Tin bất động sản nổi bật trong tuần: Lâm Đồng siết tình trạng hiến đất làm đường nhằm mục đích phân lô
Lâm Đồng siết tình trạng hiến đất làm đường nhằm mục đích phân lô; Hoà Bình công khai danh sác dự án “ma” và các dự án chưa đủ điều kiện mở bán; Thủ tướng chấp thuận đầu tư 'siêu' dự án gần 25.000 tỷ đồng tại Vân Đồn… là những thông tin bất động sản nổi bật trong tuần qua.
Chấp thuận đầu tư 'siêu' dự án gần 25.000 tỷ đồng tại Vân Đồn
Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Mombay Vân Đồn tương tác hoạt động du lịch.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 24.883 tỷ đồng và được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu. Địa điểm thực hiện dự án là khu vực Ao Tiên, xã Hạ Long, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Mục tiêu của dự án là xây dựng mới đồng bộ tổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn.

Đầu tư và kinh doanh đa dạng hóa các cơ sở lưu trú, loại hình lưu trú và dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí chất lượng cao; đầu tư, kinh doanh khu đô thị có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, văn minh, hiện đại. Trong đó, sản phẩm nhà ở của dự án sẽ gồm: biệt thự (236 căn), nhà phố - nhà liền kề (257 căn), nhà ở chung cư cao tầng (2.614 căn).
Dự án có quy mô khách lưu trú khoảng 3.000 người/ngày và quy mô dân số là 9.800 người. Diện tích thuộc phạm vi dự án là 299,64 ha, trong đó, diện tích đất liền là 279,54 ha và diện tích khu vực biển là 20,1 ha.
Thời hạn hoạt động của dự án tối đa là 70 năm. Tiến độ thực hiện dự án trong vòng 9 năm, tính từ quý II/2022 đến hết quý IV/2030.
Công khai danh sách vi phạm đất đai tại Hà Giang và Đồng Nai
Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) vừa công bố công khai tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hà Giang và Đồng Nai.
Cụ thể, tại tỉnh Hà Giang có 7 trường hợp đang vi phạm pháp luật về đất đai được công khai. Đầu tiên là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Phú, có địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại tổ 5, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang. Theo Kết luận thanh tra của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, doanh nghiệp này đã có hành vi lấn chiếm 49.424 m2 đất.
Các doanh nghiệp còn lại cùng vi phạm pháp luật về đất đai do không sử dụng đất trong thời gian dài, bao gồm: Công ty Cổ phần Lâm Sinh Hà Giang, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại các xã Trung Thành, Minh Ngọc (huyện Vị Xuyên) và xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang; Hợp tác xã Ngàn Hoa và Hợp tác xã Dịch vụ Hoàng Bách, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại huyện Vị Xuyên; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yên Bình, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại xã Tân Thành, huyện Bắc Quang; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linh Quý, địa chỉ sử dụng đất có vi phạm tại dự án trồng rừng sản xuất tại Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên; Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn.
Tại tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cũng đã rà soát và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố công khai 4 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai (đợt 1 năm 2022) do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng.
Cụ thể, dự án tổng kho xăng dầu xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch của Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu COMECO với tổng diện tích 20 hécta; Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạch và sản xuất phân hữu cơ tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại xây dựng Đa Lộc; dự án Khu dân cư, dịch vụ và cù lao Tân Vạn tại thành phố Biên Hòa của Công ty Cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa - Á Châu; dự án xây dựng xưởng sản xuất tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gốm mỹ nghệ Hồng Hưng 2, tại phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa.
Hoà Bình công khai 8 dự án “ma” và 25 dự án chưa đủ điều kiện mở bán
Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình vừa công khai danh sách 8 dự án “ma”, chưa được cấp phép đầu tư; 25 dự án chưa đủ cơ sở pháp lý, không đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản; 6 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và 18 dự án đủ điều kiện mở bán…
Theo đó, 8 dự án “ma”, không có trên địa bàn, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chưa đủ cơ sở pháp lý, không đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản, cụ thể gồm:
Dự án Green Oasis Hòa Bình - Huyện Lương Sơn; Dự án Beverly Hill - Huyện Lương Sơn; Dự án Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp - Huyện Lương Sơn; Dự án Mountain Villa – Huyện Lương Sơn; Dự án Sun Legend Villa – Đà Bắc Ecolodge - Huyện Đà Bắc; Dự án Kai Village Resort - Cầu Mè, xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình; Dự án Ohara Villas &Resort - Xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình; Dự án The Moon Village - Xã Yên Quang, thành phố Hòa Bình.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình cũng công khai 25 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án, cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.
Trong đó, địa bàn TP. Hòa Bình có 18 dự án, huyện Lương Sơn có 6 dự án và huyện Yên Thủy có 1 dự án. Đáng chú ý, trong danh sách này có tới 03 dự án do tập đoàn GELEXIMCO làm chủ đầu tư. Tập đoàn IUC cũng có 02 dự án, bao gồm: Khu nhà ở nghỉ dưỡng và dịch vụ tổng hợp tại Tiểu khu 1 và Tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn, và Khu dân cư tại Tiểu khu I, thị trấn Lương Sơn.
Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng công bố 6 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất và 18 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đã đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản.
Lâm Đồng siết tình trạng hiến đất làm đường nhằm mục đích phân lô
Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 883/UBND-ĐC ngày 15/2 về việc xử lý kết quả tổng hợp việc hiến đất, mở đường nhằm mục đích phân lô, tách thửa của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao các huyện trên địa bàn yêu cầu người dân tạm dừng việc san lấp mặt bằng, thi công công trình và không được làm cổng, rào chắn đối với đường đã thi công trên diện tích đã hiến làm đường.
Đồng thời, tỉnh cũng giao UBND các huyện, yêu cầu các hộ tạm dừng việc san lấp mặt bằng, thi công công trình và không được làm cổng, rào chắn đối với đường đã thi công trên diện tích đã hiến làm đường, bàn giao cho địa phương quản lý làm đường công cộng.

Bên cạnh đó, các huyện cũng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất nhận hiến, trả lại đất để mở đường, san lấp mặt bằng, phân lô trên địa bàn tỉnh, đối chiếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch về nông thôn mới, xem xét xử lý theo đúng quy định (nếu có) hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị các địa phương rà soát, lập quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng và Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 1/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.
Bộ Xây dựng yêu cầu Xử lý nghiêm việc sử dụng nhà ở xã hội sai mục đích
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, TP về việc chỉ đạo các Sở ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, trong thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về một số tồn tại, bất cập, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội tại một số địa phương như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk...
Cụ thể về đối tượng được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng; chủ đầu tư, khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; việc sử dụng căn hộ không đúng mục đích...
Để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở xã hội nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Cụ thể về các phương diện như: xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định trên địa bàn quản lý; quản lý, sử dụng nhà ở xã hội của các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn nhằm xác định các trường hợp bán lại, cho thuê, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và việc tự ý thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; việc lập dự toán, xác định giá bán và giá bán thực tế của các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm.
TIN LIÊN QUAN
-
Tin bất động sản ngày 18/2: Thanh Hóa Phê duyệt quy hoạch 2 khu công nghiệp quy mô 1.349 ha
-
Tin bất động sản ngày 17/2: Đồng Nai dự kiến xây dựng 6.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2022
-
Tin bất động sản ngày 16/2: Công khai danh sách vi phạm đất đai tại Hà Giang
-
Tin bất động sản ngày 15/2: Hải Phòng sắp khởi công Trung tâm Hành chính quy mô 324ha
-
Tin bất động sản ngày 14/2: Năm 2022, Bình Dương dự kiến thu hút 120 dự án vào các khu công nghiệp
Bất động sản TPHCM vẫn thiếu hụt nguồn cung, phân khúc cao cấp lên ngôi
Trong buổi họp báo ngày 16/7, Savills Việt Nam công bố thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh trong quý 2/2025 tiếp tục đối mặt với tình trạng...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Khánh Hòa tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị 5.800 tỷ đồng
Cầu Hoàng Gia chính thức thông xe, bất động sản đảo Vũ Yên bước vào chu kỳ tăng giá mới; Khánh Hòa tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị 5.800 tỷ đồng;...
Quy trình, thủ tục cấp sổ đỏ mới theo mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
So với trước đây, việc cấp sổ đỏ lần đầu thường phải trải qua ít nhất hai cấp, thì nay quy trình này sẽ được rút gọn, thực hiện tại một cấp duy nhất...
Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà ở tại TPHCM?
Sở Xây dựng TPHCM cho rằng để góp phần kiểm soát và điều chỉnh giá nhà, cần sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía. Chính quyền địa phương cần có giải pháp tăng nguồn...
Thị trường BĐS TP. HCM: 70% số lượng nhà ở ra thị trường hàng năm là hàng cao cấp, 90 triệu đồng/m2
Theo HoREA, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và cả nước vẫn còn một số khó khăn trong năm 2025, nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/7: Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn
Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn; Nguồn cung nhà ở tại TP HCM tăng mạnh; Loạt siêu dự án của “ông lớn” Vingroup, Sunshine Group, Lotte,...
"Chuồng cọp" ở chung cư cũ: Đừng để khi có rủi ro mới "ra quân" giải quyết
Những “chuồng cọp” được lắp đặt ở các chung cư cũ tưởng như sẽ mang đến lợi ích nhưng thực chất lại trở thành mối nguy đối với cư dân...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/7: Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược; Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng...
"Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
Khu vực Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh thuộc Bình Dương cũ...
Phường Bãi Cháy “chơi lớn” bắn pháo hoa ba tối mỗi tuần
Hàng nghìn khán giả đổ về bãi biển trục Quảng trường Sun Carnival, Vịnh Pháo hoa, Sun Elite City đêm 11& 12/7, vỡ oà trong màn pháo hoa...
Bất động sản Hải Phòng nóng trở lại: Tái hiện “thời vàng son” như TP.HCM 15 năm trước?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, bất động sản Hải Phòng được đánh giá là điểm sáng, mang nhiều điểm tương đồng với...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 13/7: Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu
Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu; Sân bay Long Thành “chạy nước rút” hoàn thành những hạng mục cuối cùng;...
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm “chuồng cọp” tại chung cư
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm tình trạng cơi nới, “chuồng cọp”… tại các chung cư nhằm đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác thoát nạn,...
TPHCM còn bao nhiêu chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm chưa được di dời?
Ngày 10/7, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư...
Thương phố nhà vườn 120m² Vinhomes Wonder City: Đón sóng Metro, đón dòng tiền bền vững
Vinhomes Wonder City là một trong những dự án hiếm hoi phát triển theo mô hình TOD hiện đại, gắn tuyến Metro số 4, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững...
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách về đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để phù hợp thực tiễn, tăng cường quản lý...
Cẩn trọng trước những lời mời gọi mua đất lập làng, lập "cộng đồng thiện lành"
Trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn liên quan đến bất động sản, một số cá nhân tự “vẽ” ra những dự án, kêu gọi cùng mua,...
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Xem nhiều




