Tin ngân hàng tuần qua: Đề xuất xóa độc quyền sản xuất vàng miếng
NHNN hút gần 145.000 tỷ đồng sau 9 lần phát hành tín phiếu;Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt;Sẽ sửa đổi một số quy định về quản lý ngoại hối;MB thắng giải thưởng quốc tế về quản trị rủi ro…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật tuần qua.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất xóa độc quyền sản xuất vàng miếng
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Tại cuộc họp với các bộ, ngành, bàn giải pháp quản lý thị trường kim loại quý do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì, Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, trong số những giải pháp đồng bộ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, giải pháp "Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng" là quan trọng nhất để thay đổi cục diện thị trường vàng miếng sau 12 năm triển khai thực hiện.
Ông Hà cho rằng, không còn tình trạng bất ổn thị trường vàng như giai đoạn trước, tình trạng "vàng hóa" đã được hạn chế, biến động của giá vàng ít tác động đến tỷ giá chính thức, thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô trong nước.
Mặc dù giải pháp nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng là giải pháp quan trọng để kiểm soát chặt chẽ nguồn cung nhưng từ năm 2014 đến nay, NHNN chưa tổ chức đấu thầu bán vàng miếng tăng cung trên thị trường.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm, nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường hạn chế có thể là một trong những nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và quốc tế duy trì ở mức cao.
Ông Hà cho biết, NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, NHNN sẽ thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Việc xóa bỏ cơ chế nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng sẽ phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, tăng cung vàng miếng trên thị trường, giải quyết được vấn đề chênh lệch giá.
NHNN hút gần 145.000 tỷ đồng sau 9 lần phát hành tín phiếu
Ngày 22/3, NHNN đã hút thêm 14.700 tỷ đồng khỏi hệ thống thông qua công cụ tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày. Tổng cộng có 6 thành viên tham gia đấu thầu và tất cả đều trúng thầu. Lãi suất trúng thầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi nhà điều hành bắt đầu mở lại kênh tín phiếu, đạt 1,7%/năm.
Trong 9 phiên trước, NHNN đã hút gần 130.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu, với tốc độ trung bình 14.444 tỷ đồng/phiên và lãi suất 1,38%/năm. Như vậy, kể từ khi khởi động lại kênh tín phiếu, NHNN đã hút về tổng cộng 144.700 tỷ đồng thanh khoản và vẫn chưa có động thái bơm thêm. Phải đến đầu tháng 4, lô tín phiếu đầu tiên mới đáo hạn.
Tốc độ phát hành trung bình trong 8 phiên vừa qua ở mức 14.470 tỷ đồng/phiên, cao hơn đáng kể so với trung bình giai đoạn tháng 9 - 11/2023 là 10.300 tỷ đồng/phiên.
Dù NHNN đã hút về lượng lớn thanh khoản dư thừa, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại giảm sâu xuống thấp hơn cả mức ghi nhận trước khi kênh tín phiếu được khởi động trở lại. Theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm khoảng 90% giá trị giao dịch) đã giảm về còn 0,5% trong phiên 18/3 từ mức 0,79% ghi nhận vào cuối tuần trước và là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1.
Lãi suất các kỳ hạn chủ chốt khác cũng xuống thấp hơn mức ghi nhận trước phiên 11/3: kỳ hạn 1 tuần giảm từ 1% xuống 0,81%; kỳ hạn 2 tuần giảm từ 1,47% xuống 1,17%; kỳ hạn 1 tháng giảm từ 2,05% xuống 1,6%.
Tỷ giá đi lên trong bối cảnh chỉ số USD Index (DXY) vượt qua mốc 104, lên cao nhất kể từ đầu tháng 2/2024. Đồng bạc xanh mạnh lên sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ (SNB) bắt đầu hạ lãi suất, khiến USD trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt
Từ 1/7/2024, chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay.
Theo Quyết định 2345 của NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.
Thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet (Internet Banking, Mobile Banking).
Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu sinh trắc học lưu trong chip của căn cước công dân, tài khoản Vn-eID hoặc dữ liệu sinh trắc học - lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Công nghệ này được xem là hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất.
Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, thời gian áp dụng các quy định tại Quyết định này kể từ ngày 1/1/2025.
Sẽ sửa đổi một số quy định về quản lý ngoại hối
NHNN dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối
Việc sửa đổi tập trung nội liên quan đến khoản 3, điều 5 Thông tư 02/2021/TT-NHNN. Đó là quy định: Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định.
Mức tỷ giá được xác định dựa trên một số yếu tố cơ sở như: Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch; chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.
Theo NHNN, việc quy định chi tiết những vấn đề liên quan đến hoạt động điều hành và dễ thay đổi theo diễn biến thị trường (như quy định mang tính chính sách về tỷ giá kỳ hạn, cơ sở xác định mức trần tỷ giá kỳ hạn) tại Thông tư 02 có thể làm hạn chế khả năng phản ứng của NHNN trước biến động thị trường.
Chính vì vậy, nhằm duy trì sự linh hoạt, chủ động trong điều hành và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của thị trường, NHNNc đã thực hiện rà soát, sửa đổi khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-NHNN.
MB thắng giải thưởng quốc tế về quản trị rủi ro
MB vừa được Celent, Công ty Nghiên cứu và Tư vấn cho ngành công nghiệp dịch vụ tài chính toàn cầu, trao giải Model Risk Manager - Đơn vị quản trị rủi ro kiểu mẫu.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) thắng giải nhờ triển khai thành công công cụ tính toán dự kiến tổn thất tối đa (VaR) gần thời gian thực.
Trong buổi phỏng vấn giữa Celent và ngân hàng, Bà Phạm Thị Trung Hà - Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản trị rủi ro MB cho biết quản trị rủi ro luôn là nền tảng quan trọng hàng đầu. Vì vậy ngân hàng luôn tập trung triển khai các sáng kiến quản trị rủi ro thông minh, áp dụng các công cụ hiện đại vào các mảng như: thị trường, tín dụng, hoạt động..., từ đó nâng cao khả năng phân tích, dự báo và ra quyết định dựa trên mô hình và dữ liệu.
Chia sẻ thêm về sáng kiến được nhận giải thưởng của Celent, bà Phạm Thị Trung Hà cho biết sau khi nghiên cứu kỹ hệ thống phần mềm của đối tác Finastra, MB đã phát triển thành công công cụ tính toán dự kiến tổn thất tối đa (VaR) gần thời gian thực (near real time) để ngân hàng có thể tự tin trước các quyết định giao dịch, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Trả lời về kế hoạch phát triển trong tương lai mà quản trị rủi ro MB hướng đến, bà Hà nhấn mạnh trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cho tất cả các mảng quản trị rủi ro trọng yếu.
Trước đó, vào năm 2023, MB đã được Oracle trao tặng giải thưởng sáng tạo xuất sắc - Innovation Excellence Award dành cho tổ chức có sự đổi mới xuất sắc trong việc ứng dụng các nền tảng OFSAA vào quản trị nội bộ và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế (Basel II).
Model Risk Manager Award là giải thưởng thường niên của Celent nhằm vinh danh những tổ chức có sáng kiến công nghệ xuất sắc trong công tác quản trị rủi ro trên toàn cầu. Để thắng giải thưởng, doanh nghiệp phải chứng minh sáng kiến của mình đã được thực hiện thành công, có sự đột phá về đổi mới sáng tạo và công nghệ, mang lại lợi ích kinh doanh rõ ràng.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhóm cổ phiếu ngân hàng ở vùng định giá hấp dẫn trong năm 2024
-
Tin ngân hàng ngày 23/3: Lãi suất tiết kiệm xu hướng giảm vẫn áp đảo
-
Việt Nam nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới
-
Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng
-
Sau 17 năm BoJ tăng lãi suất từ mức -0,1% lên khoảng 0%
-
73 triệu cổ phiếu MBB đã 'về tay' Viettel và SCIC
Điểm tin ngân hàng tuần qua: NHNN tiếp tục hút ròng hơn 10 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở
AIA Việt Nam chi trả hơn 1.400 tỷ đồng cho khách hàng trong 9 tháng đầu năm; Đầu tháng tỷ giá nhích tăng; Giá vàng nhẫn đã giảm nhiệt, vàng SJC tăng nhẹ;...
Giá vàng trong tuần (7/10-13/10): Kết thúc tuần tăng giá
Giá vàng thế giới trong tuần (7/10-13/10) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá vàng tiếp đà lao dốc...
VPBank lọt Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
Giá trị thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) năm 2024 tăng gần 6% so với năm 2023, đạt 1,35 tỷ USD, đưa ngân hàng lọt Top 10 thương hiệu...
Giá vàng hôm nay (12/10): Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (12/10) tiếp đà tăng khi dữ liệu lạm phát của Mỹ tiếp tục củng cố triển vọng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay...
Điểm tin ngân hàng ngày 12/10: Kiều hối về TP HCM đạt gần 5,500 tỷ USD trong 9 tháng
Giá trị thương hiệu của VPBank đạt 1,35 tỷ USD; BIDV mở rộng thêm 6 điểm bán vàng viếng; SHB miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Giá vàng hôm nay (11/10): Thị trường thế giới bất ngờ tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (11/10) tăng mạnh khi thị trường đón nhận tin tức quan trọng về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.
Điểm tin ngân hàng ngày 11/10: VietinBank dự kiến lợi nhuận 2024 đạt 26.300 tỷ đồng
Thanh tra Tài chính kiến nghị thu hồi hơn 12,8 nghìn tỷ đồng; Ngân hàng Nhà nước thanh tra 2 tổ chức tín dụng và 4 công ty vàng; Bảo hiểm chi hơn 11.600 tỷ...
Lãi suất cho vay mua nhà tại loạt ngân hàng biến động ra sao?
Nhiều ngân hàng tung ra chính sách lãi suất cho vay mua nhà hấp dẫn với mức ưu đãi chỉ từ 3,99-8%/năm. Sau khoảng thời gian này, lãi suất sẽ thả nổi...
Vừa hết quý III, loạt ngân hàng lên lịch triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Quý IV/2024, loạt ngân hàng sẽ triệu tập đại hội cổ đông bất thường để thông qua nhiều vấn đề mới theo quy định của luật và bầu bổ sung nhân sự chủ chốt...
Giá vàng hôm nay (10/10): Đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (10/10) giảm khi đồng bạc xanh của Mỹ phục hồi và biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed được công bố cho thấy,...
Điểm tin ngân hàng ngày 10/10: "Big 4" đạt lợi nhuận trước thuế gần 120.000 tỷ đồng
Công khai lãi suất tiền gửi tại địa điểm giao dịch; Saigonbank triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024; Ông Bùi Xuân Dũng làm Phó tổng giám đốc VietABank;...
Giá vàng hôm nay (9/10): Thị trường thế giới quay đầu giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (9/10) giảm mạnh do hoạt động bán tháo khi thị trường nhận được thông tin về khả năng ngừng bắn giữa Hezbollah và Israel.
Điểm tin ngân hàng ngày 9/10: Agribank niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu mới
Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường; Techcombank giảm lãi suất tiết kiệm; PNJ bị xử phạt 1,34 tỷ đồng do vi phạm quy định về tiền tệ;...
Eximbank (EIB) triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: mã chứng khoán EIB) vừa công bố thông tin bất thường về Nghị quyết Hội đồng quản trị...
Nhóm doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất hấp dẫn
Sau thời gian "bất động", nhiều doanh nghiệp bất động sản gần đây phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 11 - 12,5%/năm, cao gấp đôi lãi suất trái phiếu nhóm ngân hàng...
Giá vàng hôm nay (8/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
Giá vàng hôm nay (8/10) giảm khi đồng bạc xanh của Mỹ phục hồi. Thị trường vàng đang cạn kiệt người mua, điều này có nghĩa là rủi ro giảm giá đang gia tăng.
Ngân hàng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức,...
Điểm tin ngân hàng ngày 8/10: Gần 16% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng; Giá USD ngân hàng vượt 25.000 đồng/USD; Novaland thanh toán 3 tỷ đồng tiền gốc của 2 lô trái phiếu đã quá hạn...
MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Lãnh đạo MB cho biết số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.