% thuộc nhóm các nước có mức thuế đối ứng cao nhất. ​Sau phản ứng mạnh mẽ từ thị trường tài chính và các đối tác thương mại, Chính quyền Trump tạm hoãn một số mức thuế trong 90 ngày, nhưng vẫn duy trì mức thuế 10% cơ bản và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 125%. ​

Để trả lời câu hỏi thuế đối ứng của Hoa Kỳ nói trên là sự kiện rủi ro gì, chúng ta phân tích bối cảnh, các dấu hiệu cảnh báo, đánh giá tác động, hậu quả và các đặc điểm liên quan.

Về bối cảnh, "thuế đối ứng" (reciprocal tax) được Tổng thống Donald Trump sử dụng để mô tả chính sách thuế quan nhằm cân bằng cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác thương mại. Theo quan điểm của ông Trump, nhiều quốc gia áp đặt thuế quan và các rào cản thương mại không công bằng đối với hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ áp dụng mức thuế thấp hơn đối với hàng nhập khẩu từ những quốc gia đó. Do đó, ông đề xuất áp dụng thuế đối ứng, tức là áp đặt mức thuế tương đương với mức thuế mà các quốc gia khác áp dụng đối với hàng hóa của Hoa Kỳ.​

Về mục tiêu, chính sách này bao gồm: (i) Giảm thiểu thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ; (ii) Tăng thu cho ngân sách liên bang; (iii) Làm đòn bẩy trong các kịch bản đàm phán để có các thỏa thuận; (iv) Định vị lại vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.​ Việc áp thuế đối ứng là một trong bộ công cụ chính sách của Tổng thống Trump bên cạnh thuế trừng phạt và các biện pháp phi quan thuế từng đã áp dụng với Trung Quốc từ 2018 với các lý do như trợ cấp không công bằng, mất cân bằng thương mại, đánh cắp công nghệ.

Về hậu quả, chính sách của Tổng thống Trump đã dẫn đến các phản ứng và hậu quả chính như:

  • Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế chỉ trích chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, cho rằng nó có thể dẫn đến chiến tranh thương mại và gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu; ​
  • Các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc áp đặt thuế đối ứng có thể tăng giá hàng nhập khẩu, gián tiếp đẩy làm tăng chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp ngay cả cho Hoa Kỳ, gây ra lạm phát và giảm tăng rưởng kinh tế;
  • Rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các tập đoàn đa quốc gia phải tái định vị sản xuất, gây sốc cho cấu trúc thương mại toàn cầu;
  • Thuế đối ứng dẫn đến sự trả đũa thương mại của quốc gia có nền kinh tế thứ hai trên thế giới là Trung Quốc, một số nước khác cũng cân nhắc biện pháp trả đũa, làm bùng phát chiến tranh thương mại ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu.

Về đặc điểm, ngay từ chiến dịch tranh cử năm 2016, Donald Trump đã xác định chính sách thương mại bảo hộ là trung tâm trong chiến lược phục hồi công nghiệp Mỹ. Sau khi nhậm chức, ông triển khai hàng loạt biện pháp áp thuế - bao gồm cả thuế đối ứng (để chống lại trợ cấp không công bằng từ nước ngoài), thuế trừng phạt theo Mục 301 đối với Trung Quốc, và thuế thép, nhôm theo Mục 232 vì lý do an ninh quốc gia. Có thể nói, chính sách thuế đối ứng của Trump không mang tính bất ngờ tuyệt đối, vì:

  • Đã có tuyên bố chính sách rõ ràng từ trước, có tiền lệ về hệ thống thuế thương mại của Mỹ;
  • Các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp đã cảnh báo rủi ro từ năm 2016-2017 cũng như trong quan điểm tranh cử nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump;
  • Chính sánh này có thể dự đoán được nhưng bị xem nhẹ, đa số các tập đoàn toàn cầu vẫn giữ chuỗi cung ứng có sự phụ thuộc Trung Quốc và các nước đã từng bị ông Trump cảnh báo;
  • Thuế đối ứng của Hoa kỳ có tác động lớn, quy mô hệ thống, toàn cầu, làm thay đổi dòng thương mại, đầu tư, và định hình lại các hiệp định thương mại cả về cấu trúc, nội dung và hình thức;
  • Mang đậm nét tính bất định, khó lường trong chính sách khiến các quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp liên quan khó điều chỉnh kịp.

Như vậy, bước đầu có thể kết luận rủi ro liên quan đến thuế đối ứng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể kết luận là rủi ro chính sách mang đậm nét của một sự kiện rủi ro "Thiên nga xám" hơn là rủi ro "Thiên nga đen".

4. Các bài học và hàm ý quản trị rủi ro

Một số bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro liên quan đến rủi ro chính sách mang đặc điểm rủi ro "Thiên nga xám” có thể bao gồm:

Thứ nhất, luôn để ý các cảnh báo, không được bỏ qua các cảnh báo có khả năng thấp, đặc biệt trong chính sách kinh tế - chính trị do khả năng có thể bị đảo ngược nhanh chóng theo đặc điểm, bối cảnh của đảng cầm quyền

Thứ hai, cốt lõi quản trị rủi ro là nguyên tắc không gì là không thể xảy ra. Những tuyên bố, ý tưởng có thể là thiếu cơ sở, phi logic, mang tính nhiễu loạn vẫn có thể trở thành hiện thực nếu được hậu thuẫn về chính trị, đặc biệt trong bối cảnh nền chính trị hành chính hiện nay như Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thứ ba, tăng cường năng lực xác lập, điều phối chính sách. Chủ động đối thoại và hợp tác thương mại khu vực và song phương, đầu tư vào tự cường kinh tế, coi trọng và cân bằng cấu trúc thị trường bao gồm thị trường trong nước, trong khu vực. Cần kịch bản hóa rủi ro chính sách, không chỉ dựa vào dữ liệu thị trường, mà cần phân tích động lực chính trị, lưu ý các chỉ số cảnh báo rủi ro nhắm phát hiện sớm các tín hiệu “Thiên nga xám”.

Thứ tư, thiết lập mô hình phân tích rủi ro "Thiên nga xám", các tác động trực tiếp và gián tiếp bao gồm mặt tiêu cực và các cơ hội; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, hạn chế phụ thuộc vào một thị trường hoặc nguồn nguyên vật liệu có rủi ro cao; phân tán, tránh rủi ro tập trung; tối ưu chuỗi giá trị, chuỗi liên kết, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong cùng hệ sinh thái doanh nghiệp.

Thứ năm, rủi ro "Thiên nga đen" và "Thiên nga xám" đều gây ra hậu quả lớn, nhưng đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau. Chính sách thuế đối ứng của Donald Trump là một ví dụ điển hình về rủi ro "Thiên nga xám". Việc phân biệt rõ giữa "Thiên nga đen" và "Thiên nga xám" có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng khả năng ứng phó và phục hồi của nền kinh tế, khi chính sách không thể bị coi nhẹ, dù có vẻ “khó xảy ra”. Điều này yêu cầu vai trò và khả năng nhận diện, quản trị rủi ro chính sách trở thành một năng lực thiết yếu của tổ chức, doanh nghiệp.

 

* Tài liệu tham khảo

  • Lê Mạnh Hùng và cộng sự (2024). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Quản trị rủi ro. NXB Lao Động.
  • Taleb, N. N. (2007). The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable. Random House.
  • WTO (2020). World Trade Report: Government Policies and Global Trade.
  • Bown, C. P. (2021). The US–China Trade War and Phase One Agreement. Peterson Institute for International Economics.
  • Autor, D., Dorn, D., & Hanson, G. (2019). “When Work Disappears: Manufacturing Decline and the Falling Marriage-Market Value of Men” American Economic Review.

 

 


Thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump: Sự kiện rủi ro “Thiên nga đen” hay “Thiên nga xám”
Thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump: Sự kiện rủi ro “Thiên nga đen” hay “Thiên nga xám”

Phân tích rủi ro chính sách là một việc thường xuyên trong quản trị rủi ro. Rủi ro liên quan đến việc Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump...

Đa dạng dịch vụ đón mừng Lễ Phục Sinh năm 2025
Đa dạng dịch vụ đón mừng Lễ Phục Sinh năm 2025

Lễ Phục Sinh năm 2025 diễn ra vào Chủ nhật, ngày 20/4, đánh dấu một dịp lễ quan trọng trong năm của cộng đồng Kitô giáo. Tại Việt Nam, dịp lễ này không chỉ mang...

OPEC điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu
OPEC điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu

OPEC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2025, viện dẫn căng thẳng thương mại leo thang và các chỉ số kinh tế yếu hơn dự kiến.

Giá dầu hôm nay (15/4): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch
Giá dầu hôm nay (15/4): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch

Giá dầu thế giới hôm nay (15/4) tăng nhẹ khi thị trường được thúc đẩy bởi các thông tin miễn trừ thuế quan mới được Tổng thống Donald Trump đưa ra. Trung Quốc đã phục...

Sự mâu thuẫn trong chính sách năng lượng và giá dầu của ông Trump
Sự mâu thuẫn trong chính sách năng lượng và giá dầu của ông Trump

Tổng thống Donald Trump luôn nhấn mạnh mục tiêu cắt giảm giá năng lượng như một phần trong chương trình nghị sự chung nhằm giải quyết tình trạng lạm phát kéo dài do chính quyền...

Tác động nghịch lý từ giá dầu rẻ
Tác động nghịch lý từ giá dầu rẻ

Giá “vàng đen” giảm có tác động như thế nào đến tiêu thụ và sản lượng dầu? Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch liệu có bị trì hoãn bởi dầu giá rẻ?

Khí đốt Nga làm suy yếu cân bằng thị trường LNG Mỹ?
Khí đốt Nga làm suy yếu cân bằng thị trường LNG Mỹ?

Theo Wood Mackenzie, một thỏa thuận hòa bình bền vững tại Ukraine có thể dẫn đến việc Nga cung cấp khí đốt trở lại cho châu Âu. Sự kiện này có thể làm xáo trộn...

Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giữ sắc đỏ
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giữ sắc đỏ

Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giữ sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm mạnh;...

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (10/4) được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp.

Trung Quốc 'trả đũa' áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ
Trung Quốc "trả đũa" áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc sẽ áp mức thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ bắt đầu từ 10/4, tăng so với mức 34% được công bố trước đó, theo thông báo từ Bộ Tài chính Trung Quốc...

Rối loạn thị trường: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Rối loạn thị trường: Giá dầu sẽ đi về đâu?

Đây là câu hỏi được nhóm phân tích của Stratas Advisors đặt ra trong báo cáo mới gửi đến AFP.

VPI dự báo giá xăng dầu giảm rất mạnh 6,5 - 8,6% trong kỳ điều hành ngày 10/4
VPI dự báo giá xăng dầu giảm rất mạnh 6,5 - 8,6% trong kỳ điều hành ngày 10/4

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 10/4/2025, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ...

Ông Trump muốn xóa sổ Văn phòng Năng lượng Sạch
Ông Trump muốn xóa sổ Văn phòng Năng lượng Sạch

Bộ Năng lượng Mỹ đang lên kế hoạch giải thể Văn phòng Năng lượng Sạch – cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các dự án năng lượng sạch trị giá hàng chục tỷ USD...

Thị trường dầu mỏ toàn cầu chao đảo vì “4 cú đánh” liên tiếp
Thị trường dầu mỏ toàn cầu chao đảo vì “4 cú đánh” liên tiếp

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang hứng chịu áp lực nặng nề khi liên tục đối mặt với bốn yếu tố tiêu cực, theo phân tích của ông Ole R. Hvalbye – chuyên gia...

Ngành dầu khí Mỹ bị ảnh hưởng gì trước sức ép từ thuế quan của ông Trump?
Ngành dầu khí Mỹ bị ảnh hưởng gì trước sức ép từ thuế quan của ông Trump?

Các công ty dịch vụ dầu khí của Mỹ đang chuẩn bị đối mặt với nhiều thách thức mới khi chính sách áp thuế của Tổng thống Donald Trump đe dọa làm gián đoạn chuỗi...

Giá dầu có nguy cơ trở về mốc 60 USD
Giá dầu có nguy cơ trở về mốc 60 USD

Thị trường dầu mỏ đang trải qua giai đoạn đầy biến động. Mức giá 80 USD/thùng từng được kỳ vọng hồi đầu năm nay giờ đây trở nên xa vời, khi giá dầu trượt xuống...

Chính sách thuế mới của ông Trump khiến giá LNG giao ngay ở châu Á xuống thấp
Chính sách thuế mới của ông Trump khiến giá LNG giao ngay ở châu Á xuống thấp

Vào thứ Sáu tuần này, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á xuống mức thấp nhất trong gần 6 tháng qua, trong bối cảnh thị trường toàn cầu chao đảo...

Vì sao dầu khí được miễn trừ thuế nhập khẩu vào Mỹ?
Vì sao dầu khí được miễn trừ thuế nhập khẩu vào Mỹ?

Giữa làn sóng thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố, có một chi tiết quan trọng nhưng ít được chú ý: Các mặt hàng năng lượng được miễn trừ.

Thuế quan mới của ông Trump: Cú sốc lớn đối với ngành dầu mỏ vùng Vịnh
Thuế quan mới của ông Trump: Cú sốc lớn đối với ngành dầu mỏ vùng Vịnh

Tuyên bố về “Ngày Giải phóng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2/4 đã gây chấn động thị trường toàn cầu, đánh dấu một bước leo thang mạnh mẽ trong căng thẳng thương...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance