Tin ngân hàng ngày 27/7: 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được tín dụng chính thức
6 tháng đầu năm, Sacombank lãi trước thuế hơn 2.900 tỷ đồng, tăng gần 20%; Prudential Việt Nam nhận 2 giải thưởng cho kênh phân phối qua hợp tác ngân hàng;...
75% doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được tín dụng chính thức
Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo Thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào ngày 26/7.
![]() |
Bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết, chỉ khoảng 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn tài chính chính thống. 75% còn lại phải tiếp cận từ các nguồn khác như từ bạn bè, gia đình và vay ngoài ngân hàng.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn chính thống từ các ngân hàng là do, năng lực tài chính của các chủ doanh nghiệp chưa cao do hạn chế về quản lý dòng tiền, về minh bạch chứng từ, báo cáo tài chính. Cùng với đó, doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn ngân hàng do liên quan đến tài sản đảm bảo, về phương án kinh doanh khả thi, lịch sử trả nợ và các điều kiện, thủ tục vay vốn khác.
Trước nhu cầu và sự cần thiết này, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với USAID thông qua Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa” (LinkSME), triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 cùng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực nhằm tăng cường năng lực tiếp cận các nguồn tài chính đa dạng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kết quả, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, gần 400.000 doanh nghiệp đã được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số, hơn 600 doanh nghiệp được đánh giá mức độ sẵn sàng và 100 doanh nghiệp được tư vấn hỗ trợ chuyên sâu về chuyển đổi số
Cục Phát triển doanh nghiệp và Dự án USAID LinkSME cũng đã triển khai đào tạo về tiếp cận và xây dựng chiến lược tài chính cho hơn 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, 14 doanh nghiệp đã được tư vấn chuyên sâu về tái cấu trúc các khoản nợ và tiếp cận tài chính với khoản vay được phê duyệt lên tới 5 triệu USD.
6 tháng đầu năm, Sacombank lãi trước thuế hơn 2.900 tỷ đồng, tăng gần 20%
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank ) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, trong 6 tháng qua, mặc dù đối mặt với bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, Sacombank vẫn duy trì kết quả hoạt động tốt, giữ được đà tăng trưởng ổn định.
Lợi nhuận trước trích lập Đề án của Sacombank đạt hơn 10.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tập trung tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí Đề án, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.900 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước và đạt 55,1% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Các chỉ số an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định và cải thiện tích cực, đặc biệt là hệ số CAR luôn duy trì trên mức 9%, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu an toàn hoạt động và khai thác hiệu quả nguồn vốn.
Quy mô hoạt động của Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ, tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 551.000 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 493.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với đầu năm. Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, hơn 12.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,22% (từ mức 1,47% hồi đầu năm). Chỉ số ROA, ROE tăng trưởng tích cực, lần lượt đạt mức 0,77% và 11,86%.
Tổng thu nhập tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 11.200 tỷ đồng. Trong đó, thu dịch vụ tăng gần 85% với sự đóng góp lớn từ mảng dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng điện tử. Hiệu suất lao động được cải thiện, tỷ lệ CIR đạt mức 48,3%, giảm 8% so với cùng kỳ.
Prudential Việt Nam nhận 2 giải thưởng cho kênh phân phối qua hợp tác ngân hàng
Mới đây, Prudential Việt Nam đã liên tiếp đón nhận hai tin vui khi được Global Business Outlook (GBO) và International Finance Magazine (IFM) – hai tạp chí hàng đầu tại Anh Quốc trao 2 giải thưởng.
Đó là giải thưởng “Công ty Bancassurance tốt nhất” năm 2022 tại Việt Nam nhằm ghi nhận sự phát triển cho kênh phân phối bảo hiểm thông qua hợp tác ngân hàng.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm phân phối qua kênh hợp tác ngân hàng (bancassurance) năm 2021 chiếm khoảng 39% tổng doanh thu khai thác mới. Tại Việt Nam, Prudential là doanh nghiệp tiên phong đưa mô hình này vào hoạt động phân phối bảo hiểm.
Tính đến năm 2022, kênh Bancassurance của Prudential Việt Nam đã có 20 năm hoạt động, luôn dẫn đầu thị trường phân phối bảo hiểm qua kênh này với mức tăng trưởng tốt qua từng năm. Đến nay, Prudential Việt Nam có quan hệ hợp tác đồng thời với 7 ngân hàng, gồm: UOB, Standard Chartered, Shinhan Bank, PVcomBank, SeABank, MSB và VIB. Bất chấp những thách thức do COVID-19 gây ra vừa qua, Prudential đã kết thúc năm 2021 với nhiều thành tích giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường Bancassurance Việt Nam, tăng trưởng 18% so với năm 2020 và đạt được 2.906 tỷ đồng APE, chiếm hơn 50% tổng doanh thu của Prudential Việt Nam.
Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 17.300 tỷ đồng
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2 với lợi nhuận trước thuế 17.373 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, tăng 28% so với cùng kỳ.
![]() |
Như vậy, tính đến thời điểm này Vietcombank tạm thời giữ vị trí "quán quân" về con số lợi nhuận. Ngân hàng này còn gây chú ý khi nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên hơn 500%, cao nhất từ trước đến nay.
Riêng trong quý 2, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng gấp rưỡi lên 7.423 tỷ đồng với động lực tăng trưởng đến từ nhiều mảng. Trong khi thu nhập lãi thuần tăng khiêm tốn 15,3% thì các mảng dịch vụ, ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư, kinh doanh... đều tăng mạnh từ hơn 49% trở lên.
Tăng trưởng lợi nhuận một phần đến từ việc ngân hàng cắt giảm hơn 15% chi phí dự phòng rủi ro từ 3.225 tỷ đồng xuống 2.733 tỷ đồng trong quý 2 (luỹ kế 6 tháng giảm 9%).
Tính đến 30/6, tổng tài sản của Vietcombank tăng mạnh 13,3% lên 1,6 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng này tăng tới 14,6% so với đầu năm lên 1,1 triệu tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành (9,35%).
Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank tăng 5,3% lên hơn 1,19 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 402.345 tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm. Tiền gửi vốn chuyên dùng lại giảm 64% xuống 11.326 tỷ đồng, tiền gửi ký quỹ tăng 49% lên 9.416 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng đạt 35,4%, giảm nhẹ so với mức 35,7% hồi đầu năm.
Lũy kế 6 tháng, lĩnh vực thế mạnh kinh doanh ngoại hối của Vietcombank thu về lợi nhuận gần 3.000 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng cuối tháng Sáu là 6.694 tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 4.668 tỷ đồng, tăng 6,3%. Dù vậy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank giảm từ 0,64% hồi đầu năm xuống 0,61% vào cuối tháng 6/2022.
Đặc biệt, ngân hàng thiết lập kỷ lục mới về tỷ lệ bao phủ nợ xấu khi nâng từ 424% hồi đầu năm lên 506% vào cuối tháng Sáu. Cứ một đồng nợ xấu thì ngân hàng đã dự phòng tới 5 đồng. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành ngân hàng từ trước đến nay./.
TIN LIÊN QUAN
-
Tin ngân hàng ngày 26/7: Nợ xấu của ABBank gần 1.790 tỷ đồng, tăng 10,7%
-
Bất ngờ khối nợ ngoại bảng tiềm ẩn tại ngân hàng Techcombank cán mốc hơn 100.000 tỷ đồng
-
Loạt ngân hàng báo lãi vượt kế hoạch nửa đầu năm
-
TPBank: "Chi" nghìn tỷ mua lại trái phiếu trước hạn, "ôm" hơn 32.800 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
-
Nhiều ngân hàng báo lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2022
-
'Công ty con' của ngân hàng Agribank công bố kết quả kinh doanh ảm đạm
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Xem nhiều




