Trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là giảm thủ tục hành chính
Các chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2025 đều có chung cảm nhận rằng, đất nước đang có bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ vào cơ hội tháo gỡ những điểm nghẽn thể chế, trong đó tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá".
Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%” do báo Người Lao động tổ chức trực tiếp và trực tuyến ngày 13/3, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) cho biết, việc đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hướng tới tăng trưởng “hai con số” là điều cần thiết và là cơ hội của doanh nghiệp.

Tuy nhiên để đạt được điều đó, cộng đồng doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào những bước đột phá trong tháo gỡ điểm nghẽn. Theo ông Hòa chia sẻ, trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là mong muốn tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục hành chính, cần sự điều chỉnh về quy trình và cách thức thực hiện. Bởi hiện tại, khi có một vấn đề cần giải quyết, doanh nghiệp phải lấy ý kiến của nhiều sở, ngành, có khi lên đến hơn 10 đơn vị và phải chờ đợi phản hồi. Sau đó, hồ sơ tiếp tục được trình qua UBND TP HCM, lại phải lấy thêm ý kiến từ nhiều đơn vị khác. Mỗi khâu xử lý mất khoảng một tuần, thậm chí từ 10 - 15 ngày, khiến quy trình trở nên rườm rà và kéo dài.
Do đó, Chủ tịch HUBA kỳ vọng nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan. Cơ quan được giao chủ trì không nên chờ đợi đầy đủ ý kiến từ các sở, ngành để ra quyết định. Nếu đến thời hạn quy định mà vẫn chưa nhận được đủ ý kiến, cơ quan chủ trì cần được quyền ra quyết định dựa trên thông tin và phân tích sẵn có. Những điều chỉnh này không quá khó nhưng có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải quy định rõ ràng về thời gian xử lý cho tất cả các bên liên quan, qua đó nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Cơ hội tháo gỡ điểm nghẽn thể chế thuận lợi chưa từng có
Trao đổi về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch chia sẻ cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là một thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước.
Nhìn nhận mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc, để Việt Nam không mất đi cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới.
Do đó, TS. Trần Du Lịch cho rằng, việc tháo gỡ vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp là cấp thiết cần thực hiện để tạo động lực cho mục tiêu tăng trưởng “hai con số”. Vấn đề đặt ra là cần một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn.

Riêng đối với TP HCM, vị chuyên gia này cho rằng cần ưu tiên tháo gỡ các điểm nghẽn cho các dự án tồn đọng. Mục tiêu lớn nhất của năm nay là tăng trưởng 8%, bởi chỉ khi đạt được mức này, mới có thể bù đắp được sự suy giảm trong giai đoạn COVID-19, đồng thời tạo tiền đề cho giai đoạn tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để thực hiện được điều này, trước hết từng địa phương phải rà soát lại các vấn đề nội tại. Chính phủ cần mạnh dạn trong cơ chế phân cấp, phân quyền. Nếu chậm trong việc phân cấp, phân quyền thì địa phương sẽ không có đủ dư địa về chính sách để phát triển.
Cuối cùng, TS. Trần Du Lịch cho rằng việc sắp xếp lại bộ máy hành chính sẽ tạo ra sức bật rất lớn trong quản trị đất nước. Một bộ máy hành chính công tinh gọn, vận hành hiệu quả trên nền tảng số hóa sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong những năm tới.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, thời gian qua, có quá nhiều quy định khiến doanh nghiệp tốn kém chi phí tuân thủ, làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh. Đồng thời, ông cũng chung cảm nhận với TS. Trần Du Lịch về đây là thời điểm này thuận lợi để cải cách thể chế.
“Tổng Bí thư Tô Lâm đã lựa chọn xây dựng một bộ máy tinh gọn, chất lượng hơn. Điều này cho thấy con người chính là yếu tố quyết định chất lượng thể chế và hiệu quả thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế về phát triển do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, sẽ có một cuộc cải cách, tinh gọn về pháp luật, với kế hoạch xóa bỏ hàng chục luật không còn phù hợp hoặc gây cản trở cho phát triển", ông Cung nhìn nhận.
Nhấn mạnh tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá", TS. Nguyễn Đình Cung khẳng định đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.
TIN LIÊN QUAN
VinFast đầu tư 190 triệu USD xây ‘đại bản doanh’ xe điện công suất 50.000 xe/năm tại Indonesia
Tổng số vốn lên tới 190 triệu USD sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, tỉnh Tây Java – dự án chiến lược...
Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn trị giá hơn 2,2 tỷ USD tái mời thầu
Thị trường năng lượng Việt Nam vừa chứng kiến một diễn biến đáng chú ý khi Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) chính thức tái mời thầu dự án Nhà máy...
DRC báo lãi quý thấp nhất trong 10 năm qua
Theo báo cáo tài chính quý I của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC), lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 9,47 tỷ đồng, giảm gần 81% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong 10 năm qua của doanh nghiệp này.
Địa ốc First Real (FIR) phục hồi ngoạn mục: Quý II báo lãi gần 19 tỷ, dư nợ giảm mạnh
Quý II/2025 đánh dấu sự phục hồi rõ nét của First Real khi công ty báo lãi sau thuế gần 19 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với mức lỗ cùng kỳ năm 2024.
Angkor Milk – quân bài chiến lược giúp Vinamilk (VNM) bứt tốc tại thị trường quốc tế
Chỉ sau một thập kỷ, Angkor Milk – công ty con của Vinamilk – đã vươn lên nắm giữ hơn 30% thị phần sữa tại Campuchia, từ mức khởi đầu chỉ 6%.
REE tăng trưởng quý I ấn tượng nhờ thủy điện, kỳ vọng lớn vào điện mặt trời thả nổi
Động lực tăng trưởng chủ yếu của REE trong quý đầu năm đến từ mảng thủy điện nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi, cùng với đó, công ty tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là mảng điện mặt trời thả nổi.
Thép Việt Úc huy động hơn 1.498 tỷ đồng đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Thái gần 1.800 tỷ đồng
Sau khi được chấp thuận là nhà đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Thái, công ty Cổ phần Thép Việt Úc đang triển khai kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án có tổng vốn đầu tư 1.798,3 tỷ đồng, trong đó 300 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu, còn lại 1.498,3 tỷ đồng được huy động và vay.
Vietcombank tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường ngoại hối với danh hiệu “Best FXall Taker” năm 2024
Năm 2024, cùng với những diễn biến khó lường trên thị trường tài chính quốc tế, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến nhiều biến động phức tạp và thử thách. Trong bối cảnh...
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%
Tập đoàn Bảo Việt vừa công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2025 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng...
Tham gia siêu dự án gần 6.000 tỷ, đón tin vui loạt KCN: Kinh Bắc đặt tham vọng doanh thu 10.000 tỷ năm 2025
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.200 tỷ đồng trong năm nay....
Dự án BT tại “đất vàng” được gỡ vướng, cổ phiếu CII tăng tốc trở lại: Ông lớn hạ tầng đặt mục tiêu 2025...
Thông tin tháo gỡ pháp lý cho dự án BT nghìn tỷ tại Thủ Thiêm giúp cổ phiếu CII bật tăng trở lại. Ông lớn hạ tầng lên kế hoạch phát triển mạnh mẽ...
Công ty điện 2.000 tỷ của ông Phạm Nhật Vượng 'hút' 35 triệu cổ phiếu VIC, sắp triển khai hàng loạt dự án nghìn tỷ
Với mục tiêu củng cố nguồn lực tài chính và đẩy mạnh chiến lược năng lượng tái tạo, VinEnergo vừa nhận chuyển nhượng 35 triệu cổ phiếu VIC từ ông Phạm Nhật Vượng...
ĐHĐCĐ FECON (FCN): Tham vọng vươn tầm với doanh thu 5.000 tỷ đồng năm 2025
Ngày 28/4, Công ty CP FECON (mã chứng khoán: FCN) tổ chức thành công Đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp...
Chạm mốc lợi nhuận 1.177 tỷ đồng trong quý I, Vincom Retail (VRE) lên kế hoạch lãi kỷ lục gần 10.000 tỷ năm 2025
Vincom Retail vừa công bố kết quả tài chính quý I/2025 với những tín hiệu tích cực, bất chấp sự giảm sút trong mảng bất động sản.
"Ông lớn" bán vàng PNJ lên kế hoạch 2025 đầy thận trọng, dự kiến chia cổ tức tiền mặt 20%
Trước diễn biến bất lợi từ thị trường vàng, PNJ bước vào năm 2025 với chiến lược thận trọng và dự kiến chia cổ tức tiền mặt 20% và duy trì ổn định lợi nhuận.
Sắp IPO sau 8 năm “ngủ đông”, liệu chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam Highlands Coffee có giữ vững định giá 800 triệu USD?
Highlands Coffee – “gã khổng lồ” ngành cà phê Việt – đang tăng tốc trở lại đường đua IPO sau thời gian dài trì hoãn, với khát vọng bứt phá thị trường nội địa...
IDICO Ninh Bình lập kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Khu công nghiệp hơn 400 ha
Sau khi được cấp nhận đầu tư, mới đây công ty Cổ phần IDICO Ninh Bình đang lên kết hoạch bồi thường GPMB khu công nghiệp hơn 400ha....
TP.HCM "thăng hạng" hạ tầng số nhờ cú hích từ trung tâm dữ liệu nghìn tỷ của Viettel
Sự kiện khởi công trung tâm dữ liệu 140 MW của Viettel tại Củ Chi (TP.HCM) vào ngày 23/4 không chỉ là dấu mốc quan trọng của tập đoàn mà còn mang đến kỳ vọng...
PSI hướng đến trở thành công ty chứng khoán hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng
Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Tại sự kiện, ban lãnh đạo PSI đã chia sẻ chiến lược...
Xem nhiều




