Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm; trong khi Indonesia tăng cường nhập khẩu năng lượng Mỹ để tránh thuế quan.

Giá dầu hôm nay trở lại sắc đỏ
Tính đến đầu giờ chiều nay 21/4 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 63,77 USD/thùng - giảm 1,41%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 67,04 USD/thùng - giảm 1,35%.
Tuần trước, cả chuẩn dầu thô Brent và WTI đều tăng khoảng 5%, xác lập tuần tăng giá đầu tiên trong 3 tuần gần đây.
Iran và Mỹ vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ 2 tại Italy. Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Iran, vòng đàm phán này đã đạt những hiệu quả nhất định và mang lại nhiều bước tiến quan trọng cho tiến trình đàm phán. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ đang làm gia tăng áp lực lên Iran, tiến triển trong các cuộc thảo luận về hạt nhân sẽ giúp dịu đi những lo ngại về việc giảm nguồn cung từ Trung Đông, qua đó khiến giá dầu thô giảm.
Theo Interfax, Bộ Kinh tế Nga mới đây đã hạ dự báo giá chuẩn Brent trung bình năm 2025 gần 17% so với mức giá dự kiến trước đó. Cụ thể, Brent sẽ ở mức trung bình 68 USD/thùng, giảm so với mức 81,7 USD/thùng mà họ đưa ra trong các dự báo vào tháng 9.
Trong kịch bản cơ sở về dự báo kinh tế năm 2025, Bộ Kinh tế Nga giữ nguyên dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Nga ở mức 2,5% và tăng dự báo lạm phát lên 7,6% từ mức 4,5% trước đó.
Ngân hàng trung ương Nga đã cảnh báo giá dầu vào đầu tháng 4 có thể thấp hơn dự báo trong nhiều năm do nhu cầu toàn cầu thấp hơn.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm
Ghi nhận vào đầu giờ chiều 19/4 (giờ Việt Nam), giá khí tự nhiên ở mức 3,189 USD/mmBTU, giảm 1,73% tại thời điểm khảo sát.
Liên minh Châu Âu đang xem xét những điều hãng tin Reuters gọi là điều chỉnh đối với quy định về khí thải metan của mình để kích thích nhập khẩu LNG nhiều hơn từ Mỹ. Theo các nguồn tin giấu tên, mục tiêu là cho phép áp dụng các tiêu chuẩn metan đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu của Mỹ sang Liên minh Châu Âu mà không làm suy yếu quy định chung.
Quy định về khí metan của EU được quốc hội Châu Âu thông qua vào năm ngoái và về cơ bản yêu cầu tất cả các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho khối này phải kèm theo hàng hóa của họ các tài liệu chứng nhận rằng khí thải metan liên quan đến việc sản xuất LNG đã được theo dõi, giám sát và quan trọng nhất là được giảm thiểu.
Trong khi đó, Trung Quốc đã không nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ kể từ đầu tháng 2, vì cuộc chiến thuế quan đã ảnh hưởng đến thương mại năng lượng và có thể gây ra hậu quả lâu dài cho các hợp đồng xuất khẩu LNG của Mỹ.
Lô hàng LNG cuối cùng đến Trung Quốc từ Mỹ là một tàu chở dầu từ Corpus Christi, cập cảng tại tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc vào ngày 6/2, theo dữ liệu từ Financial Times.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng thuế quan của Trung Quốc đối với hàng hóa của Mỹ, bao gồm các sản phẩm năng lượng và cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với khả năng các dự án xuất khẩu LNG mới của Mỹ thu hút các cam kết mua hàng neo đậu.
Indonesia tăng cường nhập khẩu năng lượng Mỹ để tránh thuế quan
Indonesia trở thành quốc gia mới nhất đồng ý tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Mỹ nhằm tránh thuế quan mà có thể làm tê liệt hàng xuất khẩu của mình.
Bộ trưởng kinh tế Airlangga Hartarto, cho biết với giới truyền thông rằng quốc gia này có kế hoạch tăng nhập khẩu từ Mỹ thêm 19 tỷ USD, bao gồm năng lượng và thực phẩm.
Đầu tuần trước, chính phủ Indonesia đã đưa ra kế hoạch tăng nhập khẩu năng lượng từ Mỹ lên 10 tỷ USD. Hiện tại, điều này đã được xác nhận là một phần của các cuộc đàm phán diễn ra tại Washington và sẽ giúp quốc gia châu Á này tránh được mức thuế quan 32% đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Indonesia nhập khẩu cả dầu và khí đốt từ Mỹ và sẽ phải giảm nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác để thực hiện cam kết tăng cường nhập khẩu từ nền kinh tế số 1 thế giới.
Được biết, Indonesia nhập khẩu khoảng 217.000 thùng khí dầu mỏ hóa lỏng mỗi ngày vào năm ngoái, trong đó có 124.000 thùng đến từ Mỹ. Qatar, UAE và Ả Rập Xê-út là những nhà cung cấp LPG nhỏ cho Indonesia.
Theo một nhóm nghiên cứu tại Indonesia, quốc gia này có thể phải giảm lượng LPG nhập khẩu từ Trung Đông từ 20-30% để thực hiện cam kết với Washington.
TIN LIÊN QUAN
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm thuế; Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng vượt trội… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 4/7.
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
Theo thông báo từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, kỳ điều hành ngày 3/7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, đưa giá xăng RON 95 xuống dưới...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/7/2025,...
Cuộc chiến chống hàng giả: Không thể thắng nếu thực thi vẫn lỏng lẻo
Dù hành lang pháp lý chống hàng giả, hàng nhái đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm yếu nằm ở khâu thực thi,...
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
Từ 0h00 ngày 1/7/2025, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức giảm đồng loạt theo thông báo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, nhờ hiệu lực của chính sách giảm 2%...
Giá dầu hôm nay 1/7 duy trì sắc đỏ
Giá dầu thô khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng giảm khi giới đầu tư dự đoán OPEC+ sẽ tiếp tục tăng nguồn cung vào tháng tới.
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
OPEC+ sẽ đưa ra quyết định về sản lượng dầu trong tháng 8 một cách linh hoạt tại cuộc họp sắp tới vào ngày 6/7, Nga xác nhận thông tin này, cũng như nhấn mạnh...
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Sáu, nhóm phân tích EBW Analytics Group cho biết giá khí đốt giao tháng 7 đã “lao dốc không phanh” trong tuần qua.
Giá dầu hôm nay 30/6 dự báo giảm nhẹ
Tuần vừa qua, giá dầu thế giới chứng kiến những phiên tăng, giảm trái chiều.
Giá dầu hôm nay 27/6 duy trì đà tăng nhẹ
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 11 lần.
Giá dầu hôm nay 26/6 nhích tăng nhẹ
Giá dầu thế giới sáng nay nhích tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Bô Y tế cảnh báo khẩn vụ phát hiện dầu ăn cho động vật được dùng cho người
Dầu chăn nuôi bị hô biến thành dầu ăn cho người, len lỏi vào bếp ăn, hàng quán, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hưng Yên.
VPI dự báo giá xăng vẫn duy trì đà tăng 2,8-3,2% trong kỳ điều hành ngày 26/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 26/6/2025, giá xăng bán lẻ có thể vẫn duy trì...
Giá dầu hôm nay 25/6 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm hạ nhiệt rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông.
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Giá dầu hôm nay 24/6 quay đầu giảm mạnh
Giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh sau khi Iran tấn công một căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar.
Những yếu tố nào chi phối thị trường dầu khí thế giới tuần qua?
Thị trường dầu mỏ toàn cầu lại một lần nữa xoay quanh nước Mỹ, khi cả yếu tố cung – cầu lẫn địa chính trị đều tạo nên bức tranh khó đoán.
Xem nhiều




