Tin doanh nghiệp nổi bật tuần qua: Thay đổi cơ cấu cổ đông tại HBS, FLC bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao
Tin doanh nghiệp nổi bật tuần qua: Thay đổi cơ cấu cổ đông tại HBS; Biến động cổ đông lớn tại XHC; FLC: Bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao; Giao dịch nội bộ 18 triệu cổ phiếu tại PDR; Tasco lên kế hoạch chi hơn 600 tỷ đồng vào công ty bảo hiểm; ASA thông qua phương án huỷ 7 triệu cổ phiếu đang lưu hành; PNJ dự kiến phát hành 82 triệu cổ phiếu là những thông tin nổi bật đáng chú ý trong tuần.
Biến động cổ đông lớn tại XHC
Trong 2 phiên 15 và 16/12, ông Đào Đức Chính đã mua 2,05 triệu cổ phiếu của CTCP Xuân Hòa Việt Nam (UPCoM: XHC) tăng sở hữu từ 596.800 cổ phiếu (2,83%) lên mức 2,65 triệu cổ phiếu, chiếm 12,56% vốn, trở thành cổ đông lớn của XHC.

Bên cạnh đó, ông Vương Xuân Hùng rời ghế cổ đông lớn của XHC sau khi bán 500.000 cổ phiếu trong phiên 14/12, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,93% (1,25 triệu cổ phiếu) xuống còn 3,56% (750.300 cổ phiếu).
Biến động cổ đông lớn tại XHC diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu hồi phục từ đáy, tăng 63% sau 8 tháng, lên mức 33.000 đồng/cp.
Thay đổi cơ cấu cổ đông tại HBS
Ông Lê Đình Dương - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HNX: HBS) thông báo đã mua thành công 5 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 28/11-20/12/2022 và trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu lên đến 15,15%.
Trước đó ông Nguyễn Anh Đức, Uỷ viên HĐQT, cũng mới chi 29 tỷ đồng mua xong 5,8 triệu cổ phiếu với giá bình quân 5.000 đồng/cổ phiếu. Cả ông Lê Đình Dương và Nguyễn Anh Đức đều là các tân lãnh đạo mới được bầu bổ sung vào HĐQT công ty tại Đại hội cổ đông bất thường vừa qua.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hải báo cáo không còn là cổ đông của HBS kể từ ngày 20/12 sau khi bán toàn bộ 5 triệu cổ phiếu HBS đang nắm giữ.
Trước đó bà Lê Thị Thanh Nhàn, một cổ đông, vừa bán ra toàn bộ 4,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 13,03%).
Cổ phiếu HBS hiện vẫn duy trì giao dịch quanh vùng giá 5.300 đồng/cổ phiếu.
FLC bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao
Tập đoàn FLC vừa công bố nghị quyết ngày 21/12 của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm bà Trần Thị Hương giữ chức Phó Tổng Giám đốc từ ngày 22/12/2022.
Bà Trần Thị Hương là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Northumbria, Newcastle Upon Tyne, Anh; Cử nhân Kinh doanh Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Ban Điều hành của FLC hiện có 9 người gồm Tổng Giám đốc Bùi Hải Huyền, các Phó Tổng Giám đốc: Đàm Ngọc Bích, Trần Thế Anh, Lê Thị Trúc Quỳnh, Đặng Thị Lưu Vân, Đỗ Việt Hùng, Lê Doãn Linh, Nguyễn Chí Công và bà Trần Thị Hương mới được bổ nhiệm.
Trước khi đảm nhận vai trò Phó Tổng Giám đốc của FLC, bà Hương từng giữ vị trí Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS); Giám đốc Nhân sự CTCP Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng; Trưởng ban Nhân sự Tập đoàn FLC …
Hiện nay, bà Hương đang là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes (Mã: FHH). Bà Hương được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc FLCHomes từ ngày 3/2/2020, tức là đã được gần ba năm.
Giao dịch nội bộ 18 triệu cổ phiếu tại PDR
Theo báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ từ CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR), Tổng Giám đốc Công ty ông Bùi Quang Anh Vũ đã mua thành công hơn 18 triệu cổ phiếu theo hình thức khớp lệnh.
Công bố thông tin trước đó, ông Bùi Quang Anh Vũ đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu, thời gian giao dịch dự kiến từ 24/11 đến 23/12/2022. Kết thúc thời gian đăng ký, ông Vũ đã mua vào thành công 18,01 triệu cổ phiếu PDR. Tính theo mệnh giá, ông Vũ đã chi hơn 180 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên.
Sau giao dịch, ông Vũ hiện nắm giữ hơn 21 triệu cổ phiếu PDR, nâng tỷ lệ sở hữu lên 3,16%. Lý do ông Vũ không mua đủ số lượng 20 triệu cổ phiếu như đăng ký là vì thay đổi kế hoạch tài chính.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần ngày 23/12, cổ phiếu PDR dừng lại ở mức 13.050 đồng/cp.
Tasco lên kế hoạch chi hơn 600 tỷ đồng vào công ty bảo hiểm
Hội đồng quản trị CTCP Tasco (Mã: HUT) vừa thông qua việc góp thêm hơn 612 tỷ đồng cho Công ty TNHH Bảo hiểm Tasco (TIC) nhằm tăng vốn điều lệ từ 405 tỷ đồng lên 1.017 tỷ đồng. Thời điểm tăng vốn dự kiến trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận nguyên tắc cho phép TIC được tăng vốn điều lệ theo phương án trên.
Theo kế hoạch công bố tháng 10, Tasco sẽ phát hành tổng cộng hơn 116 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành 10.000 đồng/cp, tỷ lệ phát hành 3:1. Trong tổng số tiền thu được, Tasco sẽ dùng 612 tỷ đồng để góp vốn vào công ty bảo hiểm trong quý I năm sau.
Bảo hiểm Tasco là công ty do Tasco sở hữu 100% vốn, được Tasco mua lại từ Bảo hiểm Tổng hợp Groupama Việt Nam (100% vốn nước ngoài). Công ty này được cấp phép hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 với trụ sở đặt tại TP HCM, ông Yu Yi Fang giữ chức chủ tịch và bà Phạm Thị Ngọc Hương là Tổng Giám đốc.
ASA thông qua phương án huỷ 7 triệu cổ phiếu đang lưu hành
Ngày 23/1/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và CTCP ASA (Mã ASA - UPCoM) cũng đã thông qua phương án huỷ 7 triệu cổ phiếu ASA của CTCP ASA.
Theo đó, ASA sẽ huỷ 7 triệu cổ phiếu; đối tượng hủy là cổ đông hiện hữu của công ty tại ngày 24/1/2022; tỷ lệ huỷ 100:70 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ bị huỷ 70 cổ phiếu).
Các cổ đông hiện hữu bị hủy cổ phiếu ASA là người bị thiệt hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại doanh nghiệp này và các đơn vị liên quan. Các cổ đông bị thiệt hại sẽ được ông Nguyễn Văn Nam – cựu Chủ tịch HĐQT kiêm cựu Giám đốc và các cá nhân có liên quan bồi thường.
ASA được niêm yết và chính thức giao dịch trên HNX kể từ năm 2012. Nửa cuối tháng 1/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Nam - cựu Giám đốc CTCP ASA - để điều tra về hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA - tương đương 70 tỷ đồng.
Cổ phiếu ASA bị HNX hủy niêm yết từ ngày 13/06/2019 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào Thứ Sáu hàng tuần) do tổ chức đăng ký giao dịch có chứng khoán bị hủy niêm yết.
PNJ dự kiến phát hành 82 triệu cổ phiếu
PNJ dự kiến phát hành hơn 82 triệu cổ phiếu với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt hơn 820 tỷ đồng.
Ngày 30/12 tới đây, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã CK; PNJ) sẽ chốt ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 3:1, tương ứng cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần là 400 tỷ đồng và lợi nhuận để lại hơn 420 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2021 theo BCTC riêng năm 2021 đã được kiểm toán.
Số cổ phiếu phát hành cho cán bộ nhân viên sở hữu cổ phiếu ESOP còn trong thời gian hạn chế chuyển nhượng sẽ bị hạn chế chuyển nhượng, trong khi số lượng cổ phiếu phát hành cho các cổ đông hiện hữu còn lại sẽ được tự do chuyển nhượng.
Sau khi hoàn tất kế hoạch trên, vốn điều lệ của PNJ sẽ tăng từ hơn 2.462 tỷ đồng lên 3.283 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu PNJ kết phiên 23/12 dừng ở mức 108.600 đồng/cp, tương ứng tăng 16% kể từ đầu năm.
-
Tin bất động sản ngày 23/12: Lâm Đồng thu hồi 8,7 triệu m2 đất để thực hiện 169 dự án đầu tư
-
Tin ngân hàng ngày 23/12: Đà Nẵng khuyến cáo hạn chế dùng tiền mặt
-
Các dự án tỷ USD trục Nhật Tân - Nội Bài khởi công rầm rộ giờ ra sao?
-
Kiến nghị nới chuẩn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người mua nhà
-
Chia nhỏ giá trị bất động sản: Kênh 'chọn mặt gửi vàng' cho nhà đầu tư
-
Đầu tư IDJ Việt Nam huỷ kế hoạch phát hành 173 triệu cổ phiếu
-
Chủ tịch Phát Đạt lại bị bán giải chấp 3,5 triệu cổ phiếu PDR
-
[Ảnh] Toàn cảnh Trung tâm R&D được đích thân Chủ tịch sang khánh thành và cơ ngơi tỷ USD của Samsung tại Việt Nam
TIN LIÊN QUAN
-
Tiền vào thị trường "mất hút", giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống dưới 7.000 tỷ đồng
-
“Người cần bán đã hạ giá, thậm chí giảm sâu nhưng sao người mua cứ hỏi mãi mà không xuống tiền”
-
Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: NHNN sẽ xử lý những ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất
-
Tin bất động sản nổi bật trong tuần: Hà Nội kiên quyết thu hồi dự án đối với chủ đầu tư năng lực kém
Vietnam Airlines thực sự lâm nguy?
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa có văn bản gửi Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines ...
Một công ty bất động sản chỉ còn vỏn vẹn 3 tỷ tiền mặt và tiền gửi
Được biết, 2022 là năm TDH có sự thay đổi thượng tầng sau lùm xùm với ban lãnh đạo cũ cũng như nợ thuế. Tại ĐHĐCĐ đầu năm nay,...
6 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu
Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định về việc thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 6 doanh nghiệp trên cả nước.
Sự thật đằng sau tuyên bố của bầu Đức rằng heo ăn chuối và trái cây đã đưa HAGL thoát cửa tử?
Bầu Đức tuyên bố 'Hoàng Anh Gia Lai đã thoát cửa tử'. Số liệu cũng cho thấy lợi nhuận trước thuế HAGL năm 2022 đạt 1.181 tỷ đồng, lần đầu tiên lấy lại mốc 1.000tỷ...
Công ty nhà người ta: FPT Telecom hỗ trợ nhân viên vay mua nhà - tậu xe với lãi suất chỉ từ 4%, chưa bằng...
Chính sách này vừa được Tổng giám đốc FPT Telecom phê duyệt và có hiệu lực từ 1/2.
Pomina (POM) báo lỗ nặng nhất ngành thép năm 2022, chị gái Chủ tịch HĐQT muốn thoái sạch vốn
Tạm tính tại mức thị giá POM hiện tại, số tiền chị gái Chủ tịch Pomina có thể thu về vào khoảng 13,7 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp chủ chốt nhóm VN30 lời lãi ra sao trong quý 4/2022?
Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp giảm khoảng 9.000 tỷ so với thực hiện trong quý 3 trước đó và sụt 6.400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Vietjet Air lỗ 2.359 tỷ đồng quý 4/2022
Lũy kế cả năm 2022, Vietjet Air lỗ 2.171 tỷ đồng.
Đem tiền đầu tư chứng khoán, loạt doanh nghiệp “tay ngang” ngậm ngùi ôm lỗ, “tay chơi” mới còn vào ngay đỉnh
Thị trường chứng khoán có những đặc thù riêng với nhiều biến động mạnh và khó lường. Do đó, kiếm lời từ kênh đầu tư này...
8 vướng mắc cần được tháo gỡ của doanh nghiệp thủy sản
Lạc quan trước những thành công đạt được trong năm 2022, cộng đồng doanh nghiệp (DN) thủy sản vẫn đối mặt với nhiều vướng mắc...
Tập đoàn Bảo Việt: Hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, nợ vay giảm
Năm 2022, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Đặc biệt, số dư nợ dài hạn tại Bảo Việt vượt quá tài sản dài hạn hơn 63.483 tỷ...
Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt khiến một DN họ FLC thất thoát 90% doanh thu, lỗ kỷ lục 127 tỷ trong quý 4
Tổng doanh thu quý 4 của FLC Stone sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt trong năm 2022 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thao túng...
Ra mắt Heo ăn chay và tuyên bố “chơi lớn” với mảng heo, BaF của đại gia Trương Sỹ Bá “suýt” lỗ trong quý 4/2022...
Nhờ phát sinh khoản lợi nhuận khác cao với 18 tỷ đồng, BAF “thoát lỗ” với hơn 6,7 tỷ LNST trong quý 4. Đây là khoản lãi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định...
Ngược dòng tăng 40% ngày thị trường giảm sâu, kỳ lân VNG lỗ kỷ lục 1.315 tỷ đồng năm 2022
Năm 2022, VNG lỗ trước thuế 943 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.315 tỷ đồng, lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 858 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu...
Năm 2022, Tập đoàn THACO đóng góp 65% vào ngân sách tỉnh Quảng Nam
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, trong năm 2022, Quảng Nam thu ngân sách hơn 33 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn THACO đã đóng góp hơn 24.600 tỷ đồng, tương đương khoảng 65% vào ngân sách của tỉnh.
Sabeco thu gần trăm tỷ đồng mỗi ngày
Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố BCTC hợp nhất quý IV 2022 với doanh thu thuần đạt 10.029 tỷ đồng, tăng mạnh so với ba quý đầu năm.
Kinh Bắc (KBC) báo lỗ kỷ lục 482 tỷ đồng quý IV/2022
Trong quý 4 2022,Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Kinh Bắc - Mã chứng khoán: KBC) ghi nhận doanh thu âm 331,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2021 đạt 1.169,35 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, quý 4 2022 KBC lỗ ròng kỷ lục 482 tỷ đồng và cũng là quý thua lỗ lịch sử của Kinh Bắc.
Mắc sai phạm, hàng loạt điểm kinh doanh của hệ thống cầm đồ F88 bị xử phạt
Hàng loạt điểm kinh doanh của F88 tại Thanh Hóa đã lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoat động kinh doanh không đầy đủ; nhận cầm cố tài sản...
Cập nhật BCTC quý 4 ngày 2/1: Lộ diện công ty có doanh thu âm lớn nhất thị trường và DN lỗ lớn nhất
Sát hạn kết thúc mùa, thêm Sunshine Homes, Pomina, Savico, Tân Tạo, ... công bố BCTC quý 4